Gặp gỡ với “Chàng trai Tàu hũ” Nguyễn Duy Anh - Cao thủ F319 một thời để nhớ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi vietsopetro, 22/06/2013.

4203 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 07:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1109 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Gặp gỡ với “Chàng trai Tàu hũ” Nguyễn Duy Anh

    Với người trẻ mê kinh doanh thì câu chuyện của Nguyễn Duy Anh (sinh năm 1980) rất thú vị. Sau khi học Thạc sĩ Thương mại điện tử ở Úc trở về nước, chàng trai này làm việc cho TS Kinh tế Alan Phan và bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai). Tuy nhiên, giờ đây, Duy Anh đang chăm chỉ nấu tàu hủ và chạy bàn ở một quán nhỏ giữa Sài Gòn.

    Từ trước đến nay, nhắc đến tàu hủ (tào phớ, theo cách gọi của người miền Bắc) là nhắc đến đôi quang gánh trên vai những người phụ nữ tảo tần, đi len lỏi trong các hẻm ngõ đô thị. Ngày còn nhỏ, Duy Anh cũng từng rất mê món này. Lớn vẫn mê, vẫn nhớ. Và một câu hỏi đặt ra: Làm sao để người ta có được một nơi thưởng thức tàu hủ sạch và lúc nào muốn ăn là có?


    [​IMG]
    Chân dung Chàng trai Tàu Hũ Nguyễn Duy Anh

    Nhận thấy kinh doanh tàu hủ ở TP. HCM là mảnh đất tiềm năng, Duy Anh khăn gói xuống Trà Vinh “tầm sư học đạo”. Người dạy nghề cho anh chàng từng làm nghề bán tàu hủ hơn chục năm.

    Học xong công thức chính, Duy Anh vẫn tiếp tục nấu, thử đi thử lại nhiều lần cho đến khi món tàu hủ đạt tiêu chuẩn của chính mình. Anh tâm sự: “Trước khi thuyết phục người khác dùng sản phẩm, mình phải thấy hài lòng trước. Nếu mình không thấy ngon, thấy “ghiền” thì không thể đòi hỏi người khác thích sản phẩm của mình được”. 20 món trong thực đơn quán tàu hủ ra đời như: Tàu hủ thanh nhiệt, mủ trôm, lười ươi… Tất cả đều hướng đến sự thanh mát, hữu ích cho sức khỏe và… ngon. Các nguyên liệu của quán Tôi yêu tàu hủ đều được anh chàng tự tay làm hay đặt từ những nguồn tin cậy. “Ba chữ ngon – bổ – rẻ đơn giản nhưng trong kinh doanh là cả một bài toán khó, bắt người bán hàng vò đầu bứt tóc rất nhiều”, Duy Anh kết luận.

    Dù gia đình khá giả luôn tạo điều kiện để con trai làm những việc “hoành tráng” nhưng Duy Anh vẫn muốn đi theo con đường đang đi. Chàng trai bộc bạch: “Trên đời này có 3 loại người. Thứ nhất là dám làm và thành công. Thứ hai, dám làm và thất bại. Thứ ba, không dám làm gì cả. Người dám làm và thành công thì quá tuyệt. Người dám làm nhưng thất bại, mình cũng có thể bắt tay họ. Nhưng tuyệt đối không nên là mẫu người thứ ba. Hy vọng, việc trở thành tỷ phú là không hề khó″, Duy Anh bộc bạch.


    [​IMG]
    Tàu hủ thanh nhiệt, mủ trôm, lười ươi… Tất cả đều hướng đến sự thanh mát, hữu ích cho sức khỏe và… ngon​

    Trong thời gian tới, Duy Anh dự định phát triển chuỗi quán Tôi yêu tàu hủ. Duy Anh tính, khi tàu hủ trở thành một trào lưu kinh doanh, ít nhất anh chàng đã có trong tay 4 – 5 quán.n

    “Phương án B”

    Duy Anh là con trai HLV Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Kỹ thuật, CLB Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Cách nói việc kinh doanh tàu hủ là “phương án B” cũng chính là cách các HLV bóng đá thường dùng khi gặp những trở ngại phải thay đổi chiến thuật. Chuyện kinh doanh của Duy Anh cũng vậy.
    Năm 2004, tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, trường ĐH KHTN (ĐHQG TP. HCM), vào làm việc cho một tập đoàn công nghệ thông tin lớn, Duy Anh mới nhận ra, nhân lực IT không được trả giá tương xứng với sức lao động bỏ ra. Chàng trai quyết định lên đường sang Sydney để học Thạc sĩ Thương mại điện tử.

    Ở Úc, Duy Anh đi làm trong một nhà hàng với thù lao 12 đôla/giờ. Nhờ làm việc trong nhà hàng, Duy Anh nhận ra, người làm chủ mới là người cực nhọc nhất chứ không phải là người làm công. Chi tiết này tuy nhỏ nhưng đã vỡ ra cho Duy Anh nhiều suy nghĩ lớn. Năm 2006, hoàn thành chương trình Thạc sĩ, Duy Anh nhận ra cái “được” lớn nhất chính là được trang bị các kỹ năng làm việc hiện đại và tư duy lôgíc. Nhưng một yêu cầu khác – có một nghề trong tay – thì theo anh chàng, là vẫn chưa đạt.

    Duy Anh về nước làm Giám đốc Đầu tư của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở Đà Nẵng. Cơn sốt chứng khoán cộng với sự nhanh nhạy giúp chàng trai phất lên rất nhanh. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của Duy Anh “ngấm đòn”, thua lỗ và gần như mất trắng.
    Trở về Sài Gòn, Duy Anh làm việc cho trang web tài chính Vinabull của Tiến sĩ Kinh tế Alan Phan với cương vị Giám đốc Phát triển kinh doanh, trước khi chuyển sang VinaSecurity (Công ty chứng khoán thuộc Quỹ Đầu tư VinaCapital) và sau đó là Giám đốc Đầu tư của tập đoàn Hoàng Long. “Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến các công ty, tập đoàn và ngay cả chính bản thân mình. Bài học đầu tư dàn trải, thiếu tầm nhìn, không tập trung vào một thế mạnh nhất định, với mình, là bài học lớn”, Duy Anh chia sẻ.

    Và từ đó, “phương án B” – mở quán bán tàu hủ xuất hiện trong đầu chàng Thạc sĩ. Anh chàng “bật mí”: “Trong tình hình kinh tế như hiện nay, mình tin rằng, “phương án B” sẽ thành phương án chính trong tương lai”.

    Giám đốc Kỹ thuật Nguyễn Văn Vinh, bố Duy Anh, thỉnh thoảng ghé Tôi yêu tàu hủ. Nhìn cơ ngơi nhỏ bé và công việc vất vả của đứa con cưng, ông rất xót con. Nhưng Duy Anh tin cha mẹ mình sẽ hiểu, sau những thăng trầm, vấp ngã, đứa con trai họ đang đi từng bước chậm và chắc “trên mặt đất”, bằng chính đôi chân của mình.Nếu quan tâm đến mô hình kinh doanh này hay đơn giản là muốn thưởng thức tàu hủ do Duy Anh nấu, bạn có thể ghé số 49 Tô Hiến Thành, Q. 10, TP. HCM hoặc truy cập địa chỉ www.facebook.com/toiyeutauhu

    XUÂN HUY
  2. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh và Thuyền trưởng Cương tại TÔI YÊU TÀU HŨ

    [​IMG]
  3. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. nhadautu1970vn

    nhadautu1970vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Đã được thích:
    0
    Duy Anh về nước làm Giám đốc Đầu tư của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ở Đà Nẵng. Cơn sốt chứng khoán cộng với sự nhanh nhạy giúp chàng trai phất lên rất nhanh. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của Duy Anh “ngấm đòn”, thua lỗ và gần như mất trắng.
    Trở về Sài Gòn, Duy Anh làm việc cho trang web tài chính Vinabull của Tiến sĩ Kinh tế Alan Phan với cương vị Giám đốc Phát triển kinh doanh, trước khi chuyển sang VinaSecurity (Công ty chứng khoán thuộc Quỹ Đầu tư VinaCapital) và sau đó là Giám đốc Đầu tư của tập đoàn Hoàng Long. “Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến các công ty, tập đoàn và ngay cả chính bản thân mình. Bài học đầu tư dàn trải, thiếu tầm nhìn, không tập trung vào một thế mạnh nhất định, với mình, là bài học lớn”, Duy Anh chia sẻ.

    hầu hết f319 dính lỗi này[r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    EM YÊU ANH

    TÔI YÊU TÀU HŨ
  6. doi_saigon

    doi_saigon Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2012
    Đã được thích:
    737
    Chú Duy Anh giống tôi hồi trẻ, mà chủ top PR cho chú nó cũng khéo thật, quán chú sẽ đông khách hơn

    Còn chú là Nguyễn Thanh Duy ĐÚNG KHÔNG
  7. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Dịch vụ cầm đồ hàng hiệu

    Quần áo, túi, đồng hồ, nước hoa hàng hiệu... đều có thể trở thành những món đồ được mang đi cầm cố với giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu.

    Chị Phương, chủ một hiệu cầm đồ trên phố Hàng Bạc cho biết bắt đầu mở dịch vụ này từ cuối năm 2012. Cửa hàng nhận cầm tất cả các đồ dùng hàng hiệu như quần áo, giày dép, nước hoa, túi xách, đồng hồ, kính, thắt lưng... Giá trị cầm cố tùy thuộc vào tỷ lệ cũ mới của sản phẩm.

    Thời gian cầm dài nhất đối với các loại túi, đồng hồ là 6 tháng, còn những mặt hàng khác như quần áo, nước hoa... chỉ khoảng 3-4 tháng. Lãi suất khoảng 2.000-3.000 đồng cho một triệu mỗi ngày, khách cầm phải trả hàng tháng. Nếu khách thanh toán chậm từ 3 ngày đến một tuần hoặc cầm đồ quá thời hạn mà không đến lấy, cửa hàng sẽ mang bán sản phẩm để thu hồi vốn.

    [​IMG]
    Một chiếc túi thương hiệu Chanels từng được cầm cố tại cửa hàng của chị Phương với giá vài chục triệu đồng.

    Trên một con phố cổ khác, chủ cửa hàng kinh doanh cầm đồ hàng hiệu được 2 năm nay cho biết, trước đây có nhận ký gửi tất cả các loại quần áo, túi xách, đồng hồ của các nhãn hàng nổi tiếng. Tuy nhiên, gần đây, chị chỉ nhận cầm các loại túi vì loại này dễ nhận biết hàng thật và nhái. Trong số các nhãn hiệu túi, những loại của Chanel, Burberry Hermes, Luis Vuitton... luôn được ưu tiên giá cao, lãi suất cầm thấp từ 1.000 - 1.500 đồng cho một triệu mỗi ngày. Còn với những thương hiệu khác, loại cầm có giá từ 2.000-3.000 đồng.

    Theo chủ cửa hàng, việc thu hẹp sản phẩm cầm cố một phần còn vì đây là loại dễ thanh lý. "Các loại quần áo, nước hoa thì thanh lý khó và không được giá vì nhiều khách hàng còn e ngại khi sử dụng đồ cũ. Trong khi các loại túi chỉ cần chăm chút lại, làm mới sản phẩm là có thể dễ dàng bán giá cao", chủ hiệu cầm đồ cho hay.

    Cũng theo chị, so với 2 năm trước, hiện lượng khách đối với dịch vụ này đông hơn. "Một phần do cửa hàng được nhiều khách biết đến, ngoài ra, nhu cầu cầm cố của nhiều người cũng tăng lên khi công việc làm ăn ngày một khó khăn. Không ít khách đến chỗ chúng tôi đúng lúc bị rơi vào cảnh vỡ nợ", chủ tiệm cho biết.

    Hiện, một số cửa hàng cầm đồ tại Hà Nội trước đây vốn chỉ nhận xe máy, laptop, vàng bạc... đến nay cũng mở rộng đối với các sản phẩm hàng hiệu khi nhận thấy nhu cầu đối với dịch vụ này gia tăng. Anh Tuân, chủ một tiệm cầm đồ trên đường Láng, Ba Đình, cho hay mới triển khai thêm đối với hàng hiệu từ tháng 3 vừa qua.

    Tuy nhiên, anh thừa nhận nếu không cảnh giác rất dễ bị mắc lừa khách hàng. "Điều khó nhất khi làm cầm đồ những mặt hàng này là xác định thật, giả và định giá sản phẩm. Chính vì thế, không phải ai cũng làm được. Không ít lần, khách hàng mang hàng nhái đến để cầm. May mà bà xã mình có kinh nghiệm phân biệt nên mới không bị dính bẫy", anh Tuân nói.

    Bên cạnh cầm đồ các sản phẩm nổi tiếng, đa số các cửa hàng còn triển khai dịch vụ giúp khách hàng thanh lý đồ hiệu. Người ký gửi đồ để thanh lý phải chiết khấu cho cửa hàng 5-10% giá bán sản phẩm nếu có giao dịch thành công.

    Tại cửa hàng của chị Phương, những mặt hàng được thanh lý có giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Chị cho biết, có khoảng 60% là hàng ký gửi, còn lại là đồ được cầm nhưng không được chuộc. Tại cửa hàng của chị, dịch vụ này cũng chiếm 50% doanh thu.

    "Kinh tế khó khăn nên nhiều người đam mê đồ hiệu buộc tìm đến những mặt hàng có giá trị hợp lý hơn, chỉ bằng khoảng 20-30% loại chính hãng", chị Phương cho hay.

    Ngọc Minh
  8. onlyU9

    onlyU9 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Đã được thích:
    5.246
    ÁO ĐỎ NHÌN QUEN QUEN, GIỐNG DIỄN VIÊN GHÌ NHỈ ?GẶP Ở ĐÂU RỒI TRONG 1 LẦN CASTING !
  9. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    al qaeda
  10. 2012

    2012 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    13
    Bại tướng mà dám nói câu này
    Nge cứ như mấy thằng KD đa cấp phát biểu... [r23)]

Chia sẻ trang này