1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

G-Bank đổi tên thành NHTMCP Dầu khí Toàn cầu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnog, 12/02/2007.

4175 người đang online, trong đó có 282 thành viên. 08:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 853 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. vnog

    vnog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    0
    G-Bank đổi tên thành NHTMCP Dầu khí Toàn cầu

    Ngân hàng TMCP Toàn cầu vừa cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc đổi tên của Ngân hàng TMCP Toàn cầu (G - Bank) thành Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (Global Petro Commercial Joint Stock Bank - GP Bank). Năm 2006, GP - Bank bắt đầu chính thức đi vào hoạt động theo mô hình một ngân hàng cổ phần đô thị với sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (Petro Việt Nam) trong vai trò là một cổ đông chiến lược. Hiện tại, Petro Việt Nam đang đóng góp và nắm giữ 20% cổ phần ở Ngân hàng này. Hiện tại, GP-Bank có vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 2000 tỷ đồng. Năm 2006, GP- Bank đã tập trung phát triển mạng lưới giao dịch và tăng cường các sản phẩm dịch vụ. Đến nay, GP-Bank đã có 35 điểm giao dịch trên toàn quốc. Ngày 12/2, GP- Bank tiếp tục mở thêm phòng giao dịch Cao Thắng tại khu vực Chợ Đồng Xuân - Hà Nội với các dịch vụ huy động tiết kiệm, cho vay, thu đổi ngoại tệ..
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam Trần Ngọc Cảnh trả lời phỏng vấn báo QđNd:

    Phấn đấu trở thành một trụ cột kinh tế nước nhà

    Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở nào, hoạt động theo phương thức nào?

    Tổng giám đốc Trần Ngọc Cảnh (TGĐ): Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc và các ban quản lý dự án của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Tập đoàn này do Thủ tướng Chính phủ nắm trực tiếp, có quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng các thành viên theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tổng giám đốc Tập đoàn do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng sau khi được Thủ tướng chấp thuận. Thủ tướng cũng quyết định phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng quản trị và ý kiến của các bộ Công nghiệp, Kế hoạch và đầu tư. Các công ty con của tập đoàn bao gồm các tổng công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, công ty cổ phần Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn.

    PV: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành dầu khí đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong năm qua. Đồng chí có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

    TGĐ: Năm 2006, Tập đoàn phải đối mặt với nhiều khó khăn như: trữ lượng dầu khí tập trung ở các vùng còn mở, nước sâu, xa bờ, có điều kiện triển khai phức tạp, đòi hỏi chi phí cao. Trạng thái khai thác ở một số mỏ đặc biệt trong đối tượng móng nứt nẻ có nhiều biểu hiện bất thường dẫn đến việc thực hiện kế hoạch năm còn gặp nhiều khó khăn... Tuy nhiên, ngành dầu khí vẫn cố gắng khắc phục khó khăn và đạt kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất-kinh doanh của ngành đạt mức tăng trưởng tốt đóng góp tích cực cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước. Hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài đạt những kết quả khả quan, mở ra cơ hội hợp tác mới đầy triển vọng để phát triển và mở rộng các lĩnh vực hoạt động công nghiệp dầu khí ở trong nước, gia tăng nguồn trữ lượng và sản lượng dầu khí khai thác ở bên ngoài.

    Trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến 2025, quyết định thành lập Công ty mẹ ?" Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, số 199/Đ-TTg ngày 29-8-2006, trong năm 2006, ngành Dầu khí đã tích cực thực hiện công tác kiện toàn bộ máy tổ chức, đổi mới doanh nghiệp và nhiều biện pháp đồng bộ khác để nhanh chóng chuyển hoạt động của ngành theo cơ chế tập đoàn, tiếp tục phát triển bền vững và hội nhập có hiệu quả, hoàn thành được các mục tiêu chiến lược phát triển đã đề ra.

    PV: Tại lễ ra mắt tập đoàn, một trong những yêu cầu cấp bách đã được Thủ tướng *************** chỉ ra là PetroVietnam phải khẩn trương đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò, tìm ra các mỏ mới nhằm gia tăng sản lượng khai thá đã đề ra. Đồng chí có thể cho biết rõ hơn về công tác này trong thời gian tới?

    TGĐ: Trong năm qua, hoạt động thăm dò dầu khí của ngành tiếp tục duy trì ở nhịp độ cao, với 7 hợp đồng mới được ký cho 8 lô ở trong nước, đưa tổng số hợp đồng còn có hiệu lực lên 35 hợp đồng. Đã thu được nhiều phát hiện khả quan, gia tăng trữ lượng dầu khí ở tất cả khu vực (các lô có hợp tác đầu tư với nước ngoài, các khu vực mà ngành tự triển khai và các hợp đồng ở nước ngoài). Ngành đang tích cực xúc tiến thu hút đầu tư cho các lô ở trong nước còn mở, ký được thỏa thuận về hợp tác dầu khí với Vê-nê-xu-ê-la. Như vậy, hoạt động thăm dò dầu khí của ngành trong năm 2007 và những năm tiếp theo chắc chắn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh và thu được những kết quả tốt. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn xác định mục tiêu thực hiện gia tăng trữ lượng ở mức 35-40 triệu tấn dầu quy đổi để đạt mức 120-150 triệu tấn dầu quy đổi cho cả giai đoạn 2006-2010. Trong năm 2007, Tập đoàn tiếp tục triển khai thực hiện các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí trong nước và ở nước ngoài, phấn đấu ký được từ 3-4 hợp đồng dầu khí mới ở trong nước và ký hợp đồng mua từ 1-2 mỏ dầu khí ở nước ngoài; tăng cường tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới vào các dự án thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài; tích cực triển khai các đề án tự đầu tư tìm kiếm thăm dò ở bể sông Hồng và thềm lục địa Việt Nam.

    PV: Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tức là quá trình hội nhập sẽ thực sự diễn ra mạnh mẽ hơn. Xin đồng chí cho biết những thuận lợi và khó khăn đối với ngành dầu khí trong những năm đầu tiên này?

    TGĐ: Có thể nói, dầu khí là một trong những ngành sớm thực hiện việc hội nhập quốc tế, các lĩnh vực hoạt động của ngành được đầu tư phát triển khá đồng bộ, đội ngũ cán bộ và chuyên gia được đào tạo khá tốt, đã qua thực tế công tác và tích lũy kinh nghiệm, đó sẽ là những yếu tố quan trọng bảo đảm để ngành dầu khí tiếp tục phát triển bền vững, thực hiện hội nhập có hiệu quả.

    Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu chiến lược đã đặt ra trong môi trường hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, ngành dầu khí cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Thứ nhất là cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong việc giành quyền đầu tư thăm dò và sở hữu các khu vực có tiềm năng dầu khí khi mà dầu mỏ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thứ hai là cạnh tranh trong các hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Thứ ba là cạnh tranh trong việc thu hút lao động có trình độ cao.

    PV: Là tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, ngành dầu khí đã chuẩn bị như thế nào để bước vào hội nhập?

    TGĐ: Để hội nhập thành công, bảo đảm tiếp tục phát triển bền vững, thực hiện được các mục tiêu chiến lược, thời gian qua và đặc biệt trong năm 2006, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác kiện toàn tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp, đổi mới hoạt động quản lý và điều hành theo hướng tập đoàn, cùng nhiều biện pháp đồng bộ khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn doanh nghiệp. Phương châm hành động của Tập đoàn là: "Phát huy thế mạnh, chung sức chung lòng, đổi mới quyết liệt, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tăng tốc phát triển".

    Ngành dầu khí Việt Nam tin tưởng rằng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, ngành sẽ phát huy sức mạnh tập thể, tích cực đổi mới để vượt qua mọi thách thức, tranh thủ tốt các cơ hội thuận lợi và phát triển mạnh mẽ.

    PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

    ĐỖ XUÂN TÙNG (thực hiện)
  3. vnog

    vnog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Cái bài trên lâu rồi, bây giờ có bài về các thành tưu 2007 hay hơn.
  4. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh:

    Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam phải đi đầu trong công cuộc CNH, HĐH đất nước



    Sáng 12/2, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tới thăm và chúc Tết Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam).

    Đồng chí Tổng Bí thư đã nghe đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam báo cáo về tình hình hoạt động của Tập đoàn trong năm 2006; những phương hướng, mục tiêu trong năm 2007 và đặc biệt là việc triển khai thực hiện Kết luận số 41 ngày 19/1/2006 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển của Ngành Dầu khí Việt Nam.

    Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng tập thể cán bộ, công nhân viên Ngành Dầu khí về những thành tích to lớn mà Ngành đã đạt được. Đồng chí khẳng định, trong hơn 30 năm qua, Ngành đã nỗ lực phấn đấu, phát triển mạnh mẽ và đang từng bước trở thành một ngành kinh tế hoàn chỉnh, có nhiều đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế đất nước. Cơ cấu tổ chức của Ngành Dầu khí đã và đang được sắp xếp lại; cơ chế quản lý từng bước được hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân kỹ thuật phát triển nhanh, thay thế được nhiều vị trí quan trọng trong tất cả các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và dịch vụ kỹ thuật mà trước đây do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm? Trong năm 2006 vừa qua, Ngành đã đạt được những thành tích rất đáng phấn khởi: doanh thu đạt trên 180 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2005 và chiếm gần 18% GDP của cả nước; nộp ngân sách Nhà nước trên 80 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% và chiếm 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước.

    Tổng Bí thư chỉ rõ: mục tiêu của Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị xác định trong Kết luận số 41 ngày 19/1/2006 là phát triển Ngành Dầu khí đồng bộ, mang tính đa ngành và liên ngành, trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, dựa trên tiềm năng dầu khí ở trong nước và nước ngoài. Đồng chí nhấn mạnh: Dầu khí là ngành kinh tế chiến lược nên phải là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phải tăng cường phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tiếp tục đầu tư, trang bị các phương tiện nghiên cứu khoa học hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành. Ngành cũng cần đa dạng hóa hơn nữa các hoạt động sản xuất, trong đó đặc biệt chú trọng tới lĩnh vực chế biến dầu và dịch vụ dầu khí; tăng cường kêu gọi đầu tư nước ngoài vào công tác thăm dò, khai thác và chế biến trong nước; đồng thời tích cực triển khai đầu tư, tìm kiếm, thăm dò dầu khí ra nước ngoài. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư, hình thức huy động vốn, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tài chính của Tập đoàn. Đồng chí chỉ rõ, Ngành Dầu khí cần phải đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà máy lọc dầu, đặc biệt là Nhà máy lọc dầu Dung Quất; cố gắng xây dựng nguồn dự trữ dầu lửa chiến lược nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế nước ta; khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để khai thác và sử dụng lâu dài.

    Tổng Bí thư hoan nghênh việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng được các chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược phát triển của Ngành. Tuy nhiên, đồng chí nhấn mạnh điều quan trọng là phải tổ chức thực hiện cho được những chương trình, chỉ tiêu đó. Tập đoàn phải chú trọng hơn nữa tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của Ngành. Với những đặc thù của một ngành công nghiệp nặng nhọc và nguy hiểm, Tập đoàn cần quan tâm chăm sóc và tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên, cũng như gia đình của họ. Tổng Bí thư kêu gọi các tổ chức Đảng nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của mình để lãnh đạo Tập đoàn thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra. Trước mắt các tổ chức Đảng cần tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động ?oHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? trong toàn thể cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn.

    Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tin tưởng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu và đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước. Nhân dịp Tết Đinh Hợi sắp tới, đồng chí chúc toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thắng lợi mới to lớn hơn nữa ./.

    TTX
  5. vnog

    vnog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhắc hở ý mà, ra sức phấn đầu vì người dầu, dân mạnh, ý à nhầm, dân giầu nước mạnh. Nói chung là phấn đáu đủ mọi mặt, chạy toé khói để tìm dầu, khổ thế đáy, dân kỹ thuật bọn em, cắm mặt với bàn, trả ngẩng cao đầu như các bác Cổ Cồn Trắng buôn tứng khoán được. Ụi rời, toàn dân chơi chứng khoán, chỉ có mấy thằng kỹ thuật cóc biêt gì, nếu kỹ thuật biết buôn chưng khoán thì thành gì gì nhỉ?

Chia sẻ trang này