FT1: công ty con thuộc VEA trích quỹ khen thưởng phúc lợi 54%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gaconhocchoichung, 04/04/2024.

2776 người đang online, trong đó có 25 thành viên. 04:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2460 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    Galaem2021, phuoclong99Soigia271 thích bài này.
  2. TryToDo

    TryToDo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2023
    Đã được thích:
    546
    Ai cũng nghĩ thế ko khéo nó đạp toang đó .
    Kiểu gì chả lên xuống mấy nhịp rũ nữa nếu muốn lên
  3. daigiabuonme

    daigiabuonme Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2015
    Đã được thích:
    661
    Công nhận hệ sinh thái công ty con của VEA ngon thật. con FBC giá 3-4k mà cổ tức chia tới 12k vãi đạn.
    https://s.cafef.vn/fbc-1811331/fbc-2292023-ngay-gdkhq-tra-co-tuc-12000-dcp.chn
  4. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    Cụ nào hiểu luật giải thích cho em hiểu với:
    Theo khoản c, khoản d điều 31 nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 quy định đối với doanh nghiệp nhà nước 100% vốn hoặc nắm quyền biểu quyết trên 50% vốn như sau:
    c) Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp:
    - Doanh nghiệp xếp loại A được trích 3 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
    - Doanh nghiệp xếp loại B được trích 1,5 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
    - Doanh nghiệp xếp loại C được trích 01 tháng lương thực hiện cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi;
    - Doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập hai quỹ khen thưởng, phúc lợi.
    d) Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên:
    - Doanh nghiệp xếp loại A được trích 1,5 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
    - Doanh nghiệp xếp loại B được trích 01 tháng lương thực hiện của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên;
    - Doanh nghiệp xếp loại C hoặc doanh nghiệp không thực hiện xếp loại thì không được trích lập quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.

    Theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên của FT1 các năm như sau:
    -
    22/6/2020: trích quỹ khe thưởng phúc lợi 13,7 tỷ chiếm 24,1% lợi nhuận sau thuế https://cafef1.mediacdn.vn//downloa...dai-hoi-dong-co-dong-thuong-nien-nam-2020.pdf
    -
    27/04/2021: trích quỹ khen thưởng phúc lợi 24,5 tỷ chiếm 38,35% lợi nhuận sau thuế https://cafef1.mediacdn.vn//downloa...i-hoi-dong-co-dong-thuong-nien-nam-2021_1.pdf
    -
    24/09/2022: trích quỹ khen thưởng phúc lợi 29,8 tỷ chiếm 47,91% lợi nhuận sau thuế https://cafef1.mediacdn.vn//download/100522/ft1-nghi-quyet-ai-hoi-dong-co-dong-thuong-nien-nam-2022-0-429238.pdf
    -21/04/2023: không thấy nói đến quỹ khen thưởng phúc lợi https://cafef1.mediacdn.vn//images/...-thuong-nien-nam-2023-0-4695492023-203841.pdf
    -Đến tài liệu họp DHĐCĐ công bố ngày
    03/04/2024 dự kiến trích quỹ khen thưởng phúc lợi 32,133 tỷ chiếm khoảng 53,9% lợi nhuận sau thuế
    Như thế là thế nào? các cụ hiểu biết về pháp luật và báo cáo tài chính giải thích hộ em cái
    Last edited: 05/04/2024
    Galaem2021 thích bài này.
  5. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    Trước cũng đã xảy ra 1 vụ án kinh tế nhưng là doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn, theo luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp nhà nước bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước nắm trên 50% vốn. Với FT1 là công ty con của VEA trong đó VEA nắm 55% vốn trong khi bộ công thương nắm 88,47% vốn VEA, như vậy có thể nói FT1 cũng do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Vậy ĐHĐCĐ FT1 thông qua trích quỹ khe thưởng cao như vậy và có xu hướng ngày càng tăng có làm suy giảm lợi ích của cổ đông nhà nước? ai là đại diện phần vốn nhà nước trong FT1? Lợi nhuận vốn góp của VEA có suy giảm không? Phần lợi nhuận suy giảm ấy được trích vào quỹ khen thưởng phúc lợi thì ai được hưởng? Người lao động hay lãnh đạo FT1 được hưởng? Chính sách như thế nào? Doanh nghiệp có được xếp hạng không? Hàng loạt các câu hỏi cần được trả lời.
    Galaem2021 thích bài này.
  6. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    https://tuoitre.vn/vu-cns-tranh-lua...ep-co-phai-von-nha-nuoc-20230531151655171.htm
    Vụ CNS: Tranh luận quỹ khen thưởng của doanh nghiệp có phải vốn nhà nước?[​IMG]
    Ngày 31-5, phiên tòa xét xử 10 bị cáo trong vụ làm thất thoát 22 tỉ đồng tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) tiếp tục tranh luận.

    Một trong những vấn đề các luật sư, viện kiểm sát tranh luận, đối đáp là quỹ khen thưởng của Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) có phải tài sản nhà nước không.

    Quỹ khen thưởng của CNS không phải tài sản nhà nước?
    Tại phiên tòa, nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng tiền trong quỹ khen thưởng không phải tài sản nhà nước.

    Các luật sư viện dẫn văn bản trả lời của Bộ Tài chính rằng "quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích lập theo đúng quy định của pháp luật thì xét về khía cạnh nguồn vốn, quỹ khen thưởng phúc lợi không thuộc vốn chủ sở hữu" để cho rằng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước không phải là tài sản nhà nước.

    Luật sư cho rằng theo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2014, nghị định số 91/2015, vốn nhà nước tại doanh nghiệp không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi.

    Quỹ khen thưởng của doanh nghiệp nhà nước được trích lập từ một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và được dùng để khen thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp và cá nhân, đơn vị ngoài doanh nghiệp có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp. Quỹ khen thưởng được hạch toán vào tài khoản 353 - là tài khoản nợ phải trả.

    Như vậy, theo các quy định trên thì quỹ khen thưởng không phải là vốn chủ sở hữu, không phải tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

    Đây là khoản tiền được phân phối từ lợi nhuận sau thuế, được hạch toán vào tài khoản nợ phải trả ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán kèm theo báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp, thể hiện nguồn hình thành tài sản, chứ không phải tài sản của doanh nghiệp.

    Từ đó, các luật sư cho rằng số tiền hơn 17 tỉ đồng từ quỹ khen thưởng tại CNS đang bị truy tố trong vụ án này không phải là tài sản nhà nước. Do đó, hành vi của các bị cáo không gây thất thoát, lãng phí đến tài sản nhà nước.

    Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước là tài sản công
    Đối đáp với các luật sư, đại diên VKSND TP.HCM khẳng định quỹ khen thưởng CNS là tài sản nhà nước.

    Bởi Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH một thành viên (CNS) là doanh nghiệp do UBND TP.HCM nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi từ nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014; Luật Doanh nghiệp năm 2020, nghị định số 91/2015 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.

    Theo đó, xác định tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp nhà nước bởi vì là người cấp vốn đầu tư ban đầu và đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp.

    Để quản lý vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, cách chức các vị trí quan trọng nhất của công ty như chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, tổng giám đốc, kiểm soát viên, kế toán trưởng..., giúp chủ sở hữu điều hành hoạt động kinh doanh, quản lý tài sản của doanh nghiệp.

    Ngoài ra, đại diện viện kiểm sát cũng viện dẫn văn bản của Bộ Tài chính, cho rằng tất cả tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.

    Khi chưa chi tiêu cho mục đích khen thưởng, phúc lợi thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đều phải được quản lý như nhau, bất kể nguồn hình thành tài sản đó như thế nào. Việc chi tiêu, sử dụng tài sản phục vụ mục đích khen thưởng, phúc lợi phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.

    Do vậy, khách thể của tội danh mà VKSND tối cao đã truy tố đối với 7 bị cáo là có căn cứ, đúng quy định.
    Galaem2021 thích bài này.
  7. ck85

    ck85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    2.253
    ĐHCD anh em nào đi chất vấn cái vấn đề này nhỉ, làm nó ra ngô ra khoai chứ
    gaconhocchoichung thích bài này.
  8. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    Thực ra mình biết chất vấn cũng khó giải quyết được vấn đề, nhưng đã liên quan đến pháp luật thì trước sau thì cũng vào lò, tay nhúng tràm thì khó rửa sạch lắm, mình chỉ đang chờ đến ngày điểm danh thôi
    cuibap13 thích bài này.
  9. sao_lai_the

    sao_lai_the Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Đã được thích:
    1.560
    Theo tỷ lệ của bác nêu ra thì BCT nắm gián tiếp 88,47% x 55% = 48.66% ở FT1
    Vậy là dưới 50%, chưa đủ tiêu chí là doanh nghiệp đâu bác.
    gaconhocchoichung thích bài này.
  10. gaconhocchoichung

    gaconhocchoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2022
    Đã được thích:
    10.441
    Mình không nghĩ nhân như thế là đúng
    VEA là công ty mẹ có quyền chi phối và có chân trong hội đồng quản trị mà bỏ phiếu thông qua thì lợi nhuận về VEA sẽ giảm.
    Nếu hạch toán lợi nhuận sau khi trích quỹ khen thưởng phúc lợi thì rõ ràng lợi nhuận về VEA giảm. Nhà nước nắm quyền chi phối VEA nhà nước cũng bị ảnh hưởng quyền lợi
    Vậy đúng ra người của VEA đại diện phần vốn trong FT1 phải chịu trách nhiệm
    Mà không chỉ riêng FT1, bạn có thể xem cả FBC trích quỹ khen thưởng phúc lợi cũng cao
    Còn ai đại diện phần vốn của nhà nước trong VEA mà bổ nhiệm người đại diện phần vốn trong FT1 cũng phải chịu trách nhiệm

Chia sẻ trang này