Full House 4 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính t

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bi108, 26/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2335 người đang online, trong đó có 95 thành viên. 01:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21736 lượt đọc và 1036 bài trả lời
  1. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Full House 4 : Tin chi tiết chứng khoán Mỹ - Á - Âu, giá dầu, giá vàng, điểm tin kinh tế tài chính thế giới ( cập nhật theo ngày)

    Nhà 3 lên 100 trang rùi lại xây tiếp nhà 4 thôi.

    Full House 1 : http://www10.ttvnol.com/f_319/1071247.ttvn
    Full House 2 : http://www10.ttvnol.com/f_319/1104934.ttvn
    Full House 3: http://www10.ttvnol.com/forum/f_319/1112173.ttvn

    Đợt này bản tin sẽ thay đổi chút ít vì số tin kinh tế thế giới sẽ nhiều lên và dài hơn trước, tin chứng khoán sẽ giảm bớt đi và chỉ sơ qua tình hình các sàn giờ đóng cửa. Nhưng như vậy chắc vẫn đủ cho mọi người có cái nhìn tổng thể về tình hình các các sàn.

    Giờ post bài :
    Chứng khoán Mỹ + dầu + vàng = post bài lúc 7-8h sáng
    Điểm tin kinh tế = post bài lúc 11-12h trưa
    Chứng khoán Châu Âu + đóng cửa Châu Á + điểm tin = post bài lúc 18-19h

    Mọi người tự chọn lọc thông tin và đưa ra quyết định của riêng mình. Chúc mọi người may mắn và thành công

    @ Topic cung cấp thông tin nhưng không tránh được chuyện xì pam vì đọc tin mãi cũng chán mà. Nếu ai ném đá chuyện xì pam ở topic này thì em mặc kệ đấy . Thời gian ném đá hãy giành cho việc tìm những thông tin cần thiết trong topic. Nếu cảm thấy topic không có ích thì đừng bao giờ vào nữa. Em không thích cái kiểu vào buông 1 vài câu bình luận lãng xẹt ác ý rồi đi ra. Báo cáo HẾT

    Vào nội dung chính thôi
    TEXT KINH TẾ CHIỀU 26-11-08
    Chiếc ghế Giám đốc cơ quan Quản lý Ngân sách Mỹ nhiệm kỳ mới đã có chủ

    Trong những ngày gần đây, cả thế giới đều đang dõi theo ông Obama và sự bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình. Và ông cũng đã chọn được người xứng đáng cho vị trí nằm giữ hầu bao của quốc gia.

    Ngày hôm qua, tổng thống mới đắc cử Barack Obama đã chính thức bổ nhiệm ông Peter Orszag giữ chức vụ Giám đốc Cơ quan quản lý ngân sách của Nhà trắng.
    Đồng thời ông Rob Nabor cũng được lựa chọn làm Phó giảm đốc của cơ quan này.

    Ông Obama cho biết hai nhân vật đứng đầu mới của cơ quan quản lý ngân sách của Nhà trắng này có nhiệm vụ xem xét việc chi tiêu của chính phủ và loại bỏ những kế hoạch lãng phí.

    ?oĐể có thể đầu tư vào những việc cần thiết thì chúng ta cũng phải sẵn sàng loại bỏ những dự án không mấy cần thiết.?

    ?oTrong thời điểm khó khăn hiện tại, khi chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt và nền kinh tế suy thoái thì việc cải tổ lại ngân sách không phải là một lựa chọn. Nhưng đó là một điều bắt buộc.
    Chúng ta không thể giữ vững được hệ thống nếu như vẫn để thất thoát hàng tỳ đô la tiền thuế vào những chương trình không hiệu quả hoặc tồn tại chỉ vì sự can thiệp của một nhóm các nhà chính trị, các nhà vận động hành lang hay một nhóm lợi ích nào đấy.?

    Mặc dù cho đến ngày 20/1/2009 ông Obama mới chính thức tiếp quản Nhà trắng, nhưng đội ngũ các nhà tư vấn kinh tế của ông Obama đã đưa ra kế hoạch chi tiết cho một gói hành động chiến lược tầm nhìn 2 năm trị giá hàng triệu đô la nhằm bảo đảm 2 triệu rưỡi công ăn việc làm.

    Ông Obama đã nói rằng ông đã yêu cầu đội ngũ của mình: ?oHãy suy nghĩ lại và hành động bằng cách khác?T? để có thể đáp ứng với những thách thức mới.

    ?oChúng tôi sẽ rà soát lại ngân sách của liên bang, từng trang, từng dòng một. Và loại bỏ những chương trình không cần thiết, và đảm bảo rằng chúng tôi sẽ sử dụng ngân sách một cách hiệu quả nhất.?

    Trong tình hình suy thoái kinh tế hiện nay thì chức vụ Giám đốc Cơ quan quản lý Ngân sách quốc gia chắc chắn sẽ không phải là một nhiệm vụ nhẹ nhàng. Tuy nhiên thời gian sẽ chứng minh năng lực của ông Peter Orszag cũng như tổng thống mới đắc cử Barack Obama trong việc đưa nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái.


    Đức ?" BMW cho ra đời dòng xe chạy điện mới
    Người tiêu dùng dường như đã quá mệt mỏi với những diễn biến lên xuống thất thường của giá xăng dầu. Nằm bắt nhu cầu đó, các hãng xe hơi của Đức đang muốn chớp thời cơ tung ra thị trường dòng xe chạy điện mới.
    BMW ?" hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới đã hợp tác với một công ty Thụy Điển để cho ra đời dòng xe chạy điện mới mang tên Mini E. Đến đầu 2009, sẽ có 50 chiếc xe loại này được đưa vào chạy thử nghiệm trên đường phố Berlin.
    Norbert Reithofer, BMW CEO:
    ?oĐầu tiên là chúng tôi phải tìm hiểu cách vận hành của một chiếc oto chạy điện. Làm thế nào để chúng có thể đưa vào ứng dụng với tình hình hạ tầng cơ sở hiện có ở Berlin? Liệu có thể nhanh chóng xây dựng một mạng lưới các trạm nạp điện trên khắp nước Đức?.?
    Dự án này cũng đã nhanh chóng được các bộ trưởng Bộ môi trường Đức tán thành.
    Sigmar Gabriel, German Environment Minister
    ?oĐã đến lúc phải đầu tiư vào các công nghệ mới. Chính phủ cần tạo điều kiện cho việc này và nếu cần thiết thì cũng nên trợ cấp kinh phí.
    Trong một vài năm nay, Đức là quốc gia giữ vai trò đi đầu trong việc sử dụng năng lượng có thể thay thế và đây không phải là dự án đầu tiên của nước này trong việc sử dụng nguồn năng lượng bền vững này.
    Đối thủ của BMW là Daimler mới đây cũng đã thông báo rằng họ cũng đang hợp tác với công ty điện lực RWE nhằm cho ra đời một dòng xe hơi chạy điện mang tên Smart Electrodrive.
    Tuy nhiên những tổ chức hoạt động vì môi trường như Greenpeace đã lên tiếng phản đối dòng xe chạy điện và cho rằng trên thực tế chúng không dùng năng lượng xanh như đã được quảng cáo rùm beng.
    Nhưng những tập đoàn sản xuất ôtô như BMW trong nỗ lực thu hút khách hàng lại đang ra sức chứng minh rằng cảm giác ngồi sau tay lái của những chiếc xe chạy điện thậm chí còn thú vị hơn ngồi sau tay lái của một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Chiếc Mini E có thể đạt tới vận tốc 250km/h sau khi được sạc đầy bình ắc quy.
    Dẫu vậy sẽ còn phải mất một khoảng thời gian nữa để có thể xây dựng những trạm nạp điện trên khắp nước Đức.
    Không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu xăng dầu và nhất là không gây ô nhiễm môi trường. Sẽ đến một lúc nào đó, các nước khác cũng sẽ phải noi gương Đức, nhất là các nước phải phụ thuộc lớn vào lượng dầu mỏ nhập khẩu.

    BHP Billiton từ chối mua lại Rio tinto

    Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, rất nhiều tập đoàn lớn đã phải tìm kiếm giải pháp sáp nhập với đối thủ nhằm tránh nguy cơ phá sản. Tuy nhiên tập đoàn khai khoáng lớn nhất thế giới BHP Billiton mới đây đã phải từ bỏ thương vụ mua lại tập đoàn Rio tinto do những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính.

    Tập đoàn khai khoáng lớn nhất thế giới đã từ chối lời đề nghị sáp nhập trị giá 66 tỷ đô la mà tập đoàn Rio Tin to đưa ra.
    Nguyên nhân được tập đoàn này đưa ra là tình hình nhu cầu thị trường đang diễn biến xuống thấp và các nhà chức trách của liên minh châu Âu đã gây sức ép lên vấn đề sáp nhập này.
    Tập đoàn BHP Billiton hiện đang phải đối mặt với một bản báo cáo dài hơn 30 trang phản đối từ các nhà sản xuất thép của liên minh châu Âu.
    Nhưng chiến lựơc gia David Buik của công ty tư vấn BCG cho rằng tình hình kinh tế suy thoái mới là nguyên nhân chính.
    "Rio Tinto hiện đã chào giá 66 tỷ đô la nhưng không còn nghi ngờ gì nữa về việc CEO của BHP Billiton ông Marius Klopper bỗng chốc nhận ra rằng ông khó mà có thể duy trì tham vọng mua lại ban đầu do tình hình thắt chặt tín dụng đang tiếp diễn, tẩt cả các quỹ đều thua lỗ. Và ông đã quyết định một cách không do dự, bỏ lại thòa thuận đã đạt được ở Australia.?
    Dường như các nhà đầu tư cũng hoan nghênh quyết định này của ông Klopper. Gần như ngay lập tức cổ phiếu của BHP đã tăng vọt 15% trong khi cổ phiếu của Rio Tinto lại giảm đến 40%.
    Ông Buik cũng cho biết rằng mặc dù các cổ đông của Rio Tinto có thể bị thất vọng đôi chút nhưng ông cho rằng CEO của Rio tinto ông Albanese đã đúng khi giữ công ty độc lập với BHP Billiton và tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở Trung quốc.
    ?oTôi nghĩ tập đoàn sản xuất nhôm của Trung quốc cũng muốn mua thêm lượng cổ phần của Rio tinto bởi vì theo những gì tôi biết và theo những nhà phân tích khác mà tôi có dịp trò chuyện thì không thể phủ nhận rằng Rio cần giữ vững quyền tự quyết định của mình.?
    Mặc cho tình hình suy thoái kinh tế, nhu cầu của Trung quốc đối với các khoáng sản vẫn vô cùng lớn.
    Tuy vậy BHP Billiton cũng không hề nao núng khi nói rằng họ sẽ tìm kiếm cơ hội ở những đối thủ yếu hơn.
    Cuộc tìm kiếm các cơ hội mua bán và sáp nhập sẽ không bao giờ dừng lại đối với các tập đoàn lớn nhằm thống lĩnh giá cả và thị trường. Nhưng trong tình hình khó khăn hiện nay buộc các tập đoàn này sẽ phải cân nhắc kỹ hơn cho các quyết định tiêu tốn bạc tỷ này.

    Nền kinh tế Ấn độ đang phải đối mặt với những khó khăn và bất ổn

    Dưới tác động rộng khắp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, những nền kinh tế mới nổi đang phải chiến đấu hết sức mình nhằm giữ vững nền kinh tế vẫn còn đang non trẻ. Ấn độ là một ví dụ điển hình cho tình trạng trên.

    Trong mấy năm gần đây, Ấn độ luôn đứng trong hàng ngũ những nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất với hơn 9% , chỉ đứng sau Trung quốc, với sự đầu tư ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường tín dụng dồi dào và bùng nổ hoạt động kinh doanh.
    Nhưng hiện nay, Ấn độ đang chứng kiến tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài đang đồng loạt rút vốn, thị trường tín dụng đóng băng và tình hình bùng nổ kinh doanh đã chững hẳn lại.
    Trưởng ban cố vấn cho bộ Tài chính Ấn độ, ông Arvind Virmani cho biết người dân Ấn độ vẫn còn tiền để đầu tư trong nước, nhưng hiện nay ưu tiên số một của chính phủ là cải tổ cơ cấu của lĩnh vực tài chính, để tạo điều kiện cho những khoản đầu tư này có hiệu quả.
    ?oNhiệm vụ đề ra là cải thiện kênh dẫn vốn của nền kinh tế. Với vai trò là người trung gian, thị trường tài chính sẽ giúp dẫn những khoản tiền tiết kiệm của người dân đến đúng những nơi nào đang cần vốn ?" những nơi đang phải chịu ảnh hưởng của tình trạng suy thoái trên toàn cầu.?
    Mới đây Citibank một lần nữa đã hạ mức tăng trưởng dự đoán của nền kinh tế Ấn độ xuống còn 6.8% trong năm 2008 và 2009.
    Và trong khi chính phủ đang ra sức nhằm ngăn chặn tình trạng suy thoái thì một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Ấn độ là ngành dịch vụ công nghệ thông tin và thị trường bất động sản nước này cũng đã bắt đầu nếm trải những khó khăn. Tình trạng trên cũng nhắc nhở các chính trị gia về một cuộc tranh cử chắc chắn sẽ hết sức khốc liệt vào đầu năm tới.
    Hiện các đảng đối lập đang chỉ trích chính phủ đã không có những hành động thóa đáng và kip thời.
    ARUN SHOURIE, BJP OPPOSITION PARTY:
    ?o Những phản ứng đáng lẽ ra không nên chậm chạp và miễn cưỡng như những gì chính phủ đã làm. Không những chỉ riêng việc đối phó với tình hình khủng hoảng hiện tại mà đối với các vấn đề an ninh quốc gia và cải tổ cũng tương tự.?
    Ông Arun Shourie người đã từng đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng trong chính phủ do đảng BJP lãnh đạo cách đây 4 năm cho rằng những vấn đề nội tại của Ấn độ là nạn tham nhũng và tệ quan liêu thậm chí còn gay gắt và trầm trọng hơn những thách thức từ bên ngoài.
    Cả hai phía đều nhất trí rằng Ấn độ nên tận dụng khai thác tốt hơn những nguồn quỹ dồi dào từ dầu mỏ của các quốc gia Trung đông láng giềng cho những dự án cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên việc này cũng không phải dễ dàng trước tình trạng cạn kiệt tiền mặt và sụt giảm giá dầu như hiện nay.
    Việc cải tổ hệ thống tài chính và bình ổn nền kinh tế vĩ mô đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với Ấn độ vì nó có liên quan mật thiết đến an ninh xã hội và ổn định chính trị tại đất nước có dân sô đông thứ 2 thế giới này.
    Tổng thống Nga đến thăm công ty dầu mỏ quốc doanh Brazil Petrobras

    Hôm nay 25/11, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bắt đầu chuyến công du 3 quốc gia Nam Mỹ. Điểm dừng chân đầu tiên của ông là Brazil. Tại đây, ông sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Brazial của mình, ngoài ra ông còn có cuộc viếng thăm tới công ty dầu mỏ quốc doanh Brazil Petrobras.
    Chỉ trong vòng vài năm qua Brazil đã liên tục phát hiện thêm những mỏ dầu mới. Gần đây nhất, hồi đầu tháng 8/2008, Công ty dầu mỏ Petrobras của Chính phủ nước này cũng thông báo mới phát hiện mỏ dầu nhẹ ở ngoài khơi bang Rio de Janeiro.
    Trong cuộc gặp với giám đốc công ty dầu mỏ Petrobras tại Rio de Janeiro, tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã công bố các kế hoạch thăm dò mỏ dầu nhẹ này.
    Ông Alexander Medvedev, giám đốc công ty dầu khí quốc gia Nga Gasprom cũng tham gia vào cuộc họp và thể hiện mối quan tâm của doanh nghiệp này trong việc thăm dò các nguồn tài nguyên dự trữ của Brazil trong tương lai gần.
    Giám đốc công ty Petrobras ông Jose Sergio Gabrielli đã giới thiệu với đoàn đại biểu Nga về những công nghệ mới nhất được phát triển để thăm dò mỏ dầu nhẹ.
    Tổng thống Nga, người vừa tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Peru cũng sẽ đến thăm Venezuela và Cuba trong chuyến công du kéo dài một tuần đến châu Mỹ Latinh.
    Chuyến công du lần này của Tổng thống Nga Medvedev đến Brazil được coi là ?obước tạo đà phát triển cho mối quan hệ song phương, sự phát triển sâu rộng hơn nữa trong quan hệ đối tác chiến lược thực sự, thúc đẩy hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật nói chung và thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực dầu mỏ giữa hai nước nói riêng. Chúng ta cùng chuyển qua các thông tin khác.

    Đường bay mới của AirAsia từ Luân Đôn đến Kuala Lumpur

    Với phương châm kết nối châu Âu với châu Á, sáng 25/11 hãng hàng không giá rẻ AirAsia X của Malaysia đã khai trương đường bay thẳng từ London tới Kuala Lumpur với giá 99 bảng Anh, bằng 1/5 -1/6 so với giá của các hãng hàng không khác.
    Lễ khai trương đường bay thẳng từ Sân bay Stansted, London, sân bay lớn thứ 3 của Anh, tới Kuala Lumpur của hãng hàng hàng không giá rẻ AirAsia X, một chi nhánh của hãng hàng không giá rẻ AirAsia, Malaysia, được diễn ra tại City Hall, London.
    Chuyến bay thẳng đầu tiên từ London tới Kualar Lumpur sẽ bắt đầu vào tháng 3/2009. Vé bán qua mạng cho đường bay đầu tiên được bắt đầu từ ngày 25/11.

    AirAsia X sẽ thực hiện 5 chuyến bay thẳng mỗi tuần từ London tới Kuala Lumpur và 5 chuyến ngược lại. Mỗi chuyến có giá chỉ với 99 bảng Anh (khoảng 150 USD), trong khi giá vé từ London tới Malysia của các hãng hàng không khác thường ở mức 500-600 bảng Anh.

    Hiện toàn bộ gần 100 máy bay của AirAsia và AirAsia X là máy bay Airbus. AirAsia X đã chuẩn bị một chiếc Airbus 340 có sức chứa tới 286 hành khách cho đường bay mới.
    Đường bay thẳng London ?" Kuala Lumpur là một bước tiến quan trọng để hãng hàng không AirAsia thực hiện tham vọng vươn xa khắp toàn cầu của mình, giúp kết nối giữa châu Âu với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và thúc đẩy du lịch tại khu vực này.
    AirAsia X hiện là hang hang không giá rẻ lớn nhất vùng đông nam á, hang này kỳ vọng sẽ có được lợi nhuận quý tư ở mức cao khi mà hành khách ngày càng quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí cho các chuyến bay.


  2. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Chính phủ Mỹ tiến hành biện pháp mới phá thế đóng băng của thị trường tín dụng
    Washington D.C. đang tiến hành những biện pháp đặc biệt quan trọng để khôi phục lại thị trường cho vay tiêu dùng. Bộ trưởng tài chính Mỹ, ông Henry Paulson đã công bố kế hoạch mới của bộ và FED.
    Chi tiết của gói giải pháp giải cứu nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng được Bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Paulson trình bày trước báo giới. Định hướng mới của gói giải pháp là tập trung vào việc cho vay tiêu dùng, trong đó ưu tiên những lĩnh vực như cho vay mua ô tô, vay học tập và giảm chi phí tín dụng. Ngoài ra, một gói cho vay khác cũng sẽ được giải ngân cho những hoạt động liên quan đến chứng khoán.

    Trong thông báo hôm qua, Paulson và Chủ tịch FED mở rộng phạm vi giải cứu khi quyết định đảm bảo lãnh khoản nợ xấu lên đến 302 tỷ USD, đồng thời bơm thêm 20 tỷ USD tiền mặt cho Tập đoàn Citigroup. Như vậy, đến thời điểm này, Paulson chi gần hết nửa tổng số tiền giải cứu 700 tỷ của chính phủ Mỹ và áp lực lớn nhất hiện nay trước Quốc hội Mỹ là việc hỗ trợ cho các tầng lớp dân thường.
    Tuy nhiên trên toàn nước Mỹ, những người sở hữu nhà đang phải đối mặt với việc bị tịch biên nhà cửa ngày càng diễn ra phổ biến. Tại New York, vào hôm thứ 3, các thành viên của ACORN, một tổ chức cộng đồng lớn của những hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình đã biểu tình phản đối bên ngoài ngân hàng Morgan Stanley.
    Cuộc biểu tình của họ nhằm vào Saxon Capital Inc., một công ty cho vay thế chấp bị Morgan Stanley mua lại vào năm 2006. Các thành viên của ACORN cho rằng Saxon đã quá mạnh tay trong việc tịch biên tài sản, và không cho các khách hang của mình có đủ cơ hội để đàm phán lại các điều khoản của khoản vay.
    Trong khi đó, giá nhà lại chứng kiến mức giảm kỷ lục nữa vào tháng 9, theo chỉ số S&P Case Shiller Index. Và tín dụng thắt chặt đã kìm hãm tiêu dùng trong quý 3; dẫn đến việc suy thoái kinh tế trở nên sâu sắc hơn mức độ được công bố trước đó. Sự hồi phục niềm tin tiêu dung trong tháng 11 từ mức thấp kỷ lục cũng chưa giúp được gì nhiều.
    Đây sẽ chương trình cho vay thứ hai của Fed từ quỹ của Bộ Tài chính. Qũy tiền mặt của Ngân hàng trung tâm, mới đi vào hoạt động từ tháng trước, đã lấy 50 tỷ USD tiền gốc từ Bộ Tài chính và mua lại 272 tỷ USD khoản nợ ngắn hạn từ các công ty Mỹ kể từ ngày 19/11.

    Các chương trình cho vay khẩn cấp khác của Fed khởi động từ một năm trở lại đây bao gồm cung cấp các khoản cho vay cho các ngân hàng thương mại và niêm yết chứng khoán của Bộ Tài chính trên phố Wall đồng thời bơm tiền cho các quỹ chung trên thị trường tiền tệ.

    Niềm tin tiêu dung của người dân Pháp đột ngột tăng

    Mặc dù bầu không khí kinh tế thế giới đang ảm đạm nhưng chúng ta cũng đón nhận một tin tức tốt lành từ nước Pháp khi niềm tin của người tiêu dùng nước này đột ngột tăng lên vào tháng 11.

    Nguyên nhân của điều này là giá nhiên liệu giảm làm chậm lại tốc độ lạm phát đồng thời các hộ gia đình Pháp có nhiều tiền hơn để chi dùng.
    Thước đo đánh giá niềm tin của người tiêu dung tại nền kinh tế lớn thứ hai khu vực châu âu đã tăng lên mức - 43 từ mức thấp kỷ lục - 46 hồi tháng.
    Chi tiêu của dân chúng đã giúp cho nền kinh tế Pháp giảm suy thoái phần nào trong quý 3 khi giá dầu sụt giảm gần 2/3 từ mức cao kỷ lục $147 hồi tháng 7. Cùng lúc đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan nhanh khiến tốc độ tăng trưởng của Pháp gần như dừng hẳn lại trong 3 tháng nay, khiến cho tỉ lệ thất nghiệp tăng lên.
    Trong vài tháng tới thị trường sẽ chứng kiến những tác động tích cực từ việc sức mua được khôi phục, điều này sẽ có thể át đi một phần tác động xấu của tỉ lệ thất nghiệp gây ra.?
    Xếp hạng tín dụng của Toyota giảm

    Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings đã hạ mức xếp hạng tín dụng của tập đoàn sản xuất ô tô Toyota xuống hai bậc. Đây là lần đầu tiên Toyota bị tụt mức xếp hạng trong vòng 10 năm qua.

    Nguyên nhân là do doanh số bán hàng tại Mỹ sụt giảm nhanh chóng trong thời gian gần đây khiến cho doanh thu của công ty tại thị trường này cũng thấp đi đáng kể.

    Trong một thông báo đưa ra ngày hôm nay, Fitch đã hạ mức xếp hạng các khoản nợ không đảm bảo của Toyota từ AAA xuống AA, ám chỉ triển vọng kinh doanh của tập đoàn này đang trở nên u ám trông thấy.

    Trong tháng 10, doanh số bán hàng tại Mỹ của công ty giảm 12%, mức giảm hàng năm thấp nhất kể từ năm 1980, trong khi số liệu của toàn ngành công nghiệp ô tô Mỹ đã giảm đi 15%. Trong tháng 11 Toyota cũng đã phải hạ mức dự đoán lợi nhuận cả năm xuống 56%.

    Xếp hạng nợ thấp khiến các chi phí liên quan đến vay mượn của Toyota tăng lên, và điều này có thể gây cản trở cho kế hoạch tìm kiếm các khoản vay không lãi suất nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng của Toyota tại Mỹ. Đây cũng là trường hợp xảy ra với GM, hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới.

    Hơn nữa, rớt hạng tín dụng cũng khiến cho giá cổ phiếu của Toyota có thể xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Riêng trong năm nay, cổ phiếu của Toyota giảm 51%, hiện xuống còn 2985 yen/cổ phiếu.


    Cấm xuất khẩu lương thực ở một số nước khi giá lương thưc tiếp tục tăng

    Giá lương thực sẽ tăng lên trong năm tới, điều này không chỉ khiến các quốc gia sản xuất mặt hàng này phải nhìn lại vấn đề bảo hộ lương thực mà còn làm náo loạn các thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.

    Đây là thông tin mới được đưa ra theo phân tích của ngân hàng lớn thứ 4 châu Âu UniCredit SpA.

    Trong một nghiên cứu công bố trong tuần này, một chuyên gia phân tích của UniCredit cho biết các chỉ số liên quan đến mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu sẽ tăng lên vào năm 2009. Theo đó, các quốc gia sản xuất nông nghiệp chủ chốt sẽ phải thực hiện các lệnh cấm xuất khẩu trở lại, còn những kẻ đầu cơ sẽ tự ý đẩy giá lương thực lên cao thông qua việc dự trữ vật chất và các hợp đồng tương lai. Cũng theo nghiên cứu này, 6 tháng cuối năm 2009 sẽ chứng kiến tình trạng náo động mới trên thị trường lương thực thực phẩm.

    Bảng số liệu CHART OF THE DAY của Bloomberg cho thấy giá cả mặt hàng này đã tăng đỉnh điểm vào tháng 7, tuy nhiên đã giảm đi 35% trong 4 tháng vừa qua. Đây là số liệu tính theo chỉ số tổng hợp từ UBS AG và Bloomberg trong 10 năm trở lại đây, nghiên cứu ít nhất 13 loại hàng hoá cơ bản, bao gồm lúa mỳ, đậu nành, đường, ca cao và cà phê.

    Theo chuyên gia phân tích của UniCredit, giá cả của nhiều mặt hàng nông nghiệp hiện nay rõ ràng là thấp hơn chi phí sản xuất. Trong năm tới, diện tích đất canh tác có thể sẽ bị cắt giảm, nhưng sản lượng thu hoạch trên mỗi héc ta cũng có xu hướng thấp hơn.


    Tỉ lệ lãi suất trên thị trường tín dụng châu Á tăng khiến các ngân hàng trì hoãn cho vay

    Chi phí cho vay tại các thị trường tài chính lớn nhất châu Á đã gia tăng khi các quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn biến ngày càng sâu rộng. Điều nà đã phủ bóng đen lên các nỗ lực của Mỹ nhằm khôi phục khả năng tín dụng của người tiêu dùng, khiến cho các ngân hàng phải trì hoãn cho vay.

    Tỷ suất lợi nhuận cho vay liên ngân hàng thời hạn 3 tháng tại Tokyo tăng ngày thứ 13 liên tiếp, đạt 0,858%, tỷ lệ tăng cao nhất trong tháng. Tỷ suất lợi nhuận cho vay thời hạn 3 tháng bằng đồng đô la Mỹ tại Singapore tăng ngày thứ 2, tăng 1,2 điểm cơ bản, lên 2,2%. Tỷ suất lợi nhuận cho vay tại Hồng Kông tăng liên tục hơn 1 tuần qua, tăng 4,6 điểm cơ bản, lên mức 1,95%.

    Các ngân hàng hiện đang rất miễn cưỡng trong việc cho các công ty vay mượn vì tình hình doanh thu của ngành này giảm đi sau khi Nhật, Mỹ và Châu Âu dần bước vào cuộc suy thoái đầu tiên kể từ Thế Chiến thứ 2. Xếp hạng tín dụng của nhiều tập đoàn giảm đi, ngành ngân hàng, môi giới và các quỹ tín dụng đang phải tiến hành cắt giảm việc làm. Kể từ năm 2007 đã có gần 1 000 tỷ đôla bút toán giảm cũng như thua lỗ tín dụng.

    Một chuyên gia kinh tế làm việc tại Trung tâm Tài Chính Quốc tế Nhật bản có trụ sở đóng tại Tokio cho biết: ?oTình hình tài chính của ngành ngân hàng trên toàn cầu đang dấy lên nhiều lo ngại. Khi suy thoái kinh tế đang diễn ra trên khắp thế giới, người tiêu dung ở Hàn Quốc và Nhật Bản đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn vay của các ngân hàng, điều này sẽ khiến điều kiện kinh doanh của khối ngân hàng có thể trở nên tồi tệ hơn?.



    Singapore: Sản lượng công nghiệp sụt giảm

    Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã khiến cho nhu cầu về nhiều loại hàng hoá giảm sút, dẫn đến sản lượng công nghiệp của nhiều quốc gia sụt giảm nghiêm trọng. Trong số đó, Singapore là một nước chịu ảnh hưởng khá nặng nề và hiện nước này đã nằm trong danh sách các nước bị suy thoái kinh tế.

    Tính riêng trong tháng 10, sản lượng công nghiệp của Singapore đã sụt giảm lần thứ ba trong vòng 4 tháng khi ngành sản xuất đồ điện tử - một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước này - chịu tác động của việc sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trên toàn thế giới.

    Ngành sản xuất vốn đóng góp 25% vào GDP của Singapore đã sụt giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuần trước, Singapore đã giảm mức dự đoán tăng trưởng xuống còn 2,5%, đây cũng là lần thứ tư trong năm nay nước này giảm mức dự đoán tăng trưởng.

    Sự trì trệ trong sản xuất đã dẫn đến thua lỗ ở rất nhiều công ty, trong đó có cả công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Singapore - Chartered Semiconductor. Thêm vào đó, khoảng 1.500 việc làm ở các nhà máy bị cắt giảm trong quý 3.
    Vào tháng 9, sản lượng công nghiệp của Singapore đã tăng 7,1%, nhưng đến tháng 10 lại sụt giảm 12,7%. Sản lượng của ngành điện tử trong tháng 10 đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái, và điều tương tự cũng đã xảy ra trong tháng 9. Đây là ngành đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng của ngành sản xuất.
    Bên cạnh đó, ngành dược phẩm vốn chiếm 20% sản lượng ngành sản xuất của Singapore đã sụt giảm tới 31,2% trong quý 3 vừa qua.
    Singapore cũng cho hay có thể nền kinh tế sẽ tiếp tục tình trạng suy thoái trong năm 2009 vì xuất khẩu của nước này sẽ sụt giảm nghiêm trọng bởi suy thoái toàn cầu.


  3. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Malaysia: Doanh số các mặt hàng điện tử của Mỹ sụt giảm


    Thêm một thông tin về ngành hàng đồ điện tử. Các nhà sản xuất mặt hàng điện tử của Mỹ tại Malaysia đang phải đối mặt với sự sụt giảm doanh số bán hàng. Không còn nguyên nhân nào khác ngoài sự suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo nhu cầu giảm sút của người tiêu dùng.
    Doanh số bán hàng của các nhà sản xuất đồ điện tử của Mỹ tại Malaysia sẽ sụt giảm trong năm nay và cả năm 2009 tới, khi nhu cầu về các loại máy tính của hãng Dell hay những mặt hàng điện tử khác đều giảm sút rõ rệt.
    Những công ty sản xuất đồ điện tử tại Đông Nam Á có thể sẽ phải cắt giảm nhân công vào năm tới, sau khi họ đã tiến hành giảm bớt thời gian làm thêm giờ, đồng thời để các công nhân của mình nghỉ lễ Giáng Sinh dài hơn. Người phụ trách mảng Công nghiệp điện tử của Phòng thương mại Mỹ tại Malaysia cho biết các công ty buộc phải làm vậy để giảm các loại chi phí.
    Trong tuần này, Malaysia đã tiến hành cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2003 nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước khi sự suy thoái tại các nước lớn như Mỹ, Nhật, và Châu Âu gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu và đe doạ đến việc làm của các công nhân nhà máy. Số liệu của ngân hàng trung ương nước này cho thấy chi tiêu cho ngành công nghiệp sản xuất của Malaysia đã sụt giảm 5 lần trong quý 3.
    Doanh số xuất khẩu của 17 công ty điện tử của Mỹ có thể sẽ sụt giảm trong năm 2008 này, thay vì mức tăng trưởng 0,4% như đã dự đoán hồi tháng 7.
    Các tập đoàn Intel, Motorola và những công ty sản xuất đồ điện tử khác của Mỹ chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, và hơn 25% số chuyến hàng điện tử của nước này.
    Các chuyên gia cho biết, năm 2009 mới là năm các tác động tiêu cực đối với ngành hàng điện tử trở nên rõ rệt và các công ty phải làm điều gì đó để đối phó với tình hình khó khăn này.
    Nga: Mối lo ngại về sự thất nghiệp


    Tỷ lệ thất nghiệp ở Matx-cơ-va đã lên đến 6,1% trong tháng 10 vừa qua. Cắt giảm việc làm đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Nga, nơi mà mức lương trung bình đã tăng 6 lần và tỷ lệ thất nghiệp thì giảm trong vòng 9 năm trở lại đây, trong khi đó, mức tăng trưởng kinh tế trung bình ở vào khoảng 7%.
    Tuần trước, tỷ lệ thất nghiệp được thông báo là đã tăng, sau khi Thủ tướng Nga Vladimir Putin có kế hoạch nâng cao số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu, và biến nước Nga vốn đang là nền kinh tế mạnh thứ 10 trên thế giới trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế hàng đầu vào năm 2020. Một bản khảo sát hôm 6/11 đã cho thấy một nửa số người dân Nga lo sợ rằng họ sẽ bị thất nghiệp trong vòng 3 tháng tới.
    [Người dân -Mironov]

    ?oKhông thể biết chắc điều gì sẽ chờ đợi chúng ta vào ngày hôm sau. Thị trường tràng ngập những người đang tìm kiếm việc làm.?
    Tăng trưởng kinh tế của Nga có thể sẽ giảm 3% vào năm 2009, so với mức 7% vào năm nay. Tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng 6,2% vào cuối năm nay, trong khi đó mức dự đoán cho năm sau là 6,5%.
    Thủ tướng Putin cho biết Chính phủ sẽ chi trả một khoản hỗ trợ thất nghiệp hàng tháng, tối đa vào khoảng 4.900 rubles (tương đương 177,19 đô-la) vào năm tới.
    Hơn 1000 công ty của Nga đã thông báo kế hoạch cắt giảm khoảng 45.000 việc làm trong năm 2008 này. Đã có gần 1,6 triệu người dân đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khoản ngân sách vào năm tới, so với con số 1,25 triệu người trong năm nay.
    Khi còn là tổng thống Nga, ông Putin đã công bố kế hoạch tăng trưởng kinh tế của mình. Trong đó, ông dự báo thứ hạng của giai cấp trung lưu sẽ tăng đáng kể và mức lương trung bình hàng tháng sẽ vượt xa con số 2.000 đô-la. Tuy nhiên, tuần trước ông Putin đã tỏ ra kém lạc quan hơn khi nói về vấn đề này.

    Hàn Quốc cần có những chính sách tài chính hiệu quả hơn để đối phó với khủng hoảng tài chính lan rộng

    Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nền kinh tế lớn thứ 4 tại Châu Á là Hàn Quốc cũng không tránh khỏi guồng quay chung của thị trường. Hôm nay, các nhà điều tiết của quốc gia này cho biết chính phủ cần có những biện pháp tài chính hữu hiệu hơn để đối phó với tình hình trên.

    Hôm nay, các nhà điều tiết kinh tế của Hàn Quốc yêu cầu chính phủ nước này cần có những chính sách tài chính hiệu quả hơn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi tổ chức hợp tác kinh tế đã đưa ra mức đánh giá về tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2009 sẽ giảm xuống dưới 3%.

    Cũng trong đầu tuần này, quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã giảm mức tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm tới xuống 2%.
    Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã giảm lần đầu tiên trong 4 năm. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính lan rộng đã khiến cho ngành xuất khẩu của nước này giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua.

    Các nhà điều tiết kinh tế cũng nhận định rằng các ngân hàng trong nước cần tái cơ cấu bộ máy hoạt động, giảm tỉ suất vốn hiện tại để có thể đối phó với những điều kiện khó khăn nhất khi kinh tế suy thoái.

    Theo báo Hankyoreh, chính phủ Hàn Quốc đang xem xét việc bơm thêm tiền đóng thuế thu nhập của người dân vào các ngân hàng để cân bằng bản quyết toán cuối năm và khuyến khích người dân mua các cổ phiếu ưu đãi do các ngân hàng phát hành.

    Những động thái trên phần nào cũng giúp Hàn Quốc cải thiện được tình hình kinh tế không mấy khả quan.

    Goldman Sachs trì hoãn việc bán cổ phần của mình tại Sanyo của Panasonic

    Panasonic đang có kế hoạch mua lại toàn bộ số cổ phần Sanyo tại Goldman Sachs. Nếu kế hoạch này thành công, Panasonic sẽ trở thành hãng sản xuất điện tử lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ bị trì hoãn.

    Hôm nay, tập đoàn ngân hàng Goldman Sachs cho biết hãng sẽ có thể tạm ngưng kế hoạch bán lại cổ phần của mình tại Sanyo cho tập đoàn sản xuất điện tử hàng đầu của Nhật Bản Panasonic.

    Theo tờ báo Nikkei, nguyên nhân là do giá chào mua mà Panasonic đưa ra là quá thấp. Theo đó, Panasonic đưa ra mức giá là 120 yên một cổ phiếu, tuy nhiên Goldman Sachs lại đòi mức giá là 250 yên một cổ phiếu.
    Được biết Panasonic đã có kế hoạch mua lại đối thủ Sanyo để trở thành nhà sản xuất đồ điện tử lớn nhất thế giới, tuy nhiên các cổ đông của 2 tập đoàn này vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về giá cả.
    Người phát ngôn của Godlman Sachs từ chối đưa ra bất kỳ một thông tin nào về vấn đề này.


    Lãi suất cho vay thế chấp tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua


    Trong tình hình nhạy cảm như hiện nay, bất cứ động thái nào của Cục Dự trữ liên bang Mỹ Fed đưa ra đều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Hôm qua, Fed đã công bố kế hoạch mua lại 600 tỷ đô la nợ xấu. Và ngay lập tức, hôm nay, lãi suất cho vay thế chấp tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
    Lãi suất cho vay thế chấp tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua khi Cục Dự trữ Liên Bang Fed cam kết sẽ mua lại 600 tỷ đô la nợ xấu, sau khi các động thái cắt giảm lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương nước này không có kết quả.
    Theo tổ chức Bankrate Inc, lãi suất cố định trung bình đối với các khoản vay thế chấp thời hạn 30 năm đã giảm từ 6,38% trong ngày hôm qua xuống còn 5,5% vào hôm nay. Đây là mức giảm lớn nhất chỉ trong một ngày trong vòng 7 năm qua.
    Fed đã cam kết sẽ mua lại 500 tỷ đô la nợ của các đại lý, 100 tỷ đô la nợ trực tiếp của hai tổ chức cho vay thế chấp lớn nhất thế giới là Fannie Mae và Freddie Mac, và các khoản nợ của các Ngân hàng cho vay mua nhà ở của Liên bang. Thông báo này đã được công bố vào lúc 8h:15 theo giờ New York vào ngày hôm qua.
    Công bố trên trang web của tổ chức này ngày hôm qua, Fed cho biết: ?oĐộng thái này sẽ được thực thi nhằm làm giảm chi phí và tăng tính thanh khoản tín dụng để mua nhà ở. Điều này sẽ hỗ trợ ngược lại thị trường nhà đất và thúc đẩy cải thiện các điều kiện kinh tế trong thị trường tài chính nói chung?.



  4. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Tin này dịch từ sang chưa kịp up lên, hì hì

    Ngành thép Ukraina bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính. Hãng lớn thứ 2 ?" Iliych cắt giảm 70% sản lượng

    2148EU-UKRAINE-STEEL 01:16
    Hãng sản xuất thép lớn thứ 2 của Ukraine ?" Iliych đã cắt giảm sản lượng đến 70% khi cầu thép giảm mạnh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
    Vladimir Boiko - người đã giữ cương vị giám đốc của hãng này trong 18 năm nay cho biết ông chưa từng phải đối mặt với một khoảng thời gian nào khó khăn như thời điểm hiện nay và rất lo ngại cho đội ngũ công nhân với 54 nghìn người khi nhà máy phải cắt giảm sản lượng.
    ?oCuộc khủng hoảng này mang tính hệ thống và sẽ không có một giải pháp nào có thể giải quyết nhanh gọn được. Chúng tôi cần chuẩn bị cho việc mọi thứ sẽ trở lên tồi tệ hơn. Và chúng tôi cùng cần đưa ra một loạt các chương trình dự phòng đối phó với khủng hoảng.?
    ?oNhờ có các khoản tiết kiệm trước đây, chúng tôi có thể chống đỡ với khủng hoảng trong khoảng 5 đến 6 tháng. Nhưng sau đó thì? chỉ có Chúa mới biết chuyện gì sẽ xảy ra?
    Hãng sản xuất thép lớn thứ 2 và 3 của Ukraina là Iliych và A-zov-stal cũng là các hãng lớn vào khoảng thứ 8 trên thế giới. Ngành thép đóng góp khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội GDP của quốc gia này. Ukraina đã đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình 7% một năm trong khoảng từ năm 2000 đến nay, nhờ giá thép và cầu các sản phẩm về thép đều được duy trì ở mức cao.
    Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu lan tới. Nước này đã phải vay một khoản tiền 16,5 tỷ đô la Mỹ từ qũy tiền tệ quốc tế IMF để hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng. Những diễn biến này khiến người ta lo ngại suy thoái kinh tế sẽ quay trở lại.
    Giám đốc Boiko vẫn chưa sa thải công nhân tại các nhà máy nhưng đã cắt giảm 40% tiền lương bình quân, và cho nghỉ tạm thời tại một số bộ phận.
    Tuy vậy nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho giải bóng đá Euro 2012 sẽ làm tăng cầu về sản phẩm thép, và đây là một tín hiệu khả quan cho ngành này ở Ukraina.
    FED bỏ ra 800 tỷ đô la nhằm làm tan băng thị trường cho vay

    Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã có 2 động thái mới nhằm làm tan băng thị trường cho vay đối với những người mua nhà, người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ, tổng số tiền để thực hiện quyết định này được dự kiến vào khoảng 800 tỷ đô la. Theo đó, FED sẽ bỏ ra 600 tỷ đô la để mua lại các trái phiếu được phát hành hoặc được bảo đảm bởi các công ty bất động sản có đặc quyền chính phủ. Bên cạnh đó, FED cũng sẽ để ra 200 tỷ đô la để hỗ trợ cho các khoản vay tiêu dùng và các khoản vay của các doanh nghiệp nhỏ.
    Với tuyên bố này, FED đã chính thức bắt đầu sử dụng những biện pháp không chính thống, những biện pháp mà chủ tịch của FED ông Bernanke đã phác thảo thảo ra từ 6 năm trước. Các cơ quan hoạch định chính sách hy vọng rằng quyết định này của FED sẽ giúp hạ nhiệt lãi suất vay thế chấp và lãi suất cho vay tiêu dùng, đồng thời bù đắp được sự sụt giảm của khối tài chính tư nhân.(nói)
    Theo kế hoạch mới này thì FED sẽ tiến hành mua lại 100 tỷ đô la nợ trực tiếp của Fannie Mae, Freddie Mc và các ngân hàng trong hệ thống cho vay nội bộ, đồng thời cũng mua lại khoảng 500 tỷ đô la các chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp của Fannie , Freddie và Ginnie Mae, một tổ chức của chính phủ có tiến hành hoạt động phát hành trái phiếu.
    Được biết, hiện nay Fannie và Freddie đang có khoảng 1.7 ngàn tỷ đô la nợ doanh nghiệp khó đòi và khoảng 4.1 ngàn tỷ đô la chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp. (

    OECD: Australia có thể tránh được suy thoái nhờ vào việc cắt giảm lãi suẩt

    Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD vừa đưa ra một nhận định khá khả quan đối với Australia, theo đó tổ chức này cho rằng Australia sẽ tránh được suy thoái thông qua việc cắt giảm lãi suất, điều chỉnh lại chi tiêu chính phủ và củng cố hoạt động xuất khẩu.
    Theo OECD thì tăng trưởng của Australia trong năm 2009 sẽ chỉ đạt 1.7%, thấp hơn so với con số 2.5% của năm nay, tuy nhiên sẽ tăng trở lại và đạt mức 2.7% vào năm 2010. Tỷ lệ lạm phát cũng sẽ giảm và nằm trong ngưỡng mục tiêu từ 2-3% của ngân hàng trung ương.
    Trước đó vào tháng 9, thống đốc ngân hàng dự trữ Australia, ông Glenn Stevens đã giảm lãi suất cho vay xuống còn 5.25%, một mức giảm kỷ lục kể từ cuộc suy thoái năm 1991. Chính phủ Australia cũng đang nỗ lực thúc đẩy hoạt động tiêu dùng bằng việc bỏ ra 10.4 tỷ đô la úc tức khoảng 6.7 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ cho các hộ gia đình, những người có nhu cầu mua nhà ở và những người về hưu.
    Theo nhận định của OECD, mặc dù môi trường kinh tế thế giới đang suy thoái và gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và sự sụt giảm hoạt động thương mại tại Australia là không quá lớn. Tỷ lệ lạm phát giảm và sự cần thiết duy trì tính ổn định của hệ thống tài chính đã phần nào làm cho tình hình tiền tệ bớt căng thẳng. Thêm vào đó, hoạt động chi tiêu của chính phủ cũng đang góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên, tác dụng của những hoạt động nói trên sẽ bị hạn chế nếu niềm tin trên thị trường không được khôi phục.

    Các nhà sản xuất Nhật Bản sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất nếu khủng hoảng tiếp tục
    Trước một tình hình khó khăn như vậy, dường như việc cắt giảm sản xuất của các công ty là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.

    Theo kết quả của một cuộc điều tra được thực hiện bởi 33 kinh tế gia thì sản lượng đầu ra của Nhật Bản trong tháng 9 đã giảm 2.5%. Con số cụ thể sẽ được bộ thương mại Nhật Bản công bố trong bản báo cáo đưa ra vào ngày 28 tháng 11 tới tại Tokyo.
    Các số liệu mới đây cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng trước đã sụt giảm với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong vòng 7 năm trở lại đây. Cùng với việc cắt giảm sản xuất, các công ty Nhật Bản hiện cũng đang đồng loạt tiến hành cắt giảm hoạt động đầu tư và số nhân công. Tập đoàn ô tô Toyota đã phải sa thải 1 nửa số nhân viên tạm thời, Sharp đang cân nhắc việc cắt giảm nhân công và sản lượng sản xuất mặt hàng ti vi màn hình phẳng, trong khi đó, Canon cũng đã cho ngừng việc xây dựng nhà máy sản xuất hộp mực in mới.
    Quý trước, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới ?" đã lần đầu tiên chính thức lâm vào suy thoái kể từ thời điểm năm 2001. Tuy nhiên, các số liệu được đưa ra gần đây cho thấy tình hình dường như càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn: hoạt động xuất khẩu của tháng trước sụt giảm đến 7.7%, và số lượng các đơn đặt hàng khu vực Châu Á, khu vực chiếm tới 1 nửa doanh số xuất khẩu của các công ty Nhật Bản, đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2002.
    Trước một tình hình khó khăn như vậy, dường như việc cắt giảm sản xuất của các công ty là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.

    Chỉ số niềm tin sản xuất của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây

    Một báo cáo mới được công bố cho thấy, chỉ số niềm tin sản xuất của Hàn Quốc đã xuống đến mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây do khủng hoảng kinh tế đang gây ảnh hưởng xấu đến tổng cầu của nước này.
    Chỉ số niềm tin sản xuất là một chỉ số được ngân hàng trung ương Hàn Quốc tiến hành tính toán hàng tháng kể từ năm 2003. Theo đó, chỉ số niềm tin tính cho tháng 12 với sự tham gia của 1409 công ty đã giảm xuống còn 52 điểm, thấp hơn khá nhiều so với mức 65 điểm cho tháng 11. Đây là một số liệu không hề khả quan do bất cứ mức điểm nào thấp hơn 100 cũng cho thấy tâm lý bi quan đang chiếm ưu thế.
    Thực tế của thị trường Hàn Quốc là một minh chứng khá rõ ràng cho sự mất lòng tin này, tính từ đầu năm đến nay, chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc đã mất tới 48% giá trị, đồng won cũng mất giá 38% so với đồng đô la Mỹ. Không chỉ có thế, tăng trưởng kinh tế trong quý 3 rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây và gia tăng xuất khẩu thấp nhất trong vòng 13 tháng gần đây.
    Song song với sự mất lòng tin vào thị trường, hàng loạt các công ty lớn của Hàn Quốc đã phải tiến hành cắt giảm sản lượng. Hôm qua, công ty sản xuất ô tô lớn nhất của Hàn Quốc là Hyundai Motor đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng xe hơi thể thao tiện ích và xe tải cỡ nhỏ. Trong khi Kia Motor, đại gia ô tô lớn thứ hai cũng cắt bỏ hoạt động làm thêm giờ.
    Cùng với chỉ số niềm tin sản xuất, các chỉ số khác của Hàn Quốc cũng đồng loạt sụt giảm, chỉ số xuất khẩu dự kiến giảm từ 93 xuống còn 77 điểm, trong khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.

    Các công ty xây dựng nhà ở của Mỹ kêu gọi cứu trợ từ Chính phủ

    Có thể nói các gói cứu trợ từ chính phủ Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn và gói cứu trợ trong tuần này của CitiGroup đã thúc đẩy những nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ 250 tỉ đô la từ Washington của những công ty xây dựng nhà ở - những công ty bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ tình trạng bất ổn của thị trường thế chấp.

    Jerry Howard, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hiệp Hội Các Công ty xây dựng nhà ở Quốc gia nói rằng ?o Đây không phải là tiền trợ cấp trực tiếp đối với các công ty xây dựng nhà đất, mà là sự trợ giúp đối với những người dân Mỹ nhằm thúc đẩy cách thức mua bán bình thường đã bị ngưng trệ do tình trạng bấp bênh của thị trường nhà đất và việc làm?

    Hiện tình hình nhà đất vẫn còn bất ổn. Tính đến tháng 10 giá nhà bình quân đã giảm mạnh nhất với 11% kể từ năm 1968. Dự đoán việc giảm sức mua của thị trường thế chấp sẽ khiến một số khoản nợ của ngành này tăng lên 3% trong 6 tháng đầu năm tới .

    Tuy nhiên, theo ông Jared Bernstein của Viện chính sách kinh tế thì gói cứu trợ đối với ngành này không thực sự là một cách giải quyết tốt nhất ?oTình hình hiện tại cho thấy những người mua nhà tiềm năng đang phải đối mặt với những vấn đề về thu nhập và việc làm.Vậy nên bạn phải biết chính xác rằng bạn thực sự muốn tìm cái gì ở đó. Có lẽ vấn đề quan trọng nhất là rất nhiều các công ty xây dựng nhà ở đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc chi trả nợ thế chấp như không có khả năng thanh toán, bị tịch thu tài sản để thế nợ. Và tôi nghĩ rằng người nào đó thực sự cần an toàn trong tình hình thị trường thế chấp bấp bênh như hiện nay thì những người đó là công chúng những người mà chúng tôi muốn đạt đến và muốn giúp đỡ?

    Những quyết định về gói cứu trợ này lại phụ thuộc vào các nhà lập pháp những người sẽ xem xét giúp đỡ khi nào và bao nhiêu.





    Được bi108 sửa chữa / chuyển vào 19:14 ngày 26/11/2008
  5. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    hic hic mệt quá thôi đi ăn cơm đã
    Hôm nay lắm tin mà tin dài thế
    Mai cắt bớt đi cho gọn
  6. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    Thương em Bi quá.
    Cố lên nhé.
  7. bi108

    bi108 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    3
    anh đọc tin thấy có dài không ạ
    Liệu có phải cắt bớt đi không nhỉ vì em trích dẫn lời nhiều người nói quá
  8. meocon145

    meocon145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Đã được thích:
    0
    vào thăm nhà em Bibi cái nhỉ
    tin post vậy là được roài đó

    chúc mừng nhà mới sớm hoàn thành vượt tiến độ nhà trước nha












  9. everest2404

    everest2404 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    0
  10. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    Một số tin không quan trọng thì nên cắt đi, để em Bi còn thời gian làm việc nữa nhỉ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này