Dự báo lợi nhuận ngân hàng giảm rất nhiều trong quí IV/2008 - đầu 2009

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuperBigBet, 22/11/2008.

2504 người đang online, trong đó có 160 thành viên. 06:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 325 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. SuperBigBet

    SuperBigBet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Dự báo lợi nhuận ngân hàng giảm rất nhiều trong quí IV/2008 - đầu 2009

    Với việc hạ lãi suất cơ bản, trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ phải tiếp tục giảm. Dự báo lợi nhuận của nhiều ngân hàng (NH) sẽ giảm rất nhiều trong quí IV/2008 và 6 tháng đầu năm 2009 do các nguyên nhân.

    Tháng 12 tới, theo các nhà kinh tế thế giới, suy thoái kinh tế và sức ép giảm phát sẽ buộc ngân hàng trung ương (NHTƯ) nhiều nước phải tiếp tục hạ lãi suất (LS), trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (phiên họp ngày 16.12), NH Trung ương Châu Âu, NHTƯ Anh (họp ngày 4.12). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cũng đã hành động khá nhanh chóng, ngay trong ngày 20.11 đã thực hiện điều chỉnh giảm LS cơ bản (LSCB) bằng đồng VN từ 12%/năm xuống 11%/năm và giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc thêm 2%.

    LS giảm, dư nợ vẫn khó tăng

    Hai tuần nay, gần như mọi dự đoán đều cho là NHNN sẽ giảm tiếp LSCB ngay trong những ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 đã âm nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình không được cải thiện trong tháng 11. Các hoạt động kinh tế tiếp tục sụt giảm, nhu cầu thấp. Tiền đang đọng trong hệ thống NH khó "bơm" ra nền kinh tế qua con đường tín dụng v.v... Giảm LSCB là một trong những biện pháp cần thiết để thúc đẩy nhu cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.

    Trong 3 tháng 8,9,10, nhiều NHTM vẫn đề nghị NHNN giữ nguyên mức LSCB 14%/năm cho đến hết năm 2008 để các NHTM tự điều chỉnh hạ lãi suất kinh doanh trên năng lực tài chính và cân đối cung-cầu vốn của thị trường. Tuy nhiên, đến nay tình hình đã khác, các NHTM cho rằng giảm LSCB là tất yếu, cần thiết. Trong tháng 11, mặc dù LS cho vay của tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm về đến mức thấp (cho một số đối tượng vay) phổ biến từ 15,2%-16%/năm nhưng dư nợ cho vay ở nhiều NH vẫn sụt giảm.

    Lãnh đạo một chi nhánh NH Đầu tư & Phát triển cho biết, nhiềuDN hiện đầu ra rất khó khăn, cầu hàng hóa - dịch vụ rất yếu. Dư nợ của NH giảm, vì DN đang ế hàng, không dám vay vì không có tiền trả nợ. Nhiều ý kiến từ phía NHTM dự đoán, dù LSCB hạ, kéo theo các mức LS kinh doanh tiếp tục giảm nữa, nhưng dư nợ chung toàn ngành cũng vẫn tăng thấp, NH vẫn khó tiếp cận khách hàng tốt. Vietcombank vừa công bố dự kiến chỉ tiêu tăng dư nợ năm 2008 so cuối năm 2007 chỉ ở mức 15%/năm (chỉ bằng 1/2 hạn mức tăng của ngành NH).

    NH vẫn khó

    Với việc LSCB hạ, trần LS cho vay của các NHTM sẽ phải tiếp tục giảm LS cho vay. Dự báo lợi nhuận của nhiều NH sẽ giảm rất nhiều trong quí IV/2008 và 6 tháng đầu năm 2009 do các nguyên nhân: Nợ xấu gia tăng đột biến nên phải trích lập dự phòng rủi ro, làm tăng chi phí; đọng vốn không cho vay ra được do nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái; những NHTM huy động vốn với LS cao thời gian 10 tháng đầu năm, nay vì cạnh tranh giành khách hàng tốt, phải hạ LS cho vay xuống. LS cho vay giảm nhanh hơn LS tiền gửi.

    Những khoản vốn đã huy động với LS cao trước đây, NH không thể ép khách hàng chấp nhận hạ LS tiền gửi xuống thấp hơn được, khoản chênh lệch này rất lớn; NH không còn điều kiện để kiếm lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ và cho vay trên thị trường liên NH để thu lãi cao như bối cảnh 6 tháng đầu năm 2008 (có thời điểm thị trường ngoại hối và thị trường liên NH lên "cơn sốt", LS liên NH lên đến 30%/năm, tỉ giá VND/USD trên thị trường tự do lên đến 19.200đ/USD)...

    Thông tin về việc LSCB hạ cũng không có tác động nhiều đến xu hướng của TTCK Việt Nam, bởi nhiều nhà đầu tư (NĐT) không còn đánh giá cao hiệu quả của LSCB đối với thị trường nữa. Kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng nội địa chậm lại, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có thể giảm sút, tình trạng khó khăn, thua lỗ của nhiều DN; NĐT nước ngoài tiếp tục bán ròng; thuế thu nhập CK sẽ áp dụng năm 2009... mới là những vấn đề các NĐT đặc biệt quan tâm trong bối cảnh hiện nay.

    Dự đoán vài ngày trước về mức cắt giảm LS của NHNN, có chuyên gia nói: "Thận trọng thì giảm 1%, quyết liệt thì 2%". Tuy nhiên, do vừa liên tục 2 lần giảm trong thời gian ngắn gần đây, NHNN đã đưa ra một quyết định thận trọng, dung hòa lợi ích của cả nền kinh tế và NHTM với mức hạ 1%. Như vậy trần LS cho vay VND của các TCTD sẽ về mức 16,5%/năm. Mức này là tương đối phù hợp với mặt bằng LS kinh doanh trên thị trường tiền tệ hiện nay.

    Vẫn có dự đoán cho là đến cuối năm 2008, NHNN còn điều chỉnh giảm tiếp LSCB, mức giảm khả năng là từ 11% về 10%/năm.(Nguồn: LĐ, 21/11)
  2. SuperBigBet

    SuperBigBet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Đã được thích:
    0
    nghe giang hồ đồn ANZ sắp bán STB
  3. SuperBigBet

    SuperBigBet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì Ngân hàng vỡ mõm hết à

    Kinh tế chuẩn bị cho kịch bản xấu trong năm 2009

    Kinh tế thế giới diễn biến theo chiều hướng xấu hơn, khiến xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm và các nguồn vốn đầu tư có khả năng vơi đi. Thủ tướng *************** chỉ đạo, cần kích cầu trong nước và nền kinh tế nỗ lực để tránh suy giảm trong năm 2009.


    Phát biểu tại Hội nghị ngành kế hoạch và đầu tư sáng nay tại Hà Nội, Thủ tướng *************** cho hay, kinh tế thế giới năm 2009 được dự báo khó khăn hơn năm nay, và ít khả năng phục hồi như dự báo trước đây. Ông trích dẫn báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 6/11 cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2008 vào khoảng 3,7%, nhưng sang năm 2009 có khả năng còn 2,2%. Trong đó, Mỹ, Nhật và các nước châu Âu đều tăng trưởng âm. Riêng khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc vẫn duy trì được tăng trưởng, dù có giảm sút so với năm nay.

    Theo Thủ tướng, hiện Việt Nam đã là một bộ phận của kinh tế thế giới, nên khi bên ngoài có biến động, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu tác động đầu tiên. "Xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm sẽ rất khó khăn, như với dệt may, đồ gỗ, cao su", Thủ tướng nói. Trong khi đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm còn một nửa so với thời gian trước, nên dù Việt Nam có duy trì lượng dầu xuất khẩu tương đương năm nay, ngoại tệ thu về cũng giảm đến 50%. Dự báo giá trị xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam không bằng một nửa so với năm nay. Khách du lịch vào Việt Nam liên tiếp đi xuống trong 2 năm qua, và dự báo giảm tiếp trong năm tới.

    Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 60 tỷ USD. Nhưng theo Thủ tướng, nguồn vốn đăng ký năm tới có khả năng chậm lại, và các dự án FDI đang triển khai cũng có nguy cơ bị ngừng nếu chủ đầu tư nước ngoài có khó khăn.
    Xuất khẩu của Việt Nam dự báo suy giảm mạnh trong năm 2009, các nguồn vốn đầu tư cũng bị ảnh hưởng.

    Mặt khác, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) và kiều hối cũng sụt giảm. "Xu hướng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn gián tiếp vẫn là nhiều hơn, trong khi bà con ta làm ăn ở nước ngoài nếu khó khăn cũng ít gửi được tiền về nước hơn trước", ông nhận định. Năm 2008 dự kiến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam vẫn đạt khoảng 8 tỷ USD, nhưng dự báo năm sau có thể giảm một nửa. Trong khi đó, việc vay vốn nước ngoài cũng khó hơn, do kinh tế các nước cũng khó khăn.

    Đánh giá về kinh tế năm 2008, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng, các cân đối vĩ mô như ngân sách nhà nước, tiền tệ tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế tương đối ổn định. Dự trữ ngoại tệ tăng lên, nhập siêu giảm dần. Hiện tình hình thị trường và giá cả đang dần ổn định trở lại. Một điểm đáng chú ý trong năm nay là thu nhập bình quân đầu người cả năm theo tính toán sơ bộ của Tổng cục thống kê (GSO) vào khoảng 1.030 USD, vượt xa kế hoạch của năm là 960 USD. Với mức thu nhập bình quân này (chưa bao gồm tốc độ trượt giá của đồng đôla), Việt Nam ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, và bước sang nhóm có thu nhập trung bình.

    Thủ tướng *************** cho biết, các nền kinh tế lớn có thể đưa ra các gói kích thích kinh tế nhằm chặn đà suy giảm, nhưng Việt Nam khó lòng thực hiện. Vì thế, ưu tiên của Chính phủ là cân đối vĩ mô, giữ ổn định kinh tế và tránh suy giảm. Theo ông, kinh tế Việt Nam vẫn có thuận lợi trong năm 2009, nhờ vào sự ổn định về chính trị, thị trường nội địa rộng lớn với trên 80 triệu dân và Đông Nam Á nhìn chung vẫn duy trì được đà tăng trưởng mạnh hơn các khu vực khác. Mặt khác, trong năm 2009, năng lực sản xuất của Việt Nam có thể tăng lên, nhờ có thêm trên 3.000 MW điện đưa vào sản xuất, thêm 15 nhà máy ximăng mới và nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng đi vào hoạt động.

    Theo người đứng đầu Chính phủ, nhiệm vụ của Việt Nam trong năm 2009 vẫn là kiềm chế lạm phát. "Không thể chủ quan khi giá cả bước đầu được kiềm chế, vì những nguyên nhân gây lạm phát, như cơ cấu kinh tế, chính sách tiền tệ, tài khóa cần thời gian để hoàn thiện", ông nhấn mạnh. Các giải pháp chính nhằm giữ cho nền kinh tế khỏi nguy cơ suy giảm, trong khi vẫn đảm bảo kiềm chế lạm phát gồm thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tại thị trường trong nước, đầu tư cho các dự án có hiệu quả, cùng lúc với việc áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp, và đảm bảo an sinh xã hội. Theo ông, các biện pháp này sẽ phải thực hiện quyết liệt từ 2 tháng cuối năm nay, nếu không sẽ thêm khó khăn cho năm 2009.

    Do kinh tế thế giới suy giảm, Việt Nam khó tránh được nguy cơ bị suy giảm theo. Vì vậy, theo Thủ tướng, tăng trưởng cần được duy trì ổn định ở mức hợp lý, với năm 2009 dự kiến là 6,5%. "Trong điều kiện khó khăn, mục tiêu tăng trưởng này vẫn có thể thực hiện, vì Việt Nam có thị trường nội địa lớn", ông nói.

    Theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng hơn thời gian trước, và hiện đã đưa lãi suất về gần với mức trước khi có khủng hoảng tài chính thế giới. Các ngân hàng được tạo thuận lợi để hoạt động có hiệu quả, đảm bảo thanh khoản. Việc này sẽ tạo điều kiện cho nhà băng khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Cùng với đó, các chính sách tài khóa cũng được áp dụng, như xem xét miễn giảm thuế cho doanh nghiệp để duy trì sản xuất.

    Song song với các chính sách tiền tệ và tài khóa, người đứng đầu Chính phủ cho biết tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu. "Chính phủ sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ doanh nghiệp, bằng vốn, thuế, thủ tục và mở rộng thị trường", người đứng đầu Chính phủ cam kết. Cùng với đó là chính sách kích cầu trong nước. Thủ tướng *************** cho biết, các dự án có hiệu quả vẫn được khuyến khích đầu tư, và các thành phần kinh tế đều được khuyến khích tham gia, chứ không chỉ đầu tư từ ngân sách.

    Người đứng đầu Chính phủ cho biết, trong đầu tháng 1 tới, Chính phủ sẽ đưa ra bảo hiểm thất nghiệp, để đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện kinh tế có khó khăn. Ngân hàng Phát triển Việt Nam dự kiến cũng đứng ra bảo lãnh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Trao đổi với báo giới bên lề hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, trong ít ngày tới Bộ sẽ trình Chính phủ các giải pháp cụ thể để thúc đẩy đầu tư trong nước, trong đó ưu tiên các dự án có hiệu quả.


    Được superbigbet sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 22/11/2008
  4. SuperBigBet

    SuperBigBet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng Võ Hồng Phúc: ''Cả thế giới dự báo kém''

    Nội dung trao đổi với VnExpress.net bên hành lang Quốc hội sáng nay cho thấy sự cập nhật và thay đổi đáng kể trong quan điểm, cách đánh giá của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tới tình hình kinh tế Việt Nam.


    Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc. Ảnh: Hoàng Hà.
    Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc. Ảnh: Hoàng Hà.
    - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hôm qua tiết lộ thông tin có thể điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm nay và năm sau. Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về kế hoạch và dự báo, ông có thể cho biết rõ hơn về điều này?

    - Tại cuộc họp kéo dài cả ngày 1/11, Chính phủ đã bàn rất kỹ về chỉ tiêu tăng trưởng của 2008 và 2009. Tình hình kinh tế thế giới đang rất khó khăn, và sẽ tác động tới một số lĩnh vực của Việt Nam như xuất khẩu, thu hút đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp. Thị trường tài chính cũng bị ảnh hưởng nhất định.

    Khả năng năm nay chúng ta vẫn có thể tăng trưởng 6,5-7% như đã báo cáo Quốc hội. Con số cụ thể thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 6,7%. Hiện chưa đủ điều kiện để nói rằng nền kinh tế đã giảm phát. Song có những biểu hiện kinh tế tăng chậm lại và mầm mống của sự suy giảm. Vì vậy Chính phủ đang trình Quốc hội cho điều chỉnh lại. Trước đây mục tiêu tổng quát là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội. Nay chúng ta bỏ chữ ưu tiên vì lạm phát bước đầu đã được kiểm soát, và đổi thành tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý bền vững. Cuối ý này có thêm cụm từ ngăn ngừa suy giảm. Nhất thiết phải có thêm biện pháp ngăn ngừa suy giảm. Mục tiêu an sinh xã hội cũng điều chỉnh lại so với lần trình Quốc hội trước đây.

    Chính phủ cũng xem xét lại khả năng tăng trưởng kinh tế trong 2009. Trước đây, Chính phủ trình 3 phương án, phương án một khoảng 7%. Phương án hai, nếu tốt hơn sẽ vào khoảng 7,5%. Phương án ba, nếu xấu đi khoảng 6,5%. Sau khi phân tích tình hình, thấy kinh tế thế giới ngày càng xấu đi, và khả năng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ thấp hơn nhiều năm 2008, Chính phủ trình phương án tăng trưởng 6,5% cho năm tới.

    - Như vậy đã có những thay đổi đáng kể trong việc đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đối với Việt Nam?

    - Đã có sự thay đổi. Trước đây chúng ta đánh giá lạm phát là yếu tố hàng đầu, tác động lớn tới nền kinh tế trong 2008 và cả 2009. Giờ đây, khả năng giảm phát của nền kinh tế thế giới sẽ tác động tới Việt Nam. Do vậy phải điều chỉnh lại. Lạm phát không còn là nhiệm vụ ưu tiên, mà chúng ta chỉ tiếp tục kiềm chế để đảm bảo lạm phát không trở lại. Nhưng phải chú ý đặc biệt tới vấn đề phòng ngừa khả năng giảm phát của nền kinh tế.

    - Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cơ quan tham mưu của Chính phủ đã dự báo kém nên có phần bị động?

    - Không thể nói bị động và cũng đừng nên quy trách nhiệm ai cả. Cả thế giới dự báo kém. Năm 2008 là năm khó lường, mọi sự kiện kinh tế đều khó lường. Các nhà kinh tế giỏi nhất của World Bank, ADB hay IMF và ngay cả ông Alan Greenspan, phù thủy nền kinh tế Mỹ, cũng nói rằng tất cả mọi việc đều rất bất ngờ và không thể dự báo nổi.

    - Cách đây một vài tuần Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đánh giá là cuộc khủng hoảng tài chính tác động không nhiều tới Việt Nam. Nay tại sao lại có những thay đổi trong cách đánh giá để dẫn tới việc điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng?

    - Trước đây cuộc khủng hoảng mới dừng ở lĩnh vực tài chính, và ít ảnh hưởng tới Việt Nam. Nhưng bây giờ đã lan rộng thành khủng hoảng kinh tế. Một khi kinh tế toàn cầu suy giảm, những thị trường xuất khẩu lớn của chúng ta như Mỹ, Nhật Bản, EU và một số khu vực có nguy cơ bị thu hẹp. Thu hút đầu tư, cả gián tiếp và trực tiếp của chúng ta cũng vì thế mà giảm. Cho nên chúng ta phải có sự điều chỉnh phù hợp và thích ứng với tình hình. Chúng tôi cho rằng tình hình kinh tế còn diễn biến phức tạp, cần thường xuyên theo dõi để có những đối sách phù hợp.

    Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: "Điều chỉnh chính sách thuế một cách linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp".

    "Giải pháp quan trọng nhất vẫn là điều hành lãi suất và tỷ giá. Lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện sản xuất kinh doanh tốt hơn. Bên cạnh đó là các giải pháp tài chính. Phải điều hành chính sách thuế một cách linh hoạt để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Làm sao cho cân đối cung cầu hàng hóa, kiểm soát lạm phát, kiểm soát nhập khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nước nhưng phải trong phạm vi phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

    Có thể xem xét giãn thuế cho doanh nghiệp. Với những trường hợp quá khó khăn, Chính phủ đang xem xét trình Quốc hội có thể giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính phủ đã đề nghị Quốc hội được điều hành một cách linh hoạt. Nếu như tác động lớn quá, mạnh quá mức giảm phải lớn. Nếu tác động vừa phải thì mức giảm vừa phải. Thời gian giảm thuế cũng cần được cân nhắc một cách phù hợp".
    - Chính phủ dự kiến đưa ra những biện pháp nào để ngăn ngừa suy giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu?

    - Phải kích thích sản xuất trong nước, hướng vào nội nhu cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trước đây chúng ta chú trọng nhiều tới hoạt động xuất khẩu. Nhưng bây giờ cạnh xuất khẩu, phải chú ý nội nhu, kích thích tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời tìm mọi biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Ngay từ hôm qua, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tiếp tục hạ lãi suất cơ bản, tạo điều kiện cho các ngân hàng hạ lãi suất huy động, lãi suất cho vay.

    Trong trường hợp khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng lớn, sẽ tính tới chuyện trình Quốc hội cho giảm hoặc miễn thuế ở một số lĩnh vực.

    - Trong bối cảnh khó khăn như vậy, chính sách tài khóa sẽ thay đổi như thế nào?

    - Chúng ta sẽ thực hiện chính sách tài khóa tốt hơn, đặc biệt là chi tiêu ngân sách nhà nước, kể cả ở khu vực tự lực. Chi đầu tư vốn đầu tư cũng sẽ giảm đi cùng với sự suy giảm của ngân sách, do nguồn thu giảm. Sẽ cắt giảm toàn bộ, kể cả những khoản hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc mảng kinh doanh. Chẳng hạn hỗ trợ Tổng công ty Dầu khí sẽ giảm đi vì nguồn thu từ dầu thô giảm. Dự tính chi ngân sách và chi đầu tư sẽ giảm khoảng 6.000 tỷ đồng.

    Đối với doanh nghiệp Nhà nước đang làm một số công trình hạ tầng phục vụ an sinh xã hội, phục vụ đời sống của người dân như Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, vẫn phải hỗ trợ để làm cảng biển, cải tạo nâng cấp hệ thống đường sắt. Nhưng chi đầu tư cho các công trình này sẽ được bù đắp từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

    Sẽ chú ý hơn nữa tới giải ngân, làm sao giải ngân nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ tốt hơn. Có như vậy mới tạo dựng cơ sở hạ tầng, vừa tạo công ăn việc làm đồng thời tiêu thụ một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt thép, xi măng, đá cát sỏi, qua đó kích cầu nội nhu.

    - Ông có nói đầu tư nước ngoài của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu. Vậy cụ thể những nguy cơ nào có thể xảy đến với thu hút cũng như giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài?

    - Hiện nay các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều, vì họ vẫn tin tưởng vào tương lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế Việt Nam. Họ cho rằng tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và trong thời gian nhanh chóng có thể khắc phục được.

    Khó khăn trước mắt có thể là giải ngân của năm 2009. Đang có xu hướng một số công ty mẹ ở chính quốc yêu cầu các công ty đầu tư sang ta phải giảm đầu tư để rút vốn về, tháo gỡ khó khăn cho đại bản doanh của họ.

Chia sẻ trang này