FOREX dành cho các chuyên gia đang trade có thể discuss hằng ngay tại Topic này nè!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi shanex, 15/03/2006.

4011 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 14:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1805 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0
    FOREX dành cho các chuyên gia đang trade có thể discuss hằng ngay tại Topic này nè!

    Theo như mình biết, hiện nay thị trường Forex bắt đầu hình thành ở tp HCM, có nhiều CTY tư vấn đang mọc lên, chuẩn bị cho 1 thời kỳ bùng nổ về kinh doanh ngoại hối. Đó là 1 điều tất yếu sẽ xảy ra ở VN, bởi vậy thị trường Forex vẫn còn là 1 thị trường hoàn toàn mới mẽ và đầy tiềm năng ở nước ta. Thế nên, ngày càng có nhiều người quan tâm và thích tìm hiểu về Forex là điều ko thể tránh khỏi. Rất tiếc chúng ta đang ở xa nhau, thậm chí rất xa nhưng lại có cùng 1 mối quan tâm, vì vậy mình mở thêm Topic này cho các chuyên gia về Forex có thể trao đổi với nhau hằng ngày tại diễn đàn này dù các bạn đang trade xa nhau hàng ngàn cây số để ko chỉ các bạn mà còn cho cả chúng tôi - những người chưa chuyên về Forex- có cơ hội học hỏi thêm và trao dồi thêm kiến thức về thị trường Forex.
  2. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Anh Krasi, anh bbtc, anh ctson và những người mới xuất hiện trên thị trường đâu hết rồi? Sao mọi người vắng lặng vậy?
    Chia sẽ và trao đổi với nhau đi chứ?
  3. ctson

    ctson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ Shanex một phiếu!
    Shanex khiêm tốn quá làm một bài mở màn đi em!
  4. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Sau đây là những bài của các anh chuyên gia về Forex đã post trước kia. Nên tớ xin copy lại để mọi người cùng tham khảo.



    Bài của anh moneyline


    Ngày 4/1, USD tiếp tục sụt giá mạnh so với JPY và EUR trước những cảnh báo cho rằng chiến dịch thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng tỷ lệ lãi suất 18 tháng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang đi đến hồi kết.
    Biên bản cuộc họp của FED ngày 13/12 công bố ngày 3/1 cho thấy, các quan chức cao cấp của FED tin tưởng rằng tỷ lệ lãi suất sẽ không được tăng cao thêm nhiều nữa, mặc dù những động thái trong tương lai phụ thuộc số liệu kinh tế sắp công bố.
    Theo dự đoán của một thương nhân Nhật Bản, nếu số liệu kinh tế Mỹ công bố trong tuần này kém thì có khả năng USD sẽ sụt giảm xuống dưới mức tâm lý 115 JPY.
    Tại Châu Á, USD giảm nhẹ xuống còn 116 JPY sau khi giảm tới 1,5 JPY trong phiên giao dịch trước.
    EUR giao dịch ở mức 1,2030 USD, tăng nhẹ so với mức đóng cửa cuối ngày tại New York. Ngày 3/1, EUR đã tăng 1,7% so với USD.
    Các thương nhân trên thị trường tiền tệ hiện nay đang hướng chú ý tới báo cáo việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 12 công bố vào ngày 6/1, nhằm đưa ra dự báo mức tăng tỷ lệ lãi suất tiếp theo của FED.
    FED có khả năng sẽ tăng tỷ lệ lãi suất lần liên tiếp thứ 14 tại cuộc họp tháng 1 lên 4,5%. Chính chiến dịch thắt chặt tiền tệ của FED đã giúp đẩy USD tăng 12% so với giỏ 6 đồng tiền mạnh trên thế giới trong năm 2005.

    --------------
    Vậy tại sao va?ng lên giá ? kết qua? dêf thấy nhất đó la? nôfi lo lạm phát va? các funds sef pha?i "chia nho?" các mức đâ?u tư nhă?m đạt đến trị số an to?an cao hơn ,do đó họ nghiêng vê? va?ng ,nhưng cufng chi? chiếm 25% lượng đâ?u tư cu?a họ ,tại sao? bơ?i 1 lí dođợn gia?n la? khi lafi suất không thê? tăng nưfa thi? việc gia?m phát lại la? 1 nguy cơ ma? lúc ấy va?ng lại chi? la? cục "kim lọai óng ánh"....

    Vậy chơi đô?ng gi? la? ch8ác ăn ? đô?ng chí CTSON nói cặp USD/JPY vậy tại sao không la? NDT/YEN ? 1 lí do câ?n fa?i lưu ý đó la? sức ép thương mại Myf/China va? lượng dự trưf cu?a 2 nước nhật va? trung quốc đối với đô?ng dollars trước va? sau khi hongkong tra? lại trung quốc ( chi? nói GDP)

    Vậy thi? chúng ta la?m gi? ? chúng ta hafy " la?m câ?u nối" cho mọi ngươ?i chơi thôi ( 1/2 brocker) va? nếu như khi chúng ta có nhiê?u khách ha?ng chúng ta sef lại " đâ?u tư" trên chính việc " đâ?u cơ" cu?a họ

    Va? đê? kết thúc .
    Năm 2005 quả là một năm biến động mạnh ở thị trường tài chính - tiền tệ thế giới. Xu hướng giảm giá của đồng Đôla Mỹ so với các đồng tiền chủ chốt đã đổi chiều, Trung Quốc chính thức nới lỏng chính sách tỷ giá hối đoái và chấm dứt thời kỳ suy thoái ở Nhật Bản.
    USD tăng giá:
    Sau gần 3 năm liên tục giảm giá, cuối cùng thì đồng USD cũng đã lấy lại đà tăng trưởg của mình. Cuối tháng 11, USD đạt mức cao nhất trong vòng 27 tháng so với Yên (JPY) và cao nhất trong 2 năm so với EUR, CHF và GBP, và tới ngày 5/12/05, USD tiếp tục tăng tới mức cao nhất trong vòng 32 tháng so với Yên Nhật. Nguyên nhân chính do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện chính sách tăng tỷ lệ lãi suất, trong khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) không thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái đã duy trì suốt mấy năm nay: ở châu Âu là 2%, còn ở Nhật là gần 0%.
    Tăng lãi suất:
    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất đồng USD 13 lần liên tiếp. Lần tăng lãi suất đầu tiên trong chuỗi tăng này là tháng 6/2004, và lần tăng mới nhất là ngày 13/12/2004, mỗi lần thêm 0,25%, hiện đạt 4,25%, mức cao nhất trong vòng 4 năm rưỡi qua. Riêng trong năm 2006, FED đã tăng lãi suất 6 lần. Đây là chiến lược ngăn chặn và kiềm chế lạm phát gia tăng ở Mỹ, và thúc đẩy nền kinh tế hồi phục nhanh khi mà nhu cầu tiêu dùng đang nhích dần lên. Mặc dù lãi suất đồng USD đang đứng ở mức cao nhất trong hơn 4 năm qua, song, theo các chuyên gia kinh tế, lãi suất này vẫn ở mức thấp. Do đó, hầu hết các chuyên gia đều dự báo, trong cuộc họp sắp tới vào ngày 31/1, khả năng FED sẽ tăng lãi suất đồng USD thêm 0,25%. Đấy có thể sẽ là lần tăng cuối cùng dưới thời của ông Alan Greenspan trong nhiệm kỳ 18 năm làm chủ tịch FED của mình.
    Sau Mỹ, nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cũng đã điều chỉnh tăng mức lãi xuất của mình.
    Ngày 1/12, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng chính thức tăng lãi suất ở khu vực đồng euro lên 2,25%, là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ 5 năm nay, nhằm kiềm chế lạm phát, bất chấp những cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế. Trước quyết định tăng lãi suất lên 0,25% của ECB, các nhà phân tích lo ngại chi phí vay tiền cao hơn sẽ kìm hãm tăng trưởng và khiến các nền kinh tế thành viên trong khu vực đồng euro phát triển theo chiều hướng không giống nhau. Song đáp lại những lời chỉ trích, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu, Jean-Claude Trichet, khẳng định những thống kế gần đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro đã mạnh hơn trong nửa cuối năm nay. Ông cho rằng tăng lãi suất lên 0,25% là cần thiết để có thể kiềm chế lạm phát. Ông cũng tin tưởng rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro sẽ được cải thiện trong thời gian tới, khi mà cầu đối với hàng nhập khẩu trên toàn thế giới tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, mức thu nhập của người lao động và các khoản tái đầu tư của các công ty trong EU cũng tăng lên.
    Kết quả kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 11 chứng tỏ quyết định tăng tỷ lệ lãi suất của khu vực này là đúng. Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 11 giảm 0,3 điểm phần trăm so với tháng 10, một tin mừng ngoài sức tưởng tượng của các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách nơi đây. Ám ảnh về giá dầu leo thang đẩy chi phí tiêu dùng ngày một đắt đỏ khiến người ta không thể ngờ rằng chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 chỉ tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ này của tháng 10 là 2,5%. Nếu xét riêng từng tháng, tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 11 thấp hơn 0,3% so với tháng 10. Rất nhiều nhà phân tích tin rằng, lạm phát trong khu vực đồng tiền chung sẽ giảm xuống và có thể tỷ lệ chung của cả năm chỉ là 2% và sẽ ổn định hơn trong 2006 khi mà giá dầu đang có những dấu hiệu giảm nhẹ. (BBC)
    Tăng giá đồng Nhân dân tệ:
    Ngày 21/7/05, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) quyết định tăng giá trị đồng Nhân dân tệ (NDT) thêm 2% so với Đôla Mỹ, từ 8,28 NDT/USD lên 8,11 NDT/USD, làm phấn chấn thị trường tiền tệ toàn cầu. Trung Quốc đã ấn định tỷ giá 8,28 NDT đổi 1 USD trong suốt một thập kỷ qua (từ tháng 6/1995). Chính sách ấn định tỷ giá hối đoái của Trung Quốc luôn gây khó chịu cho Liên minh châu Âu và Mỹ vì họ cho rằng tỷ giá này đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc. Trong tổng số 617 tỷ USD thâm hụt thương mại năm 2004 của Mỹ, 162 tỷ USD bắt nguồn từ giao thương với Trung Quốc. Các chuyên gia thương mại lo ngại rằng thâm hụt thương mại trong buôn bán với Trung Quốc sẽ đạt tới 240 tỷ USD năm nay.
    Tiếp tục chính sách tiền tệ của mình, sang tháng 9, PBC quyết định nới lỏng biên độ giao dịch giữa đồng Nhân dân tệ (NDT) với ba đồng tiền chủ chốt khác là Euro, Yên và đôla Hồng Kông trong "rổ tiền tệ" dùng để định giá đồng nội tệ, nhằm thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Biên độ dao động giữa đồng NDT và đồng Euro, Yên và đôla Hồng Kông sẽ được điều chỉnh tăng từ 1,5% lên 3%. Biên độ dao động giữa đồng NDT và USD vẫn được giữ nguyên ở mức 0,3%. Quyết định này đã được các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước công nghiệp phát triển (G-7) rất hoan nghênh vì nó chứng tỏ quyết tấm cải cách chính sách tiền tệ của Trung Quốc, cơ sở góp phần cải thiện tình hình kinh tế à sự ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế. PBC cho biết, sẽ phối hợp với Cục Quản lý Ngoại tệ Quốc gia tiếp tục hoàn thiện hoạt động cải cách cơ chế tỷ giá đồng NDT linh hoạt hơn theo hướng kinh tế thị trường, dựa trên nguyên tắc chủ động và thực hiện dần từng bước. Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo có thể sẽ thay đổi tỷ giá USD/NDT trong thời gian tới. Trung Quốc cũng "bật đèn xanh" về việc sẽ giảm nhẹ sức mạnh của USD trong rổ tiền tệ của mình.
    Kết thúc giảm phát ở Nhật:
    Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tuyên bố, hơn bảy năm giảm phát sẽ kết thúc vào cuối tài khoá 2005 (kết thúc vào 31/3/2006) và cơ hội tăng tỷ lệ lãi suất từ mức 0% hiện nay sẽ bắt đầu từ tháng 4 tới. Giá hàng tiêu dùng cơ bản, cơ sở để BoJ đưa ra các chính sách của mình, được dự báo tăng 0,1% trong năm kết thúc vào tháng 3/2006 và tăng 0,5% trong tài khoá tiếp theo. Dự báo này dựa trên mức trung bình dự báo của 9 nhà hoạch định chính sách của BoJ. Giá cả tăng cao hiển nhiên sẽ dẫn tới tăng thu nhập và lương, tạo đà phát triển cho nền kinh tế đã 4 lần suy thoái kể từ năm 1991. Kết thúc quá trình giảm phát và chính sách giữ tỷ lệ lãi suất gần mức 0 trong 4,5 năm qua có thể làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào trái phiếu chính phủ Nhật. Đồng Yên liên tục giảm giá gần đây so với hầu tất các đồng tiền lớn đang có lợi cho xuất khẩu hàng hoá của Nhật. Mới đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhật Bản đồng loạt công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu tài khoá 2005 (từ tháng 4 đến tháng 9/2005 và năm tài chính sẽ kết thúc vào ngày 31/3/2006). Theo đó, hầu hết các Ngân hàng lớn nhất nước này đều có mức lợi nhuận cao. Giới phân tích nhận định, cùng với việc Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi giành thắng lợi vang dội tại cuộc bầu cử tổ chức vào ngày 11/9 vừa qua (đồng nghĩa với kế hoạch tư nhân hoá Bưu điện Nhật Bản -Japan Post- hiện quản lý tới 1.400 tỷ USD, không còn gặp trở ngại đáng kể nào), thì việc các NHTM Nhật Bản làm ăn có lãi đem lại nhiều tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
    Tính chung, lợi nhuận thuần của 7 NHTM lớn nhất Nhật Bản trong 6 tháng đầu tài khoá này là 1.730 tỷ yên Nhật, tăng gấp gần 22 gần so với con số 79,66 tỷ yên của cùng kỳ năm ngoái. Chưa hết, theo dự báo của các chuyên gia tài chính - ngân hàng Nhật Bản, lợi nhuận thuần cả năm tài chính 2005 của 5 NHTM lớn nhất Nhật Bản (Mitsubishi UFJ Financial Group Inc., Mizuho Financial Group Inc., SMFG, Resona, Mitsui Trust) ước sẽ đạt tới 2.400 tỷ yên Nhật (khoảng 20 tỷ yên), mức cao nhất từ trước đến nay. Một động thái đáng chú ý nữa là một khi hồi phục trở lại, nhiều NHTM Nhật Bản đã toan tính bành trướng ra nước ngoài và địa chỉ hấp dẫn nhất của họ hiện nay là Nga và các nước Đông Âu, nơi có gần 200 doanh nghiệp Nhật Bản đang có dự án đầu tư và hoạt động thường xuyên.





    Được shanex sửa chữa / chuyển vào 13:54 ngày 17/03/2006
  5. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0

    Anh ctson ơi! Em vừa đọc topic của anh thảo luận ở bên box Kinh tế, em liền copy tất cả các bài của anh sang bên đây hết rồi. Hihihi..........Anh vào xem Topic kia đi, anh sẽ ngạc nhiên cho mà xem!
  6. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Bài của anh ctson


    Daily news about Forex

    10am ngày - 09/02/06: 9 ngày sau sự kiện Fed tăng lãi suất lên 25 điểm, dường như con gấu-bear Eur/Usd đã bắt đầu thấm mệt, suốt đêm hôm qua (9pm đến 12.30 pmVN 08/02/06) nó đã 2 lần cố gắng vượt qua hàng rào Support 1.1945 để xổng chuồng "xuống núi" một lần nữa. MACD cho thấy điều này rõ ràng hơn, nhưng sức mua (overbough) không còn sung mãn của nó đã không cho phép nó đi quá xa.

    Sáng nay một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc gấu-bear phải nhường chỗ cho bò-bull lên sàn, MA chậm và MA nhanh đã sát lại gần nhau hơn, các bạn hãy cận thận khi MA nhanh bắt đầu "đè" lên MA chậm nhé, cẩn thận vậy thôi, tại thời điểm này chưa chắc chắn điều gì sẽ xảy ra!!! giờ mở cửa Châu âu đang đến gần, và chúng ta cần phải đợi đến giờ mở cửa NYC tối nay mới có câu trả lời.

    Ngày hôm nay sẽ có những sự kiện đáng chú ý sau (giờ Newyork):

    Time (NYT) Loc Description Fcst Prev ACTUAL
    2/9 04:30 UK Dec Merchandise Trade Balance GBP - 5.6 bln GBP - 5.7 bln 2/9 07:00 UK Bank of England Interest Rate Decision 4.50% 4.50%
    2/9 08:30 US Weekly Jobless Claims 280K 273K
    2/9 13:00 US Auction of 30-year Bond -- -- -- --
    2/9 13:00 US Chicago Fed''''s Moscow Speaks -- -- -- --

    đặc biệt là quyết định lãi suất của BOEngland và phát ngôn của FED.
    nguồn: http://www.forexnews.com/

    Đây là những nhận định mang tính chất cá nhân, nếu có gì chưa xác thực hoặc hơi quá thiên về "màn múa rìu", mong các cao thủ có đôi lời chỉ bảo cùng giúp đỡ!!!
    Chúc may mắn và thành công.
  7. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Các thành viên tham gia Topic về Forex chú ý:

    - Đây là nơi để giao lưu, học hỏi và trao đổi những kinh nghiệm và kiến thức về Forex cho nhau. Vì vậy, các thành viên ko được phép dùng topic để truyên truyền, phổ biến và có ý lôi kéo các member tham gia kinh doanh cho các CTY môi giới của mình.
    - Ko được đã kích, châm biếm nhau và biến topic thành "chiến trường đấu khẩu" bậy bạ.
    - Các member tham gia nên nhiệt tình, hưởng ứng và giúp đỡ nhau
  8. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0

    Cảm ơn bạn loi_cu_ta_ve nhiều vì vẫn còn nhớ đến cô bạn đồng môn này.
    Cả 2, U ạ! U vẫn khoẻ chứ? các chiến dịch "cưa gái" của U tiến hành đến đâu rồi? Khi nào ra HN, gặp nhau tán phét hè? Tớ biết số ĐT của U rồi, nên có gì khi ra đấy, Tớ sẽ phone cho U nhe! Chúc vui vẻ!
  9. shanex

    shanex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Latest news (sưu tầm)

    Dollar Extends Damage on Tame CPI by Ashraf Laidi

    The dollar sharpened its losses after a benign core CPI report reinforced speculation that the Fed may finish raising interest rates after this month''s expected tightening. While the headline CPI rose 0.1% in Feb from January''s 0.7%, the core CPI edged up 0.1%. On a year to year level, the headline CPI rose 3.6%, while the core index rose 2.1%, the lowest since October. We warned in yesterday''s Forexnews.com''s Audio Market Analysis that any core CPI figure below 0.2% would be dollar negative because as US currency is already sustaining a deteriorating sentiment from the external front.

    On the manufacturing front, the Philadelphia Fed index fell to 12.3 in March from 15.4, undershooting expectations of a 13.4 figure. The index was split, with advances in the new orders (12.5 to 20.8) and inventory (9.3 to 11.1) indices and declines in the prices paid (30.5 to 17.2) and employment indices (11.3 to 5.4). Nonetheless, the 6-month future index plummeted to 14.6 from 31.1, its lowest since September.




    Housing starts fell 7.9% to 2.120 million last month due to inclement weather conditions following a 15.8% surge in January, which was helped by the mildest January in roughly a century.

    The Swiss National Bank raised interest rates by 25 basis points, lifting the 3-month Libor rate range by 25 bps to 0.75-1.75%. The Bank intends to maintain the market rates at the mid point of 1.25%. The SNB said it expects GDP at "a little more than 2% in 2006" and anticipates a "further 25-bp increase in the target range . to counteract an overutilisation of production capacity and an excessive liquidity supply" because "It is evident from the inflation dynamics, however, that a three-month Libor of 1.25% is still not sufficient to guarantee price stability in the longer term."

    San Francisco Fed''s Janet Yellen reiterated the Fed''s data dependence and sees inflation to be contained. Yellen said "It''s hard to find evidence suggesting upward inflationary pressures" in wage and salary data and ""It appears the economy is near full usage of resources but it''s not quite clear whether we''re slightly above capacity or below it." This suggests that rather than halting its tightening policy altogether, the Fed could likely pause in May and June and might resume tightening in August. Fed funds futures are now pricing a 70-75% chance of a 25-bp move in May, down from a 10% chance yesterday.

    Jobless claims rose by 5K to 309K, the highest since December, while the 4-week average rose by 5.75K to 296K

    EURUSD surges to 6 week highs, along with the crosses

    The euro rally is not only a reflection of the dollar weakness but also a result of emerging euro bullishness in against the sterling (7-month high) yen (1-month high) and swiss franc (23-month highs) aid rising probability that the ECB will raise rates on April 6 to 2.75%. We noted yesterday EURUSD''s break above the 200 day MA to be a bullish signal that carries further continuation, unlike the last break of 200day MA in Jan 23, when the momentum indicators were at their peak.

    The chart shows the daily MACD signaling upside past the $1.22 figure, after which would target the key resistance of $1.2225-which is 1) the 6-month trend line resistance and; 2) 61.8% retracement of the 1.2584-1.2324 move. Support seen held at 1.2160, backed by 1.2130.



    USDJPY targets 116.50

    The CPI-generated dollar sell-off propped the yen to a 1-week high, overcoming the Asian session declines that were caused by Fukui''s dispelling expectations of any immediate ending of zero rate policy. The yen rise can be well stabilized by similar further remarks from the Bank of Japan or gvt officials alluding to the continuation of the easing policy.

    But the bearish cross-over in the daily MACD suggests further dollar declines to come in the Asian Friday session, which makes the 116.50 target as the likely figure. We do not rule do not rule out 116.00 by end of NY Friday trade.
  10. stockonline

    stockonline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Chào các đồng chí,
    Mình mới tham gia topic này lần đầu, có 2 ý hỏi các đc:
    1. Thông thường khi FED tăng lãi suất, điều này sẽ dẫn đến xu hướng là các NHTM trong nước sẽ tăng lãi suất huy động bằng usd, điều này nghĩa là: Khi FED tăng lãi suất, khi đó các NHTM Mỹ cũng sẽ tăng lãi suất. Như vậy, để tránh nguồn ngọai tệ usd chuyển dích sang các NH Mỹ nên các NH Việt Nam phải tăng lãi suất để duy trì nguồn vốn của mình. Right?
    2. Muốn kinh doanh forex bằng tiền cá nhân mình, thì có thể thực hiện ntn cho hợp pháp?

Chia sẻ trang này