Dự báo nhiều khó khăn năm 2009

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi longhost, 02/01/2009.

2047 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 03:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 514 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. longhost

    longhost Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Dự báo nhiều khó khăn năm 2009

    Dự báo nhiều khó khăn năm 2009



    Hầu hết các ý kiến trong buổi Tổng kết ngành Công thương hôm qua đều bày tỏ sự lo ngại về kịch bản xấu của nền kinh tế thế giới trong năm 2009. Các báo cáo tham luận của đại biểu các cụm từ: "khó khăn", "thách thức" hay "kịch bản xấu"... xuất hiện với tần xuất dày đặc.

    Dù được coi là đơn vị đầu tàu trong lĩnh vực kinh tế với doanh thu năm 2008 đạt trên 280 nghìn tỷ đồng, song lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) cũng bày tỏ sự lo ngại về những khó khăn mà các doanh nghiệp VN phải đối mặt trong năm 2009. Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVN - Đinh La Thăng cho hay việc giá dầu thế giới giảm mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Tập đoàn đã chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng với sự biến động của giá dầu, đồng thời có đối sách ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra trong năm 2009.

    ông Thăng, thời gian qua, sự phối hợp giữa các "anh cả" còn lỏng lẻo. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tập đoàn với các bộ, ngành, địa phương cũng hời hợt. Vì thế, có những việc doanh nghiệp có thể tự giải quyết nếu ngồi lại được với nhau, nhưng cuối cùng vẫn phải đẩy lên tận Chính phủ. "Tôi mong rằng, trong năm 2009, sự phối hợp giữa các tập đoàn, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước sẽ chặn chẽ hơn", ông Đinh La Thăng nói.

    Tại hội nghị, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cũng bày tỏ lo lắng về những khó khăn mà ngành điện sẽ phải gặp trong năm 2009. Tổng giám đốc EVN - Phạm Lê Thanh cho hay, sản lượng điện sản xuất năm 2008 tăng 10,8% và sản lượng điện thương phẩm tăng 12,8% so với năm 2007, trong đó điện dùng cho công nghiệp và xây dựng tăng 14,8%.

    Những tháng đầu năm 2008, do thời tiết trong nước không thuận lợi, lưu lượng nước về các hồ thủy điện thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nên sản xuất, kinh doanh và phân phối điện gặp nhiều khó khăn. Trong quý 3, dù lượng nước về các hồ tăng dần song hệ thống điện được bổ sung các nhà máy điện Cà Mau 1, Nhơn Trạch 1, Cà Mau 2, Tuyên Quang, A Vương... chưa hoạt động chưa ổn định nên hay bị sự cố. Hệ thống điện thường bị thiếu hụt công suất, nhất là vào thời gian cao điểm. Chính vì vậy tình hình thiếu điện đã xảy ra ngay cả khi mùa khô đã kết thúc.

    Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh thừa nhận dù bị "mang tiếng nhiều" vì chuyện cắt điện, nhiều dự án chậm tiến độ do thiếu vốn song 2008 cũng là năm ngành điện đạt được những kết quả đáng kể trong công tác tiết kiệm điện, sử dụng có hiệu quả mạng lưới. "Năm 2009, chúng tôi sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của mình để hàng nghìn cán bộ công nhân viên của chúng tôi không bị oan ức vì tiếng xấu", ông Thanh nói. Theo ông, hiện nay, hệ thống điện đã bắt đầu có dự phòng nên khả năng thiếu hụt điện lưới trong năm 2009 có khả năng ít căng thẳng hơn so với năm 2008.

    Kế hoạch đặt ra cho EVN năm 2009 là tập trung đầu tư bảo đảm đúng tiến độ đưa vào huy động thêm 4.082 MW công suất các nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả, Hải Phòng, Ô Môn, Quảng Ninh, nhà máy điện lọc dầu Dung Quất; các nhà máy thủy điện: Cửa Đạt, Sông Côn, Sê San 4, An Khê-KaNak và các nhà máy thủy điện nhỏ. Trong đó, lượng điện mua ngoài dự kiến khoảng 25,8 tỷ kWh, tăng 24,5% so với năm 2008; trong đó có khoảng 10 tỷ KWh của các nhà máy điện Cà Mau 1 & 2, Nhơn Trạch 1 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; 2,4 tỷ KWh của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để bảo đảm điện cung cấp tốt hơn năm 2008.

    Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng nhìn nhận thực tế rằng kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cực kỳ khó khăn nên năm 2009 sẽ là năm phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận nhiều tin xấu. Năm 2009, ngành công thương đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 13% so với 2008. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng mục tiêu này không dễ đạt được nếu không có sự nỗ lực của tất cả các bộ ngành, doanh nghiệp ngay từ bây giờ.

    Ông Hoàng cho hay do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong năm tới. Điều này ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng, các nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để nhập khẩu hàng hóa. Nhiều hàng rào phi thuế và các biện pháp bảo hộ đã được các nước dựng lên sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, sản phẩm gỗ?.

    Trong bối cảnh đó, hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hóa cùng chủng loại của các nước châu Á như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, điện tử. Như vậy, những thuận lợi về giá như gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, khoáng sản... năm 2008 nhìn chung sẽ không còn.

    Do đó, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đối diện với những khó khăn sẽ xảy ra.

    Dù đánh giá cao vai trò của ngành công thương trong việc duy trì ổn định kinh tế 2008 song Thủ tướng *************** cho rằng những yếu kém trong công tác dự báo cần phải được khắc phục nhằm làm tốt hơn nữa công tác điều hành chỉ tiêu xuất khẩu. Bộ Công Thương cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2009 tăng khoảng 13% và nhập siêu được kiểm soát ở mức bằng hoặc thấp hơn năm 2008. Thủ tướng cho biết lãi suất vừa qua đã được điều chỉnh giảm theo mức giảm giá cả. Nhưng sắp tới sẽ tiếp tục kéo lãi suất xuống khoảng 8% một năm - đúng bằng mức mà nhiều doanh nghiệp mong đợi - nhằm kích thích sản xuất.

    Tham dự Hội nghị, Thủ tướng *************** nhận định năm 2009 tình hình kinh tế rất khó khăn, xu hướng FDI giảm, xuất khẩu gặp khó khăn, lượng kiều hối về không nhiều và du lịch cũng đã giảm rất mạnh... Do vậy, Bộ Công thương phải định hướng và có biện pháp giúp doanh nghiệp khai thác tốt thị trường trong nước. Khi người Việt Nam ưa chuộng hàng Việt Nam thì chắc chắn sản phẩm ngoại sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường nội địa.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương phải đi sâu vào từng lĩnh vực, xem vướng mắc cụ thể để tháo gỡ. Tập trung sửa cơ chế để khắc phục hiện tượng nhiều thủ tục nhỏ đang gây trì trệ cả cái lớn. Đồng thời tìm ra những khúc mắc cơ chế còn sót khiến doanh nghiệp không thể làm đúng, nếu làm đúng không thể hiệu quả, bởi tất cả sự bất cập này cuối cùng người dân và xã hội phải gánh hậu quả.

    Hồng Anh
  2. redheart2008

    redheart2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Đã được thích:
    0
    em đồ rằng nửa đầu năm 2009 sẽ còn khó khăn hơn nửa cuối 2008.
  3. vinhhay

    vinhhay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Cứ nhìn chứng thì biết 6 tháng tới kinh tế thế nào rồi...nhưng vẫn chưa thấy ông lớn nào phá sản thì vẫn chưa lo...
  4. dh202c

    dh202c Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Quá nhiều mới đúng.
  5. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    439
    chim nợn kêu vừa thôi không chết đói cả lũ
  6. chinhphucID1

    chinhphucID1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/12/2008
    Đã được thích:
    1
    Quả nà rất nhiều khó khăn!

Chia sẻ trang này