Đục nước thả câu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kulogtran, 25/03/2008.

3583 người đang online, trong đó có 365 thành viên. 17:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 449 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. kulogtran

    kulogtran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Đã được thích:
    4
    Đục nước thả câu

    Liên tiếp những tuần qua, VN-Index bị mất điểm cho dù có đôi phiên giao dịch cầm cự. Tuy nhiên, việc cầm cự này cũng không thể duy trì được lâu khi lượng cổ phiếu repo, cầm cố liên tục xả hàng. Điều đáng chú ý là chính các tổ chức là người bán ra nhiều nhất. Họ có ý đồ gì?

    Thị trường cầm cự

    Nhận thấy hiện tượng xả cổ phiếu trên hai sàn, UBCK đã có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện giao dịch thỏa thuận các cổ phiếu giải chấp. Động thái này đã đưa đến tâm lý ổn định trở lại khi phiên giao dịch ngay hôm sau (19/3) đã có lúc tăng điểm trở lại. Tuy nhiên, công văn trên chỉ mang tính kêu gọi chứ không mang tính bắt buộc. Do đó, càng về cuối phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ, khối lượng bán ra càng lớn dẫn đến thị trường tiếp tục mất điểm. Điều đáng chú ý, việc bán ra này lại đến từ những cổ phiếu đang giải chấp từ hoạt động repo, cầm cố cổ phiếu của các ngân hàng. Một khối lượng lớn cổ phiếu này đặt lệnh bán giá sàn khi cầu của thị trường còn yếu đã làm mờ nhạt việc tăng điểm của VN-Index. Càng gần về cuối phiên khớp lệnh liên tục, khối lượng bán ra ở mức giá sàn càng lớn. Động thái này là có chủ ý. Khi thị trường vào phiên khớp lệnh định kỳ thì tạo ra một làn sóng tâm lý bán ra của các nhà đầu tư bằng lệnh ATC vì dư bán từ giá sàn đang cao, để bán được thì các nhà đầu tư cá nhân đành phải ra lệnh ATC. Cổ phiếu bán ra nhiều làm tác động đến tâm lý mua vào của thị trường. Việc bán ra những cổ phiếu giải chấp này không phải chỉ vì mục đích thu hồi vốn vay mà thực tế là đang lợi dụng nhược điểm của giao dịch khớp lệnh định kỳ để đánh vào tâm lý thị trường.



    Đâu là động cơ?

    Chúng ta biết rằng, vào thời điểm khớp lệnh định kỳ, một lệnh giới hạn và lệnh ATO, ATC đều khớp ở mức giá thị trường nhưng chỉ có điều, lệnh ATO và ATC được ưu tiên thực hiện trước. Chính vì vậy, vào những phiên khớp lệnh này, thị trường thường chứng kiến một khối lượng lớn được bán ra ở mức giá sàn. Nếu người bán chủ ý muốn bán thì họ sẽ đưa ra bán với lệnh ATO và ATC. Thế nhưng, những cổ phiếu giải chấp lại tỏ ra không muốn bán mà các tổ chức bán chỉ lợi dụng những cổ phiếu này để tiếp tục kìm thị trường. Động cơ nào cho hành vi đó?

    Việc giải chấp những cổ phiếu thực hiện repo, cầm cố là hoạt động bình thường của các tổ chức cho vay trong hoạt động kinh doanh. Họ tiến hành bán ra để thu hồi vốn nhằm đáp ứng những nhu cầu vốn cho các hoạt động khác cũng như giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, hành động này trở thành điều không bình thường ở chỗ động cơ của họ là tiếp tục kìm thị trường để giá cổ phiếu trên thị trường ngày một trở nên rẻ hơn. Và hoạt động đầu tư và hoạt động tự doanh chứng khoán sẽ có hiệu quả hơn sau này. Nhưng cũng phải đặt ngược vấn đề rằng, thị trường càng bị giảm sâu, niềm tin của các nhà đầu tư trên thị trường càng sụt giảm, một khả năng tăng trưởng trở lại của thị trường càng trở nên mong manh. Vậy thì việc mua lại "cổ phiếu giá rẻ" liệu rằng có còn hiệu quả không?

    Suy cho cùng, khi TTCK đang mất dần niềm tin thì mục đích trên sẽ khó tìm kiếm được lợi nhuận. Trong khi Chính phủ đã có nhiều động thái bình ổn thị trường, thậm chí một thành viên chính phủ cũng đã đưa ra nhận định về giá cổ phiếu hiện nay thích hợp cho việc mua vào, thì động cơ trên cần được nhìn nhận lại từ chính những người cố tình thực hiện và cần có sự quan tâm sát sao của cơ quan giám sát thị trường.


    (Theo Đầu Tư Chứng Khoán)

Chia sẻ trang này