Dùng ngân sách bù chênh lệch lãi suất có hợp lý?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinagolf8, 20/01/2009.

7217 người đang online, trong đó có 822 thành viên. 16:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 452 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. vinagolf8

    vinagolf8 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Dùng ngân sách bù chênh lệch lãi suất có hợp lý?

    Dùng ngân sách bù chênh lệch lãi suất có hợp lý? 17/01/2009 08:45 (GMT + 7)
    (TuanVietNam) - Việc hạ thấp lãi suất vay vốn để DN duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh là cần thiết, nhưng thực hiện mục đích này qua phương thức dùng tiền ngân sách bù chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng và lãi suất DN cần vay vốn có phải là hợp lý?
    >> 17.000 tỷ đồng kích cầu dành cho mọi thành phần kinh tế

    Trong phương án kích cầu Chính phủ đã có quyết định dùng một phần lớn số tiền 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn cho một số các doanh nghiệp với mục đích ?oduy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm?.

    Hỗ trợ DN là lựa chọn của tất cả các nước trong khủng hoảng. Ảnh: photobucket

    Việc hạ thấp lãi suất vay vốn để doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh là cần thiết, nhưng thực hiện mục đích này qua phương thức dùng tiền ngân sách bù chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng và lãi suất doanh nghiệp cần vay vốn có phải là giải pháp hợp lý hay không?

    Bàn về kích cầu

    Thể trạng kinh tế Việt Nam và kích cầu với tam nông
    Kích cầu không chỉ là "chôn tiền xuống đất"
    Gói kích cầu: Đừng để "nước chảy chỗ trũng"
    Kích cầu kiểu TQ-bài học về cách làm bài bản, quyết liệt
    1 tỷ USD kích cầu: Rót trúng mới hữu dụng
    Biến "nguy" thành "cơ": Kích cầu đi liền với cải cách
    Ở các nước khác, việc hạ lãi suất doanh nghiệp vay vốn được thực hiện qua chính sách tiền tệ, ít thấy có nước nào áp dụng phương thức nhà nước bù chênh lệch lãi suất.

    Từ Mỹ đến Nhật Bản và châu Âu, để hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, ngân hàng trung ương (NHTW) hạ lãi suất chiết khẩu và lãi suất tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại (NHTM), tạo điều kiện cho NHTM cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp. Nếu NHTM cần huy động vốn để cho vay thì có thể chiết khấu các hợp đồng cho vay với NHTW hoặc trực tiếp vay vốn từ NHTW.

    Đặc điểm của NHTW là một định chế tài chính ?ocông quyền? được luật pháp ủy thác quyền phát hành tiền tệ, tín dụng, mà không phải đi huy động vốn từ trong nhân dân hay vay vốn tư bất cứ nguồn nào. NHTW có quyền phát hành tiền nên không phải trả lãi suất để huy động vốn.

    Trường hợp cuả Mỹ lãi suất NHTW cấp vốn cho NHTM được hạ xuống còn 0% đến 0,25%. Bên Nhật lãi suất NHTW chiết khấu và tái cấp vốn cho NHTM được hạ xuống còn 0,30%. Dựa trên lãi suất được NHTW cấp vốn từ 0% đến 0,30%, NHTM có thể cho doanh nghiệp vay từ 3-4% mà không cần phải có sự can thiệp của chính phủ hay hỗ trợ từ ngân sách.

    Điều tiết mức lãi suất ngân hàng là phạm vi trách nhiệm của chính sách tiền tệ, không phải là phạm vi can thiệp của chính phủ qua chính sách tài khóa.

    Điều phối lãi suất, dung lượng và lưu lượng tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định, và đồng thời kiềm chế không để xảy ra lạm phát hay thiểu phát là trách nhiệm của chính sách tiền tệ mà cơ quan quản lí là NHTW.

    Chính phủ chỉ có chức năng quản lý tài chính công do Quốc hội chuẩn y, không có quyền phát hành tiền. Ảnh: saga.vn
    Quyền phát hành tiền tệ được luật pháp ủy thác cho NHTW, và Việt Nam ta gọi là ?oNgân hàng Nhà nước?. Về cơ sở luật pháp thì Nhà nước không có ngân hàng, cho nên gọi Ngân hàng Trung ương là ?oNgân hàng Nhà nước? là nguồn gốc của sự lẫn lộn về phạm vi quyền lực.

    Nhà nước do Chính phủ quản lí không có ngân hàng, không có quyền phát hành tiền tệ mà chỉ được quyền quản lí tài chính công qua ngân sách được Quốc Hội chuẩn y.

    Do vậy việc hạ lãi suất cho vay là phạm vi quyền lực của NHTW, định chế tài chính có quyền phát hành tiền tệ, tín dụng; có quyền cấp vốn cho hệ thống NHTM với lãi suất phù hợp với nhu cầu điều tiết khối tiền tệ cần thiết để đảm bảo kinh tế phát triển ổn định bền vững, không để cho nền kinh tế phải thiếu vốn hoạt động làm nẩy sinh ra ?othiểu phát?, cũng như không để cho dung lượng tiền bạc lưu hành quá nhiều so với nhu cầu, làm nẩy sinh ra ?olạm phát?.

    Thi hành trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ trong nền kinh tế, NHTW ở phần lớn các nước trên thế giới có quyền định mức lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn cho hệ thống NHTM tùy theo tình hình lên xuống của nền kinh tế.

    Trở lại với trường hợp của Việt Nam, nếu chính sách của lãnh đạo Đảng và nhà nước là cần hạ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn, phương thức hợp lý và hữu hiệu nhất là điều chỉnh lãi suất NHTW chiết khấu và tái cấp vốn cho hệ thống NHTM.

    Ảnh VNN

    Nếu 4-5% là định mức lãi suất cần thiết để doanh nghiệp có điều kiện duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh thì NHTW có thể hạ lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn xuống mức từ 1 đến 2%, không cần phải Chính phủ dùng ngân sách để hỗ trợ lãi suất qua phương thức ?obù chênh lệch?.

    Ngoài việc điều tiết lãi suất qua chính sách tiền tệ do NHTW quản lý là hợp lý, việc triển khai cũng sẽ bảo đảm tính chất khách quan, nhanh gọn, tránh được những nguy cơ tiêu cực liên quan đến việc các cơ quan hành chính giám định và giải quyết các hồ sơ ?oxin? được hỗ trợ bù chênh lệch lãi suất.

    Hơn nữa, trong khi chính sách tiền tệ hoàn toàn có thể giải quyết được việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp phát triển mà nhà nước không phải tốn kém chi phí ?obù chênh lệch lãi suất?, việc áp dụng phương thức lấy tiền ngân sách để ?ohỗ trợ doanh nghiệp? trả lãi cho NHTM là một lãng phí trong khi ngân sách đã bị thâm hụt trầm trọng là một quyết định cần phải được xem xét lại.
    Bùi Kiến Thành (chuyên gia độc lập)

    http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5896/index.aspx
  2. aicungdung2

    aicungdung2 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuyến này chỉ có ngân hàng là được kíu thui, các doanh nghiệp sản xuất chắc cũng chẳng được gì đâu.
    Mấy tháng nữa các bác sẽ thấy ngân hàng làm hợp đồng vay khống để lấy 4% của ngân sách như thế nào nhé. Hè hè, sắp có phim hay rối, sắp có một lớp đạt gia hành nghề bóc lịch rồi.
  3. khoailangmat

    khoailangmat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2008
    Đã được thích:
    0
    BÀ MỊA VN ANH HÙNG, giờ này mà còn dư hơi lôi cái này ra tranh cãi, hãy bắt tay hành động ngay đi, đúng là ... củ chuối
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------

    Kích cầu: hành động thay vì tranh cãi


    (TBKTSG) - Gần đây, trên tờ New York Times, nhà kinh tế học vừa đoạt giải Nobel kinh tế năm 2008, Paul Krugman có nói ông hy vọng là kế hoạch kích cầu của Tổng thống Mỹ Obama sẽ được thông qua nhanh gọn và dứt khoát, để có thể giúp nền kinh tế tránh lâm vào tình trạng đại suy thoái lần II.

    >> Giảm thuế để ?okích cầu?

    Nếu cứ chần chừ do dự, tranh cãi về hiệu quả của gói kích thích kinh tế, thì khi nó được áp dụng, mọi việc có thể quá trễ.

    Điều này cũng được Sudeep Reddy chia sẻ phần nào khi nhắc lại trên tờ Wall Street Journal một lỗi lầm thường thấy của các chính phủ khi áp dụng các gói kích thích tăng trưởng là đã chi tiền quá trễ trong suy thoái, đợi? sắp hết suy thoái rồi mới chi tiền. Khi đó đương nhiên hậu quả là tạo ra bong bóng giá cả mới và gánh nặng nợ chính phủ và thâm hụt ngân sách lớn chứ đâu giúp gì cho chống suy thoái.

    Về chuyện kích thích kinh tế, chống suy thoái, thời gian qua có vẻ như các nhà quản lý kinh tế Mỹ và các chuyên gia đã đề xuất và sử dụng đủ loại công cụ để chống khủng hoảng. Đầu tiên là áp dụng giải pháp của trường phái trọng tiền của Milton Friedman là dùng chính sách nới lỏng tiền tệ, tung tiền cho ngân hàng để duy trì thanh khoản, rồi ngân hàng sẽ từ đó mà tăng cung tiền cho nền kinh tế để tăng tín dụng, duy trì tăng trưởng.

    Tuy nhiên, giải pháp này xem ra không mấy thành công, cùng lắm là chỉ giúp duy trì vài gã khổng lồ ở Wall Street không chết, trong khi vẫn phải hy sinh một số gã ?oto con? khác, đồng thời vẫn không cứu vãn nổi nền kinh tế thực vì ngân hàng lấy tiền ?ocứu trợ? xong lo giữ làm dự trữ, không dám cho vay ra nhiều nữa.

    Sau đó đến việc thiết kế gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ (và cũng là của nhiều nước khác như Trung Quốc) theo trường phái Keynes, thông qua chi tiêu công của chính phủ như vào các dự án hạ tầng chẳng hạn. Chưa hết, còn có rất nhiều đề xuất mang tính kỹ thuật như đề xuất của các giáo sư Lucian Bebchuk của Harvard và Itay Goldstein của Wharton về chuyện đưa ra một kiểu ?oquỹ nhà nước do tư nhân quản lý? (government funded, privately managed fund) để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế thay vì bỏ tiền vào chi tiêu công.

    Tóm lại, người ta đang nghĩ ra mọi vũ khí có thể có để chống ?obóng ma suy thoái?. Nhưng cũng chính vì những tư tưởng trái ngược như vậy mà gây ra sự bất đồng trong chuyện cứu nền kinh tế như thế nào. Điều đó càng làm chậm trễ những gói giải cứu mà thôi.

    Cứ coi Hal Varian, Giáo sư kinh tế học của Đại học California Berkeley kiêm chuyên gia kinh tế của Google, nhìn nhận về chuyện kích cầu trực tiếp vào tiêu dùng thông qua cắt giảm thuế, qua chi tiêu của chính phủ, hay qua hỗ trợ để kích thích đầu tư tư nhân, thì ta thấy, giải pháp nào cũng có mặt mạnh, mặt yếu (mặc dù vị này thì lại thích kích thích đầu tư tư nhân hơn).

    Mà thực tế cũng cho thấy là dùng ?obài? nào bây giờ ở Việt Nam cũng có trở ngại, vì người dân đã thắt chặt chi tiêu, ngân hàng lại phải tăng cường dự trữ đề phòng rủi ro. Vì thế có đưa thêm tiền, có giảm thuế, có chi tiêu công, thì cũng chưa chắc kích thích được kinh tế, nhưng không làm gì cả thì kinh tế chắc chắn là bị ?okẹt cứng?. Do đó, theo người viết, nếu đã đưa ra chính sách kích cầu dựa trên các phân tích có lý và có sự tư vấn của các chuyên gia cũng như ý thức được những hạn chế của nó, thì cứ tiến hành chứ đừng cứ tranh cãi mãi.

    Bài thuốc kích cầu có thể không đạt hiệu quả cao như mong đợi, nhưng nhiều khi lại giải tỏa được phần nào nỗi lo, tạo ra niềm tin và kỳ vọng lạc quan cho người dân. Như vậy, là đã gỡ rối nhiều cho chuyện tiêu dùng và các thị trường tài chính. Còn sau đó, ta nên mong rằng các gói kích cầu của các nước khác sẽ phát huy tác dụng, nhờ đó xuất khẩu của ta sẽ khá hơn.

    Vì vậy, thay vì chỉ ngồi chờ tin xấu và tin tốt của kinh tế thế giới, chơi trò chơi với con số thì hãy cùng nhau hành động cho kịp thời cơ, đẩy nhanh tiến độ chọn chỗ kích cầu. Cái tài của người lãnh đạo lúc này là chọn đúng người tư vấn tốt cho chính sách kích cầu, tận dụng được nguồn tri thức của giới học giả trong và ngoài nước, nhất là giới học giả người Việt (dù trong hay ngoài nước), vì dù gì, ta cũng hiểu rõ ta hơn. Quan trọng nữa là phải cải tiến nhanh các thủ tục hành chính và cách thức tiến hành các gói giải pháp của chính phủ, chứ đi tránh bão mà cứ ?otừ từ rồi tính? thì bão đến chắc cũng chưa kịp tính là chạy theo hướng nào.

    HỒ QUỐC TUẤN (*)

    (*) Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Manchester, Anh

    http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/14364/
  4. d9d1982

    d9d1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Chẳng qua là bù giá cho các doanh nghiệp con cưng, doanh nghiệp có quan hệ tốt với chính quyền
    Chứ nếu hạ lãi suất cơ bản thành ra công bằng hết cả, còn đâu cửa kiếm ăn

Chia sẻ trang này