Đúng không các bác?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi choilalai, 22/06/2007.

3199 người đang online, trong đó có 303 thành viên. 09:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 364 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. choilalai

    choilalai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đúng không các bác?

    Mời các bác cho ý kiến

    http://www20.24h.com.vn/news.php/161/152409

    Báo Sankei (của Nhật Bản) ngày 19/06 đã nhận định thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất trong số các thị trường đang nổi như Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Aghentina.

    Theo báo Sankei, đại diện hơn 200 công ty Nhật Bản vừa qua đã có một cuộc thảo luận về sức hấp dẫn của các thị trường chứng khoán của các nước trên. Trong đó, TTCK Việt Nam được quan tâm nhiều nhất bởi sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và tính an toàn của TTCK.

    Sự tin tưởng của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với thị trường Việt Nam ngày càng được củng cố bởi tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2006 đạt khoảng 10 tỷ USD, một con số rất lớn so với tổng GDP, khoảng gần 60 tỷ USD của Việt Nam.

    Thêm vào đó, TTCK Việt Nam đang được cho là có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam đang ở giai đoạn nước rút, giá nhiều loại chứng khoán được cho là ở mức hợp lý. Và đây là thời điểm mà các tổ chức đầu tư nước ngoài lớn thông thường bắt đầu tính đến chuyện vào một thị trường.

    Không chỉ thu hút được sự quan tâm từ Nhật, nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng còn đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư Mỹ. Nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư Mỹ, Đài truyền hình CNN mỗi ngày phát lại nhiều lần, mỗi lần 30 giây video clip với đầu đề ?oVN: Một chân trời mới" (Vietnam: a new horizon), trong đó nêu bật những thành tựu của công cuộc đổi mới ở VN trong hơn 20 năm qua trên tất cả lĩnh vực. Các tập đoàn tài chính nước này đang thúc đẩy việc hợp tác với các đối tác trong nước với một mục tiêu không gì khác đó là đẩy mạnh đầu tư vào một thị trường đầy tiềm năng - Việt Nam.

    Bên cạnh đó, báo chí trong nước cũng đang đề cập tới dự báo của các chuyên gia về ?olàn sóng? đầu tư từ Trung Quốc tràn vào TTCK Việt Nam. Theo đó, không chỉ có các nhà đầu tư Nhật Bản mà các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang tìm cách chuyển vốn sang Việt Nam. Lý do được đưa ra là giá chứng khoán trên thị trường nước này đang tăng nóng trở lại. Do mức giá cổ phiếu đã tăng cao nên việc đầu tư chứng khoán tại Trung Quốc đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, và rất có thể các nhà đầu tư sẽ tìm cách chuyển vốn sang VN.

    Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam ngày 19/6 vừa qua, ông Peter Woo, Chủ tịch Cục Xúc tiến thương mại Hồng Kông cũng cho biết, doanh nghiệp Hồng Kông mong muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực sản xuất đồ điện tử, may mặc, chứng khoán và dịch vụ tại Việt Nam.

    Với các thông tin trên có thể thấy, các nhà đầu tư nước ngoài thấy rõ cơ hội và đang đẩy mạnh đầu tư vào TTCK Việt Nam.

    Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng này, các nhà đầu tư trong nước lại đang bán ra một số lượng lớn cổ phiếu khiến giá cổ phiếu và đi theo đó là chỉ số VN-Index liên tục giảm sút.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6, đa số cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM giảm giá phiên thứ 2 liên tiếp. Chỉ số VN-Index giảm mạnh 10,85 điểm (tương đương giảm 1,04%) xuống chỉ còn 1.034,43 điểm. Như vậy, chỉ số chứng khoán đại diện cho sàn chứng khoán tập trung của Việt Nam đã giảm 136,24 điểm so với hồi giữa tháng 3, tương đương mức giảm là 11,64%.



    Biến động chỉ số VN-Index tính từ ngày 12/3 - thời điểm chỉ số này lên đỉnh cao nhất 1.170,67 điểm.

    Theo một đơn vị cung cấp thông tin chứng khoán Atpvietnam.com, các nhà đầu tư trong nước đang bán ra một lượng lớn cổ phiếu mình đang nắm giữ để lấy tiền thanh toán đợt đấu giá Tập đoàn Bảo Việt vừa qua, cũng như chuẩn bị tiền cho các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu quy mô lớn sắp tới. Họ hy vọng có thể mua được các cổ phiếu này với mức giá hấp dẫn hơn. Một ý kiến khác thì cho rằng, nhiều nhà đầu tư phải bán cổ phiếu ra để thanh toán nợ ngân hàng - một kết quả của Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước (sắp có hiệu lực) quy định cầm cố chứng khoán không quá 3% dư nợ của ngân hàng thương mại.

    Trong khi đó, khối các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam tiếp tục duy trì lượng mua vào ở mức cao. Tính từ đầu tháng 6 tới ngày 20, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào trung bình gần 1,2 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh, trong khi chỉ bán ra hơn 800.000 đơn vị/phiên.

    Giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư nước ngoài trong 5 phiên giao dịch gần nhất

    Tháng/

    Ngày
    Khối lượng mua (Khớp lệnh)
    Khối lượng bán (Khớp lệnh)
    Giá trị mua

    khớp lệnh

    (VND 1.000)
    Giá trị

    bán khớp lệnh (VND 1.000)

    06/15
    1,491,840
    750,740
    209,102,155
    132,880,275

    06/18
    1,346,880
    1,390,820
    205,478,570
    212,035,993

    06/19
    1,439,700
    788,680
    196,748,420
    120,857,482

    06/20
    1,368,120
    947,000
    191,558,960
    127,986,775

    06/21
    838,160
    776,940
    108,496,440
    104,953,175


    6,484,700
    4,654,180
    911,384,545
    698,713,700

Chia sẻ trang này