DPM : Cháy nhà mới ra mặt chuột

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi perharps, 28/08/2008.

4806 người đang online, trong đó có 446 thành viên. 22:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 527 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. perharps

    perharps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Đã được thích:
    0
    DPM : Cháy nhà mới ra mặt chuột

    Đạm Phú Mỹ chưa rẻ như đã hứa
    Đạm Phú Mỹ chưa rẻ như đã hứa
    Giá của DPM hiện nay 9.500 đ/kg trong khi đạm Hà Bắc là 9.000 đồng/kg đến tay nông dân, Trung Quốc nhập tiểu ngạch là hơn 8.300 đồng/kg.

    Ông Nguyễn Đình Hạc Thúy- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã chính thức kiến nghị Bộ Tài chính tổ chức đoàn kiểm tra về giá bán sản phẩm của Đạm Phú Mỹ.



    Chính sách bán đạm Phú Mỹ (DPM) thống nhất một giá trên toàn hệ thống cửa hàng đại lý treo biển hiệu DPM trong phạm vi cả nước với mức giá thấp hơn mức giá thị trường từ 10-15% được chính chủ tịch HĐQT TCty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Nguyễn Xuân Thắng phát đi trong một thông cáo chính thức hồi đầu tháng 8.



    Ông Thắng nhấn mạnh thêm, với giá nhập khẩu bình quân từ 700-800 USD/tấn cao hơn nhiều so với sản xuất trong nước nhưng DMP vẫn quyết tâm triển khai chính sách một giá vì mục tiêu bình ổn thị trường, kiềm chế tăng giá.



    Tuy nhiên trên thực tế, giá của DPM hiện nay lại được bán với giá 9.500 đ/kg.



    Đại diện của DPM khẳng định, mức giá phân urea của DPM thấp hơn 35% so với mức giá 15.500 đồng/kg đang giao dịch trên thị trường thế giới nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam.



    Tuy nhiên, hiện giá gốc của đạm Hà Bắc là 8.400 đồng/kg đến tay nông dân khoảng 9.000 đồng/kg và của Trung Quốc nhập tiểu ngạch là hơn 8.300 đồng/kg. Như vậy mục tiêu đề ra thấp hơn giá thị trường của DPM là chưa thực hiện được.



    Đó là chưa kể, theo Hiệp hội phân bón Việt Nam, bản thân người nông dân không được thụ hưởng lợi ích của chính sách giá bán của DPM vì chính sự "độc quyền của hệ thống đại lý phân phối các cấp". Lợi nhuận chảy vào túi của khâu trung gian thì lớn còn người nông dân vẫn phải mua với giá 10.000 đồng/kg.



    Được biết, hiện nay, DPM còn tồn kho hơn 20.000 tấn DAP. Thời điểm nhập khẩu giá là 25.000 đồng/kg, nhưng đến nay giá dầu xuống thấp, muốn bán với giá 18.000 đồng/ kg cũng khó. Khoản lỗ mấy trăm tỷ là có thể nhìn thấy trước.



    Còn DPM lại ?ocắt nghĩa? cho mức giá của mình theo cách: "Đạm Phú Mỹ là thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường nên hàng Trung Quốc luôn dựa vào giá bán của DPM để định giá.



    Thông thường urea TQ được định giá thấp hơn từ 300 - 500 đ/kg, cá biệt có thời điểm thấp hơn tới 700 - 800 đ/kg. Có nghĩa nếu DPM nâng giá bán thì hàng TQ cũng nâng theo và khi DPM giảm giá bán thì urea TQ cũng giảm theo. Nếu DPM bán giá quá thấp thì hàng TQ sẽ không vào nữa. Nhiều khi DPM nâng giá lên là nhằm khuyến khích hàng TQ vào Việt Nam để đảm bảo thị trường không thiếu hụt".



    Như vậy nếu DPM bán giá thấp hơn giá urea Trung Quốc, Hà Bắc tại các vùng miền thì chắc chắn các DN trong nước sẽ bỏ ngỏ thị trường nội địa. Tất yếu vào thời vụ chăm bón chính khoảng tháng 10-11 thì miền Nam sẽ thiếu phân urea trầm trọng, lúc đó giá urea sẽ không thể khống chế được vì DPM chỉ mới cung cấp được khoảng 35% thị trường. (trả lời từ đại diện của DPM- PV).



    Tuy nhiên, từ góc nhìn của Hiệp hội phân bón, ông Nguyễn Đình Hạc Thúy nhấn mạnh: thời điểm hiện nay đã hết các vụ ở cả ĐBSCL và Bắc Bộ nên mức giá cao mà Đạm Phú Mỹ đưa ra là không hợp lý.



    Theo nhận định của nhiều chuyên gia, căn cứ vào cách tính tương quan giữa giá khí và giá đạm, giá thành của DPM hiện chỉ vào khoảng 4.000 đồng/kg nên giá bán khoảng 5.000 đồng/kg là hài hòa cả lợi nhuận cho DN và góp phần vào kiềm chế giá cả trên thị trường, hỗ trợ người nông dân.



    Còn về lập luận nâng giá để góp phần hút hàng từ Trung Quốc về đảm bảo thị trường là chưa thỏa đáng vì theo Hiệp hội. Đó không phải là phần trách nhiệm mà DPM phải gánh vác mà đó là trách nhiệm chung.



    Điển hình, ngay chính vụ hè thu vừa rồi, DPM nâng giá bán phân urea từ 7.000 đồng/kg lên 8.000 đồng/kg đã góp phần khiến cho phân từ TQ và phân Hà Bắc qua miền Trung vào phía Nam với giá cao.



    Với mức giá bán hiện nay của DPM thay vì tạo nên diễn biến tích cực lại có thể khiến thị trường vào cuộc tăng giá mới.



    Lo ngại này là có cơ sở khi mà đại diện của cả Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và Hiệp hội Phân bón Việt Nam đều cùng quan điểm, hiện nay không thể đưa ra mức bán một giá trên toàn quốc như DPM đã tuyên bố.



    Nếu được thông qua, kiến nghị về việc Bộ Tài chính kiểm tra về giá tại DPM của Hiệp hội Phân bón Việt Nam sẽ được triển khai ngay sau cuộc họp phân bón toàn quốc tại TPHCM vào ngày 10/9 tới đây.


    Theo Hương Lưu
    DDDN
  2. policeViet

    policeViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Đã được thích:
    0
    .





    Được biết, hiện nay, DPM còn tồn kho hơn 20.000 tấn DAP. Thời điểm nhập khẩu giá là 25.000 đồng/kg, nhưng đến nay giá dầu xuống thấp, muốn bán với giá 18.000 đồng/ kg cũng khó. Khoản lỗ mấy trăm tỷ là có thể nhìn thấy trước.





    Những thằng NK khi tỷ giá $ còn cao nên giờ lãnh đủ.Nhưng về lâu dài thì DPM vẫn là 1 CP tốt

Chia sẻ trang này