1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

FTM - Tiên phong khép kín chuỗi giá trị ngành dệt may

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khangsinh, 09/08/2018.

7206 người đang online, trong đó có 1031 thành viên. 11:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 43957 lượt đọc và 706 bài trả lời
  1. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.109
    Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân - Fortex (Mã: FTM) được thành lập năm 2002, sau 16 năm phát triển FTM hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, tổng công suất khoảng 17.000 tấn/năm.

    FTM sản xuất và kinh doanh các loại sợi cotton chất lượng cao bao gồm sợi chải thô CD, sợi chãi kỹ CM
    Sợi Fortex thành phẩm chủ yếu để kinh doanh xuất khẩu (chiếm khoảng 3/4) và một phần nhỏ bán cho các doanh nghiệp trong nước. Sản phẩm sợi của FTM chủ yếu phục vụ cho sản xuất chăn, áo khoác mùa đông vì giữ nhiệt, mềm.

    Fortex sử dụng nguồn bông cotton nguyên liệu nhập khẩu từ các nước sản xuất bông chính như Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Tây Phi, Úc…thông qua các nhà cung cấp lớn trên thế giới như Olam, Cargrill, Ecom, Reinhart, Omni.
    [​IMG]
    Điểm nhấn đầu tư

    Là doanh nghiệp sợi cotton có quy mô lớn thứ 2 ở Việt Nam với sản lượng gần 17.000 tấn/năm. Hệ thống máy móc hiện đại nhất hiện nay, giúp tiết kiệm chi phí nhân công, tối ưu sản xuất

    Tiếp tục tăng công suất qua việc xây nhà máy Đức Quân 6 với công suất 8.700 tấn/năm, dự kiến chạy thử quý IV/2018 nâng tổng công suất lên gần 26.000 tấn/năm góp phần thúc đẩy tăng lợi nhuận, nâng vị thế trong ngành

    Khách hàng lớn là các đối tác ở các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu...

    Định hướng tiến dần đến chuỗi sản xuất sợi - dệt - nhuộm - may khép kín qua hoạt động xúc tiến ký kết hợp đồng mua bán thiết bị nhà máy dệt với Tập đoàn Tong He (Trung Quốc). FTM sẽ trở thành nhà tiên phong khi định hướng hoàn thiện chuỗi giá trị, giúp cho công ty thoát khỏi tình trạng ‘thắt nút cổ chai’ trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sợi nhưng nhập khẩu vải và cắt giảm được các chi phí vận chuyển, nhập khẩu và xuất khẩu trong quá trình sản xuất.

    FTM đang tập trung xây dựng và phát triển thị trường xuất khẩu Thái Lan, Hàn Quốc đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội tại các thị trường nội khối CPTPP

    Lợi thế so với doanh nghiệp cùng ngành

    Các nhà máy của FTM đặt tại Thái Bình, vùng quy hoạch sợi và có vị trí thuận tiện để xuất khẩu đi Trung Quốc, Hong Kong...

    Thái Bình là nơi có chi phí nhân công, chi phí đất đai thấp cùng nhiều ưu đãi về thuế giúp tối ưu lợi nhuận

    Việt Nam gia nhập CPTPP cùng nhiều FTA sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu với ưu đãi về thuế đối với ngành dệt may
    LoongShengngoctrinhxxx đã loan bài này
  2. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Quy mô các doanh nghiệp sợi thế nào bác nhỉ, mình thấy có STK khá nổi trong mảng sợi
  3. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.109
    FTM quy mô 17.000 tấn/năm chỉ đứng sau sợi Thiên Nam công suất khoảng 33.600 tấn. Còn STK là chuyên về sợi nhân tạo công suất 52.000 tấn nhé bác, FTM chỉ làm sợi cotton thôi nên không tính nhé ;)
    loverain2307binbo thích bài này.
  4. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    Sợi cotton và sợi nhân tạo mình thấy cạnh tranh khá gay gắt đó chứ, liệu có là vấn đề của FTM?
  5. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.109
    Không nhé, FTM sản xuất sợi cotton chủ yếu phục vụ làm chăn, áo khoác mùa đông vì giữ nhiệt, mềm. Sợi polyester không phổ biến làm chăn, áo khoác bác
    duongnguyen2408loverain2307 thích bài này.
  6. loverain2307

    loverain2307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2016
    Đã được thích:
    302
    FTM đang sideway khoảng tuần nay, nhiều nđt bảo có game kéo lên nhưng hiện tại đang tích lũy chờ cầu vào
    tuananh03, MinhQuan1985khangsinh thích bài này.
  7. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.109
    Quý IV này chạy thử nhà máy số 6, đầu sang năm chạy chính thức dự kiến doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, giá thường chạy trước ;) Mình thấy cơ bản ổn rồi chỉ chờ hành động của mấy BBs
    MinhQuan1985duongnguyen2408 thích bài này.
  8. binbo

    binbo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    706
    FTM định làm kế hoạch khép kín chuỗi giá trị dệt may thế nào đó, lần lượt từng khâu hay sao
  9. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Cho các bác nào muốn tìm hiểu về ngành bông của nước mình.

    Việt Nam thu 3,59 tỷ USD từ xuất khẩu sợi nhưng phải chi 2,36 tỷ USD để nhập khẩu bông

    Chưa năm nào lượng ngoại tệ chi ra để nhập khẩu bông nguyên liệu về phục vụ nhu cầu kéo sợi của các doanh nghiệp trong nước tăng kỷ lục như năm 2017, với 2,36 tỷ USD, tăng 24,96% về lượng và tăng 41,74% về trị giá so với năm 2016.

    Phụ thuộc 99% nguồn cung cấp bông nguyên liệu từ kênh nhập khẩu, năm 2017, nhập khẩu bông đạt trên 1,29 triệu tấn với trị giá 2,36 tỷ USD, tăng 24,96% về lượng và tăng 41,74% về trị giá so với năm 2016.

    Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) lý giải, nhập khẩu bông tăng mạnh do việc xuất khẩu xơ, sợi dệt tăng mạnh, các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu về để phục vụ sản xuất xơ, sợi dệt xuất khẩu.

    Giá nhập khẩu trung bình mặt hàng bông năm 2017 vào khoảng 1.824 USD/tấn, tăng 13,4% so với năm 2016.

    Năm qua, lượng bông nhập khẩu từ Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu với 634 nghìn tấn, trị giá 1,178 tỷ USD, tăng 27% về lượng và 45,4% về trị giá so với cùng kỳ.

    Với 153.000 tấn, trị giá gần 300 triệu USD, Australia là nhà cung cấp bông lớn thứ 2, tiếp đến là Ấn Độ 170.000 tấn, trị giá 278 triệu USD và Brazil với 123.000 tấn và 226,2 triệu USD…

    Các thị trường có lượng bông cung cấp cho nước ta tăng mạnh trong năm 2017 là: Hàn Quốc tăng 78%; Pakistan tăng 69,0%; Ấn Độ tăng 58,6%; Australia tăng 51,4%... Ngược lại, lượng bông nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 64,1%; Đài Loan giảm 45,4%; Bờ Biển Ngà giảm 27,2%;...

    Xuất khẩu xuất khẩu xơ, sợi dệt của ngành dệt may chứng kiến mức tăng trưởng cao trong năm 2017, với giá trị xuất khẩu 3,59 tỷ USD, tăng 22,7%, tuy nhiên, nhìn vào mức chi nhập khẩu bông về kéo sợi, cho thấy càng xuất khẩu nhiều sợi thì chi nhập khẩu bông nguyên liệu càng lớn.

    Những năm qua, các chương trình mở rộng diện tích trồng bông của ngành dệt may đều thất bại. Diện tích đất đai hạn chế, thổ nhưỡng không hợp nên việc sản xuất bông ngày càng thu hẹp, phần lớn bông dùng cho sản xuất đều từ nguồn nhập khẩu.

    Trong khi đó, nhu cầu bông về kéo sợi của các doanh nghiệp được đầu tư ngày càng gia tăng.

    Sau khi được đầu tư mạnh mẽ trong giai đoạn 2014-2016, hiện Việt Nam có 6,5 triệu cọc sợi với năng suất 1,2 triệu tấn sợi bông nhân tạo. Quy mô sản xuất sợi tăng nhanh nhờ thu hút được các dự án FDI và các nhà máy đã được đầu tư trong giai đoạn trước đi vào vận hành. Trong đó, có thể kể đến những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Texhong với quy mô khoảng 450.000 tấn sợi/năm tại Khu công nghiệp Hải Yên, tỉnh Quảng Ninh và nhà máy mới của Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ công suất 30.000 tấn sợi/năm tại Khu công nghiệp Trảng Bàng 3, tỉnh Tây Ninh.
    khangsinh thích bài này.
  10. khangsinh

    khangsinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    17.109
    Trước là làm mảng dệt nhé bác, nhà máy dệt sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nhà máy sợi.

Chia sẻ trang này