Đường sắt cao tốc và tiếng lòng của 1 người tâm huyết với đất nc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trum_cuoi_vietnam, 02/10/2024 lúc 19:10.

6081 người đang online, trong đó có 612 thành viên. 21:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 92 người đang xem box này (Thành viên: 15, Khách: 77):
  2. doorock,
  3. Hieustock8x,
  4. sao_lai_the,
  5. HiepSy18,
  6. Suhao2021,
  7. ngoquang,
  8. Hungnx1,
  9. matcuadat,
  10. LVFFUND,
  11. hyvong2018
Chủ đề này đã có 413 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    1.806
    Đọc 1 bài tâm huyết của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu. Post anh em thảo luận.
    ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC : VI PHẠM TIÊN ĐỀ THÌ ĐỪNG!
    1.
    Đứng trong rừng, khó xác định đường ra khỏi rừng. Đứng trên núi cao nhìn hết toàn rừng lại xác định hướng đi dễ. Nhiều vấn đề phức tạp, nhìn thấy được các tiên đề thì sẽ trở thành đơn giản. Sa vào tính toán tiểu tiết, không tìm ra lối thoát.

    Ở mặt khác, chẳng hạn như trong chiến tranh, quyết định tiến hành một chiến dịch hay không tiến hành, thường dựa trên các yếu tố mang tính tiên đề. Còn tiến hành chiến dịch như thế nào lại thuộc về giai đoạn khác, thuộc bộ tổng tham mưu, nơi thảo ra những tính toán chi tiết.

    Quyết định về xây dựng Đường sắt cao tốc (ĐSCT) hay Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) cho tuyến đường Hà Nội – TP HCM là một quyết định không phức tạp khi biết dựa vào các nhân tố mang tính tiên đề.

    2.
    Trong suốt hơn 15 năm qua, đã có nhiều bài viết, nhiều ý kiến, nhiều tính toán chỉ ra sự vi phạm tiên đề trong đề xuất xây dựng ĐSCT tuyến Hà Nội – TP HCM, tốc độ 320-350 km/h, chỉ chở khách mà không chở hàng. Bất chấp các vi phạm tiên đề, dường như có một “dòng chảy ngầm” xuyên suốt ở Bộ GTVT và ở cấp cao hơn, không ngừng ủng hộ ĐSCT chở khách mà không chở hàng, đồng thời kiên trì loại bỏ ĐSTĐC 200 km/h chở khách và 120 km/h chở hàng mà Bộ KH&ĐT và Hội đồng thẩm định Nhà nước đã đề xuất [1].

    Lập luận rằng ĐSCT tốc độ 320 km/h (mà vận hành thực tế chỉ ở khoảng 250-260 km/h) sẽ cho người dân ăn sáng ở Hà Nội, ăn tối ở TPHCM, cạnh tranh được với máy bay, đi tắt đón đầu, không bị lạc hậu, ngang bằng với các nước tiên tiến. Còn vận tải hàng hoá thì dựa vào lý lẽ sẽ nâng cấp tuyến đường hiện hành (mà trên thực tế, không biết đến bao giờ mới có tài chính để thực hiện).

    Ai đó đã cố tình quên đi:

    - Vận tải hàng không vận tải đường sắt bổ sung hộ trợ cho nhau, chứ không phải cạnh tranh với nhau.
    Xây dựng ĐSCT tốc độ 320 km/h thì 10 người chỉ có 1 người đủ khả năng tài chính để đi, 9 người ngồi nhà; còn xây dựng ĐSTĐC thì cả 10 người được đi. Hãy tính lưu lượng di chuyển giữa 10 triệu người với 100 triệu người đi lại để thấy được sự khác biệt của nền kinh tế.

    - ĐSTĐC 200 km/h chở khách, 120km/h chở hàng, giúp cho 70 triệu người dân nông thôn được đi lại, nông sản không bị thối rữa, vận chuyển hàng hoá nhanh chóng, chi phí thấp, giúp cho cạnh tranh quốc tế.

    - ĐSCT tốc độ 320 km/h để lại một gánh nợ khổng lồ khoảng 70 tỷ USD, chưa biết lúc nào có thể vận hành toàn bộ, chưa biết lúc nào có thể cắt lỗ, không giúp gì được cho vận tải hàng hoá cũng như vận tải quốc phòng.

    - Xây dựng ĐSTĐC 200 km/h chở khách, 120km/h chở hàng thì 10 năm sau đưa vào vận hành được, không bị lỗ.

    Xin lưu ý những người hay đề cao “ đi tắt đón đầu”, “tiến thẳng lên hiện đại”:

    - ĐSCT tốc độ 320 km/h không thể cho Việt Nam bắt kịp được các nước tiên tiến. Khi ĐSCT tốc độ 320 km/h nếu may mắn hoàn thành được vào năm 2050 ở Việt Nam, thì thế giới đã có ĐSCT tốc độ 500 - 600 km/h. Việt Nam, một nước không sở hữu nền công nghiệp hiện đại, không sở hữu công nghệ nguồn thì không bao giờ đi đầu, ngang bằng được với các nước tiên tiến. Hôm nay bạn có Iphone 14 đời mới nhất, thì cùng lúc có người khác đã sở hữu Iphone đời mới tiếp theo rồi. Chừng nào còn là quốc gia tiêu thụ, thì chừng đó luôn là người tiêu dùng hàng thế hệ, may ra là , “áp cuối”.

    - Ảo tưởng tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN là một thực tế đau xót bắt khoảng một nửa nhân loại phải trả giá gần suốt một thế kỷ, dẫn đến Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, buộc Trung Quốc (TQ) phải mở cửa từ năm 1978 với khẩu hiệu “mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột”, với sự từ bỏ trá hình “CNXH mang màu sắc TQ”; Còn Việt Nam thì phải tiến hành chính sách “Đổi mới” từ tháng 12/ 1986. Hãy quên đi sự hô hào bắt kịp các nước tiên tiến trên thế giới trong xây dựng ĐSCT. Một tốc độ chạy tàu 150- 200 km/h, để đi từ Hà Nội vào Vinh chỉ 2 tiếng đã là một ước mơ thế kỷ.

    Để cảnh tỉnh xin nhắc lại vài con số :

    Theo thiết kế, tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ dài 174,41 km, tốc độ chở khách 190 km/h, tốc độ chở hàng 120 km/h, có 15 nhà ga, 11 trạm bảo dưỡng. Tổng mức đầu tư 9, 07 tỷ USD (213 948 tỷ đồng). Bình quân 52 triệu USD/km [3].

    Trong khi đó, tuyến đường sắt Lào – Trung Quốc (TQ) đoạn Vientiene- Botan dài 422 km, tốc độ chở khách 160 km/h, tốc độ chở hàng 120 km/h, 10 ga hàng hoá, 10 ga hành khách, 75 đường hầm, 77 cây cầu. Tổng mức đầu tư 5,9 tỷ USD. Bình quân 14 triệu USD/km cho tuyến đơn và 28 triệu USD/km cho tuyến đôi [4]

    Như vậy, một cách tương đối, giá thành 1 km tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ đắt gấp 1,85 lần tuyến đường sắt Lào – Trung Quốc (cho tuyến đôi). Nếu lưu ý rằng, vốn chung 2 nước chiếm 40%, vốn vay Trung Quốc 60%, Trung Quốc là người xây dựng, thì có thể đồ rằng, giá trị xây dựng thực của nhà thầu không quá 75%, tức là khoảng 10,5 triệu USD/km cho tuyến đơn, và 21 triệu USD cho tuyến đôi. Nếu tính theo giá thành này, tuyến ĐSTĐC Hà Nội – TP HCM dài 1 508,6 km có giá thành khoảng 31 tỷ 680 triệu USD gần với con số dự báo ban đầu của Bộ KH&ĐT. Còn nếu là các tập đoàn tư nhân xây dựng, thì chi phí nằm trong khoảng 20- 25 tỷ USD, với thời gian xây dựng chừng 10 năm là có thể đưa vào khai thác.

    Hội đồng thẩm định nhà nước đã đề xuất phương án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tốc độ chở khách 200 km/h, tốc độ chở hàng 120 km/h, mà không chấp thuận phương án chỉ chở khách 320 km/h. Hội động thẩm định Nhà nước cũng đã có công khi điều chỉnh rút ngắn tuyến đường xuống 1.508,6km thay vì 1.559km., và giảm giá thành đầu tư xuống 61,02 tỷ USD, ít hơn 15,34 tỷ USD so với 76,39 tỷ USD theo đề xuất của Bộ GTVT [1].

    3.
    TQ không phải là quốc gia có công nghệ tiên tiến bậc nhất, nhưng xây dựng ĐSCT thì TQ là quốc gia đứng số 1, làm nhanh nhất, rẻ nhất. Nhưng đó là người TQ làm cho người TQ. Còn người TQ làm ĐSCT, ĐSTĐC cho nước ngoài, muốn nhanh phải có cổ phần áp đảo của TQ, do TQ khai thác vận hành. Tuy nhiên lúc đó giá thành được đẩy lên, ít nhất là bù đủ chi phí của TQ.

    Còn làm cho nước ngoài, không có cổ phần của TQ thì giá thành tăng gấp 2,3,4,5 lần. Thời gian thi công kéo dài. Như trường hợp tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông.

    Nhưng nỗi lo chính khi TQ xây đựng ĐSCT hay ĐSTĐC mà không có cổ phần áp đảo của TQ nằm ở điểm khác, chứ không phải chỉ ở giá cao, thiết bị không an toàn. Các nước Âu Mỹ lo về công nghệ gián điệp của TQ. Vụ nổ máy nhắn tin làm gần 3000 người bị thương và thiệt mạng ở Lebanon ngày 17/9/2024 [2] là một chứng cớ sởn gai ốc. Các nước sở hữu công nghệ, có khả năng truy xét thiết bị gián điệp như Mỹ mà còn phải tránh xa thiết bị TQ, thì đừng nói đến Việt Nam - “i tờ” về công nghệ cao. Không có khả năng kiểm soát, tiên đề là “tránh xa”.

    4.
    Quyết định xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn là một quyết định ảnh hưởng to lớn đến các đời con cháu mai sau. Hoặc giúp cho con cháu giàu có lên, hoặc đưa đến cho cháu con những khoản lỗ khổng lồ. Lúc đó, dẫu không muốn lưu danh, thì hậu thế cũng buộc phải nhắc đến.

    Bởi thế, các UVTƯ là những người biểu quyết quyết định phương án xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM cần rất thận trọng. Chọn ĐSTĐC 200 km/h chở khách và 120 km/h chở hàng hay chọn ĐSCT 320 km/h chỉ chở khách phụ thuộc vào lợi ích của ai? Số đông hay số ít? . Đó không thể là một biểu quyết vì ai đó đã quyết, hay vì đối ngoại, càng không thể sợ cản bước tiến cá nhân. Cá nhân không thể đạp lên vai số đông cần lao để thăng tiến.

    5.
    Chu Văn An dâng sớ thất trảm, chỉ lui về ở ẩn ở Chí Linh mà không nguy hại đến tính mệnh. Vương Luỹ treo mình trước cổng thành can ngăn Lưu Chương, tự mình cắt dây rơi xuống thiệt mạng chứ không do Lưu Chương giết. Nhưng Điền Phong can Viên Thiệu bị giam vào ngục, bị Thiệu bức tự tử. Còn Tỷ Can ngăn Trụ Vương thì bị moi tim. Đó là thời xa xưa.

    Trong dự án xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM, đã từng có một số tờ báo lớn đăng nhiều bài viết phản biện về ĐSCT và ĐSTĐC.
    Đặc biệt Bộ KH&ĐT đã đề xuất và kiên trì ủng hộ cho phương án 200 km/h chở khách, 120km/h chở hàng. Hy vọng Bộ KH&ĐT từ góc nhìn của cần lao số đông mà kiên trì phản biện đến cùng.
    Hội đồng thẩm định Nhà nước đã thể hiện chính kiến của mình, bảo vệ và góp ý cho phương án vừa chở khách vừa chở hàng, càng không thể vì lý do gì mà rời xa bản chất khoa học.
    Còn nữa là Bộ NN &PT NN, đừng quên lợi ích của 70 triệu dân vùng nông thôn miền núi nghèo khó. Họ cần được di chuyển. Họ cần được bán hàng. Họ là đối tượng lớn cần được để tâm nếu muốn Việt Nam sớm vượt qua mức sống trung bình của thế giới.

    TƯ LIỆU DẪN
    [1] (https://tuoitre.vn/hoi-dong-tham-dinh-nha-nuoc-ket-luan).
    [2] https://tuoitre.vn/3-000-may-nhan-t...oc-dat-hang-tu-dai-loan-20240918102726664.htm
    [3] (https://plo.vn/thong-tin-moi-nhat-ve-du-an-duong-sat...).
    [4] https://tuoitre.vn/lao-khai-truong-tuyen-duong-sat-toc-do...)
    Soigia271, LVFFUND, copvang4 người khác thích bài này.
    copvangMr_Lee2212 đã loan bài này
  2. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    43.464
    Thì công mất cả vài chục năm, làm ngay còn kịp.;;)
    Soigia271 thích bài này.
  3. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    1.806
    Núi nợ
    Soigia271, LVFFUNDdzanhtuan thích bài này.
  4. Tuti2011

    Tuti2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2011
    Đã được thích:
    6.987
    cứ bình tĩnh
    hai cái đường sắt tpchm hà nội làm mãi chưa xong thì phải
    còn lâu mới phải lo:-)):)):))
  5. Mr_Lee2212

    Mr_Lee2212 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2020
    Đã được thích:
    1.256
    Con cái gia đình của tụi nó đi mỹ định cư hết, để lại dân đen núi nợ
    Soigia271LVFFUND thích bài này.
  6. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    1.806
    Vốn dự kiến 70 tỷ USD. Thời gian thực hiện 30 năm. Thời gian chạy tầu càng chạy càng lỗ (Không tránh khỏi, nước Đức báo lỗ 9 năm, ta tính 10 năm còn là rẻ) vậy là khoảng 10 năm cộng lại là 40 năm. 40 năm ấy tiền lãi khoảng 1,5 tỷ mỗi năm. Mời các bạn tính giùm con đường 1551 km này, xơi hết khoảng dư 130 tỷ chưa tính phí bảo hành hàng năm. Tính để xem hai đại lượng: Một là giá thành xem nó đắt gấp mấy chục lần ĐSCT Trung Quốc, Lào, Ai Cập.Thứ hai chưa tính phát sinh, làm đường để chịu lỗ là 40 năm, nên không ?
    Soigia271dzanhtuan thích bài này.
  7. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.924
    Cảm giác như loạn chính sách nhỉ. Từ năng lượng sạch, đường cao tốc và giờ đường sắt tốc độ cao… cảm giác như ma xui quỷ khiến nhỉ. Mà còn nghe là VN làm chủ công nghệ trong dự án đường sắt tốc độ cao,… hoang mang.
    Soigia271LVFFUND thích bài này.
  8. budachi0111

    budachi0111 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    193
    Cứ như vụ áp phe. Một dân tộc bất hạnh có chuỗi chỉ huy không có người có tâm và tầm như Tiến sĩ Chu.
    Soigia271 thích bài này.
  9. LVFFUND

    LVFFUND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2018
    Đã được thích:
    204
    Mấy ông trên cứ cố tình làm theo phương án đó mà chả cần xem ý kiến các nhà khoa học hay kinh tế đâu. Hồi khoảng 2010 đã đưa ra quốc hội và bị gạt đi rồi, nhưng may là hồi đó có 1 phó thủ tướng công khai phản đối chứ giờ thì làm gì có mặt nào dám phản đối. Thật là buồn nếu làm thì hàng năm lại lỗ thêm không biết bao giờ mới trả hết nợ...
    Soigia271 thích bài này.
  10. trum_cuoi_vietnam

    trum_cuoi_vietnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2019
    Đã được thích:
    1.806
    Vừa rồi, BCT thông qua chủ trương đầu tư vào đường sắt cao tốc Bắc Nam là nằm trong bối cảnh đó. Việc đầu tư vào hạ tầng để phát triển kinh tế thành công nhất mang tính đột phá, đẩy lùi kinh tế suy thoái, có lẽ bắt đầu từ...Hitler! Thời điểm này cũng thời hoàng kim của chính sách kinh tế kiểu Keynes với New Deal ở Mỹ bởi Roosevelt. Kéo nước Mỹ khỏi đại suy thoái đầu những năm 1930.

    Hitler lấy số má được trước nhân dân có lẽ cũng từ thành tích đó, trong khi vẫn duy trì nền độc tài và kinh tế không tự do như Mỹ. Đấy là tấm gương chói lọi cho các chính trị gia...độc tài cho đến tận ngày nay. Đó là cứ suy thoái là đầu tư công thật mạnh.

    Còn Việt Nam và TQ thì độc đảng, nên BCT mà chốt thì QH cũng phải tìm cách mà thực thi cho thống nhất. Nên việc đầu tư đường sắt cao tốc này chắc không còn tranh cãi về chủ trương nữa mà chỉ còn tranh cãi các vấn đề kỹ thuật. Dự án này có lẽ là dự án công lớn nhất từ trước đến nay? Vì dự án điện hạt nhân đã xịt.

    Về phát triển đường sắt xuyên Việt, về mặt địa lý, mình nghĩ Việt Nam làm là hợp lý, vì các đô thị lớn phát triển thành chuỗi dọc theo đất nước. Mỹ thì cư dân phân tán nên không phù hợp với đường sắt cao tốc. Vấn đề chọn tốc độ nào, năng lực quản lý và nguồn vốn từ đâu?

    Trước thấy cãi nhau inh ỏi về chọn tàu tốc độ cao hay trung bình. Trung bình thì hợp với năng lực quản lý của Việt Nam hơn và cũng phù hợp với khoảng cách ngắn giữa các ga. Giờ đùng cái BCT chốt tốc độ cao, chở người là chính chở hàng là phụ, chuyên gia nín hết, chỉ bàn làm, không bàn lùi! Chọn loại nào đôi khi là vấn đề ngoại giao và chính trị, như hồi chọn thầu nhà máy điện hạt nhân ấy. Liên quan đến đối tác cho vay nữa, ông cho vay ông ấy xin luôn làm thầu!

    Ở Việt Nam, thông thường các dự án công đều có xu hướng phụ thuộc ý chí của 1 vài người. Nó là sự kết hợp giữa ý chí chính trị và...lobby. Thông thường giới quan chức không quan tâm nhiều đến hiệu quả của dự án, mình lập dự án đầu tư thường phải viết chương Sự cần thiết phải đầu tư và đánh giá hiệu quả dự án thì toàn copy văn mẫu vì có ai đọc đâu!

    Thường quan chức cứ thấy có dự án cho ngành mình, địa phương mình là hoan hỉ, đồng ý tất, vì có dự án là có...à, mà thôi. Thế nên rất nhiều dự án công xây xong rồi đắp chiếu, 1 số đồng chí đi tù rồi vẫn vậy.

    Về năng lực quản lý và khả năng đội vốn thì chắc sẽ có vấn đề, cứ nhìn đường sắt trên cao ở HN và SG là thấy, tầm 15 năm rồi. Thì cái này chắc 20-30 năm? Thông thường việc đội vốn không phải do người ta không biết tính toán đâu, mà là thủ pháp, đề xuất tối thiểu để dễ được thông qua đã, rồi đội vốn sau. Cái nguy hiểm của 1 dự án bị chậm là rất nhiều tiền bị chôn xuống đất dẫn tới lãi vay thành gánh nặng.

    Không nên lấy sân bay Long Thành làm ví dụ, vì cái đó đơn giản hơn nhiều so với dự án này.

    1 dự báo tiếp theo là theo thông lệ, cứ đầu tư công ầm ầm đi, rồi bắt sau! Giống hồi chống dịch ấy. Hệ thống chính trị hừng hực khí thế tiêu ngân sách để chống dịch cũng kiểu "chỉ bàn làm, không bàn lùi"...Xong rồi kéo nhau đi tù cả! Bởi vì với Việt Nam thì đã làm dự án là phải abc, không thì làm làm gì?! Mà abc rồi thì kiểu gì cũng lộ ít nhiều. Cứ chờ xem. Hồi xưa từ lúc xây SVĐ Mỹ Đình, đường điện 500KV...đều bắt 1 mớ các sếp. Bây giờ cứ để cho làm xong đi đã.

    Tóm lại, việc làm cái đường sắt này về chủ trương mình cho là không sai. Mục tiêu dài hạn là phát triển kinh tế, mục tiêu ngắn hạn là tránh rơi vào suy trầm. Vấn đề là năng lực quản lý tới đâu, liệu có rơi vào bẫy nợ công như Lào hay không? Mình không phải chuyên gia gì cả nên chỉ tâm tư vậy thôi, nếu 30 năm nữa mới xong thì anh em cũng tèo cmnr, nợ công con mình trả!

Chia sẻ trang này