DPM: dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 600 tỷ đồng so kế hoạch năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakanana, 23/12/2008.

2823 người đang online, trong đó có 201 thành viên. 00:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 456 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. kakanana

    kakanana Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    105
    DPM: dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 600 tỷ đồng so kế hoạch năm

    hông tin từ Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (mã: DPM), DPM dự kiến kết quả kinh doanh trong năm 2008 tiếp tục tăng mạnh với mức doanh số dự kiến đạt 170% (7.515 tỷ đồng) so với kế hoạch (4.405 tỷ đồng).

    Tỷ suất lợi nhuận trên vốn dự kiến đạt trên 40%.

    Trong 9 tháng đầu năm 2008, DPM công bố đạt 4.349 tỷ đồng doanh thu, bằng 99% kế hoạch, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2007.

    Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2008 đạt 1.583 tỷ đồng, đạt 133% kế hoạch, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái.
  2. kakanana

    kakanana Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    105
    Giá phân bón trong nước vẫn đứng ở mức cao

    Mon, Dec 15 2008

    DĐDN

    Giá phân bón trên thế giới đã giảm hơn 50% nhưng giá phân bón trong nước vẫn chỉ giảm nhỏ giọt. Các doanh nghiệp cho rằng vì nhập giá cao nên không thể giảm giá.

    Theo ước tính của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhu cầu phân bón cho mùa vụ đông xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chỉ dao động từ 700.000 tấn- 800.000 tấn. Lượng phân bón nhập khẩu hiện tồn kho gần 1 triệu tấn. Bên cạnh đó, phân bón do các công ty trong nước sản xuất cũng tồn kho với số lượng 1 triệu tấn. Tuy nhiên, dù ?ocung? đang vượt ?ocầu?, nhưng giá phân bón trong nước vẫn cao ngất ngưởng, bất chấp giá phân bón trên thế giới đang giảm mạnh.



    Cách đây 3 tháng, giá thế giới của phân urê là 850 USD/tấn, nay giảm chỉ còn 200 USD/tấn; phân DAP từ 1.100 USD - 1.200 USD/tấn, giảm còn 500 USD/tấn; phân SA từ 440 USD/tấn giảm còn 145 USD/tấn. Tương tự, giá các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón cũng giảm đáng kể như lưu huỳnh từ 1.000 USD/tấn giảm còn 50 USD/tấn. Như vậy, giá bán phân urê nhập ngoại hiện chỉ còn khoảng 3.500 đồng/kg; phân DAP, kali khoảng 8.500 đồng/kg. Tuy nhiên, giá phân bón trong nước mới chỉ giảm nhỏ giọt và còn cách biệt nhiều so với giá thế giới. Chẳng hạn, giá phân DAP từ 10.000 đồng - 13.000 đồng/kg, urê 5.300 đồng/kg, kali 10.000 đồng/kg. Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực này, các mặt hàng phân NPK hiện chỉ mới giảm giá khoảng 20% dù giá nguyên liệu giảm đến 60%.

    Mặc dù hiện nay giá phân bón nhiều loại hiện đã giảm nhẹ, nhưng so với đầu năm 2008, giá vẫn cao hơn 40-50%. Với mức giá hiện nay, nhiều nhà nông cho biết không còn lãi bao nhiêu.

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Lượng phân bón nhập khẩu trong tháng 10 tăng 31% về lượng so với tháng trước, nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tăng vọt từ 368 tấn lên 36.000 tấn. Theo đó, Việt Nam đã nhập trên 174 nghìn tấn phân bón các loại, đạt kim ngạch 108,8 triệu USD, tăng 31% về lượng và tăng 35,53% về trị giá so với tháng trước.So với tháng 10/2007, mặc dù giảm 53% về lượng nhưng lại tăng 2% về trị giá. Trong tháng 10/2008, cả nước có tất cả 106 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phân bón. Trong đó dẫn đầu top các doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu cao là Cty TNHH 1 thành viên Hồng Ngọc với 2,1 triệu USD; Công ty TNHH Thương mại Ngọc Thành với 1,3 triệu USD; Công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp Thương mại Việt Trung với 1,1 triệu USD.... Tính đến hết tháng 10/2008, tổng lượng nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,8 triệu tấn, với trị giá 1,4 triệu USD, tuy giảm 6% về lượng song lại tăng 88% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

    Thụy Du tổng hợp
  3. kakanana

    kakanana Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    105
    - Tuy mới đi vào hoạt động nhưng sản phẩm phân đạm Phú Mỹ đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, góp phần bình ổn phân bón của đất nước. Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho Nhà máy ổn định được thể hiện thông qua việc ký kết các Hợp đồng cung cấp nguyên liệu với Tổng Công ty TNHH Chế biến và kinh kinh doanh các sản phẩm khí (PVGAS) từ đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất của công ty được liên tục.
    - Về mặt địa lý: thị trường chủ yếu là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Công ty hiện tại đã chiếm lĩnh 50% thị phần của khu vực này. Về lâu dài, công ty tiếp tục phát triển thị trường ra miền Bắc và kể cả xuất khẩu ra nước ngoài.
  4. luathoinay

    luathoinay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2008
    Đã được thích:
    1
    Hèn gì nông dân như em chết với ruộng lúa là đúng rùi. Thời WTO nhưng giá Việt Nam. Vợ đẹp và mẹ già cùng 1 đàn con thơ đang chờ bạn em chăm sóc.
  5. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Hôm nay cty em có chú bán mịa nó roài, tiếc thía...
  6. kakanana

    kakanana Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    105
    PVF đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu PVD và 2 triệu DPM
    (CafeF) - Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, từ 26/11/2008 đến ngày 24/01/2009 đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu PVD và 2 triệu DPM.

    Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (mã: PVF) thông báo mua cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí ?" Công ty cổ phần (mã: DPM) và Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (mã: PVD).

    Từ ngày 26/11/2008 đến ngày 24/01/2009, PVF đăng ký mua 2.000.000 cổ phiếu DPM và 2.000.000 cổ phiếu PVD.

    Mục đích thực hiện giao dịch nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

    Sau khi mua xong PVF sẽ nắm giữ 8.235.790 cổ phần DPM (2,17%) và 10.410.563 cổ phần PVD (7,8% vốn).

    Trước đó, PVF cũng đã đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu PVS từ 11/11/2008 đến 11/12/2008.

    Ông Đoàn Minh Mẫn hiện là Phó Tổng Giám đốc của PVF, đồng thời là Ủy viên Hội đồng Quản trị DPM.

    Ông Nguyễn Xuân Sơn, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty PVF đồng thời là Uỷ viên Hội đồng Quản trị của PVD.
  7. cuong_neu80

    cuong_neu80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Lãi tương đương 1 triệu tấn lúa (chưa tính thất thoát và tham nhũng)

    Sản lượng lúa cả nước một năm là 30 triệu tấn

    Bảo sao nông dân nghèo là phải
  8. luathoinay

    luathoinay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2008
    Đã được thích:
    1
    Nghèo đâu mà nghèo mà là đói mới đúng. Em tiết kiệm chơi chứng nên ăn cơm 1 ngày 1 buổi ah. Còn lại là uống nước.
  9. kakanana

    kakanana Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    105
    DPM chiếm trên 50% thị trường phân bón, có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Một trong những bluechip sàn Hose.
  10. ilovevni

    ilovevni Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/12/2008
    Đã được thích:
    0

    DPM vẫn là món ăn khoái khẩu của Tây (Đạm là cái gì mà thích ăn thế?). Không cần phải PR nhiều, hôm nay nó xuống thì mai nó lại lên. Cầm em này không cần phải cóng.

Chia sẻ trang này