Đừng để trái phiếu thành... trái đắng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thantien, 27/08/2010.

7534 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 15:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 283 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. thantien

    thantien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Hiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN) đang gần như trở thành phong trào, khi cả DN niêm yết, ngân hàng lẫn các tập đoàn lớn đều đã và đang nhắm đến kênh huy động vốn này. Và nếu như các ngân hàng, công ty niêm yết tập trung phát hành trái phiếu trên thị trường nội địa thì các “ông lớn” tập đoàn lại hướng đến thị trường trái phiếu quốc tế.
    Theo Bộ Tài chính, hiện có ít nhất 3 tập đoàn lớn là Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), Tập đoàn Điện lực VN (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) đang tiến hành các bước để phát hành trái phiếu DN ra thị trường quốc tế. Tại cuộc họp giao ban đầu năm, đại diện PVN cho biết tập đoàn này đang có kế hoạch phát hành từ 500 triệu USD đến 1 tỉ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế trong năm nay cho một số dự án được phê duyệt. EVN cũng đã được chấp thuận về chủ trương phát hành 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế để bổ sung vốn đối ứng, triển khai các dự án điện. TKV đang trong quá trình chuẩn bị phát hành 500 triệu USD trái phiếu quốc tế cho các dự án công nghiệp nặng thuộc lĩnh vực khai khoáng và năng lượng. Các chuyên gia cho rằng vấn đề phát hành trái phiếu quốc tế hiện không vướng rào cản về thủ tục vì thị trường đã được khai thông. Tuy nhiên, khả năng trả nợ vẫn là vấn đề phải bàn.
    Cuối năm 2005, lần đầu tiên Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ đứng ra phát hành 750 triệu USD trái phiếu VN ra nước ngoài và toàn bộ khoản này sau đó đã cho Vinashin vay lại dưới dạng nợ được Chính phủ bảo lãnh. Năm sau, Vinashin lại tự đứng ra vay tiếp 600 triệu USD vốn ngoại, qua sự thu xếp của một số ngân hàng nước ngoài. Năm nay, trước khi phải tái cấu trúc, Vinashin cũng đã có kế hoạch phát hành 400 tỉ đồng trái phiếu ra nước ngoài. Vậy mà tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Vinashin tại thời điểm tái cấu trúc đã lên đến 11 lần, trong đó có nhiều dự án đầu tư bằng 100% vốn vay!
    Không phủ nhận nhu cầu phát hành trái phiếu đang gia tăng và là một giải pháp hữu hiệu trong thời điểm hiện nay bởi đây là nguồn vốn có kỳ hạn khá ổn định. Nhưng bài học từ Vinashin cho thấy việc cân đối, sử dụng vốn vay trái phiếu một cách hiệu quả vẫn chưa cũ. DN phải “liệu cơm gắp mắm”, cân đối nguồn vốn huy động trái phiếu với vốn tự có và khả năng trả nợ cho các dự án. Chính phủ cũng cần kiên quyết nói “không” với việc bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các tập đoàn. Nếu không, trái phiếu dễ trở thành trái đắng!

Chia sẻ trang này