GAS - Thời Vàng Son Quay Về

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 12/09/2024 lúc 07:38.

2690 người đang online, trong đó có 86 thành viên. 01:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 781 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.129
    1. Tổng quan:

    GAS đóng vai trò quan trọng trong quá trình dịch chuyển sang điện khí LNG tại Việt Nam trong trung hạn, là đơn vị có thể cung cấp LNG cho các nhà máy điện khí trong nước. Sản lượng LNG cung cấp dự kiến sẽ tăng mạnh kể từ năm 2025 khi Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đi vào hoạt động; dự phóng sản lượng LNG trong giai đoạn 2024-2025 sẽ tương đương 10.7% và 48.0% tổng công suất bồn chứa LNG Thị Vải giai đoạn 1.

    => Theo đó, doanh thu từ kinh doanh LNG có thể đóng góp lần lượt 2.2% - 8.4% vào tổng doanh thu của GAS,lợi nhuận gộp từ kinh doanh LNG có thể đóng góp 1.1% - 7.0% vào tổng lợi nhuận gộp của GAS trong giai đoạn 2024 - 2025 => Ngoài ra, GAS đang độc quyền trong hoạt động vận chuyển khí và dẫn đầu thị trường LPG (70% thị phần)

    2. Tình hình Tài Chính

    Thị phần: GAS chiếm thị phần lớn trong ngành khí tự nhiên và năng lượng so vs các đối thủ cùng ngành như PV Oil (10-15%), Sai Gon Petro (5-7%) thì con số này vượt trội hơn hẳn cho thấy GAS gần như chiếm lĩnh thị trường về mặt kế toán.

    EPS: EPS của GAS cao do nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

    P/E: P/E của GAS ổn định, thường cao hơn trung bình ngành năng lượng. P/E hiện tại là 17,23, cho thấy cổ phiếu GAS đang được định giá ở mức phù hợp so với mức lợi nhuận hiện tại.

    Khả năng sinh lợi:

    Biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận EBIT, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng đều ở mức tương đối cao, chỉ ra rằng GAS có khả năng sinh lời tốt.

    Các chỉ số ROA, ROE, ROIC, ROCE đều ở mức khá cao, chứng tỏ GAS quản lý và sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư một cách hiệu quả.

    Cổ tức: GAS vừa thực hiện công bố ngày đăng ký cuối cùng vào ngày 16/09/2024. Được biết, công ty sẽ thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ thực hiện 60% mệnh giá (01 cổ phiếu được nhận 6.000 đồng). Ngày thanh toán theo đăng ký là 28/11/2024. -> Đây cũng là mức cổ tức cao nhất trong lịch sử niêm yết của công ty này.

    Điểm nhấn quan trọng trong KQKD Q2/2024


    Trong năm trước, KQKD (2023) của PV Gas đã thu nhận mức tăng trưởng vượt trội, vượt ngoài chỉ tiêu đề ra, với doanh thu đạt 93.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 11.500 tỷ, vượt lần lượt 21,7% và 76,2% so với mục tiêu. Thành công này chủ yếu nhờ giá dầu Brent trung bình 82,28 USD/thùng, cao hơn dự tính, và sản lượng LPG đạt kỷ lục 2,5 triệu tấn, tăng 22,4% so với cùng kỳ, dù giá LPG giảm so với năm 2022.

    GAS công bố lợi nhuận thuần Q2/2024 đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ, vượt dự báo thị trường. Doanh thu đạt 30 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.
    Nửa đầu năm 2024, lợi nhuận thuần đạt 6 nghìn tỷ đồng, giảm 10% nhưng đã vượt 103% kế hoạch năm. Lợi nhuận tăng nhờ giá dầu Brent tăng 8% và sản lượng LPG xuất khẩu tăng gấp đôi, dù tiêu thụ khí khô giảm 24%.
    Chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng mạnh lên 6,5 nghìn tỷ đồng, gấp 4,1 lần so với cuối 2023.

    Trên bảng cân đối kế toán, tính đến cuối quý 2/2024, tổng tài sản của PV Gas đạt 95.167 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng chiếm tới 46% tổng tài sản, đạt 43.919 tỷ đồng (tương đương 1,76 tỷ USD). Đây là lượng tiền mặt lớn nhất tại thời điểm cuối quý mà công ty này ghi nhận trong lịch sử hoạt động.

    -> Với lượng tiền mặt đang nắm giữ, PV Gas được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có nhiều tiền nhất trên thị trường chứng khoán, lớn hơn vốn hóa của một số doanh nghiệp đầu ngành khác.

    Khoản tiền này cũng góp phần gia tăng nguồn thu cho PV Gas thông qua doanh thu tài chính. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu tài chính của công ty đạt 908 tỷ đồng, chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay (831 tỷ đồng).

    Ở phía đối ứng, nợ phải trả của PV Gas tại ngày 30/6 đạt 24.246 tỷ đồng, tăng 8% so với hồi đầu năm. Trong đó, phần lớn là phải trả người bán ngắn hạn, đạt 8.120 tỷ đồng.

    3. Triển vọng:
    3.1. Giá dầu tiếp tục duy trì ở mặt bằng giá cao


    Sản lượng khí chịu áp lực giảm mạnh trong năm 2024 tuy nhiên giá dầu được kỳ vọng neo ở mức cao có thể giúp hỗ trợ giá bán khí của GAS, từ đó phần nào hỗ trợ lợi nhuận. Cụ thể, do giá bán khí cho khách hàng điện và đạm được neo theo giá dầu với công thức “Giá bán = Max (46%*HSFO, giá miệng giếng) + Phí vận chuyển”; trong đó HSFO là giá dầu nhiên liệu Fuel Oil tại Singapore, có biến động khá tương đồng với giá dầu Brent.
    Với các tình hình địa chính trị đang căng thẳng tại Trung Đông, giá dầu có thể tiếp tục leo thang dù trong 6 tháng đầu năm, giá dầu Brent đã giảm từ mức cao nhất xuống 91 USD/ thùng. Dự phóng cuối năm 2024 và sang năm 2050, thị trường dầu thế giới nhìn chung sẽ cân bằng hơn ngay khi OPEC+ tiếp tục chính sách cắt giảm tự nguyện. Nguồn cung dầu thế giới dự kiến tăng 580,000 thùng/ngày trong năm nay lên mức kỷ lục 102,7 triệu thùng/ngày, với sản lượng ngoài OPEC+ tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong khi sản lượng OPEC+ giảm 840,000 thùng/ngày.


    3.2. Nhu cầu khí LNG tăng lên từ giữa năm 2024 để bù đắp lượng khí khô thiếu hụt
    Vào tháng 5-2023, cụm mỏ Lan Tây/Lan Đỏ (lô 06.1) sẽ dừng hoạt động, với lượng khí cung cấp trong năm 2021 là 2,1 tỷ m3 (chiếm trung bình 30% tổng lượng khí huy động mỗi năm), có thể gây ra tì.nh trạng thiếu khí tại khu vực Đông Nam Bộ. Ước tí.nh lượng thiếu hụt sẽ vào khoảng 800 triệu m3 trong năm 2023, và tăng dần lên 2,9 tỷ m3 trong năm 2028.


    → Thực trạng này khiến nhu cầu nhập LNG sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới. Ngoài ra, theo dự thảo Tổng Quy hoạch Phát triển điện VIII (tháng 4/2022), theo tí.nh toán của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ cần khoảng 14-18 tỷ m3 khí LNG vào năm 2030. Điều này củng cố cho triển vọng nhập khẩu LNG tại Việt nam và các dự án LNG của GAS. Hiện tại, GAS đang xây dựng trạm LNG Thị Vải (1 triệu tấn/năm), dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023 (dự kiến nhận dòng khí đầu tiên vào cuối Q4/2022). Ngay sau đó, GAS cũng đang gấp rút đẩy nhanh quá trình xin phép và xây dựng dự án LNG Thị Vải giai đoạn 2 với công suất 3 triệu tấn/năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2024. GAS cũng đặt mục tiêu phát triển trạm LNG thứ 2 – Sơn Mỹ (3-6 triệu tấn/năm) vào năm 2024.

    3.3. Siêu Dự Án Lô B Ô Môn - Quy mô 12 tỷ USD sẽ là yếu tố thay đổi định giá GAS:
    Với vai trò chủ đầu tư chính, chiếm 51% tổng vốn đầu tư của dự án Lô B, tương đương mức đầu tư khoảng 6.2 tỷ USD, GAS sẽ được hưởng lợi chính khi dự án bắt đầu nhận dòng khí đầu tiên vào khoảng cuối năm 2025 - đầu 2026, giúp bù đắp lượng khí thiếu hụt do các mỏ hiện tại đang cạn kiệt. Đi vào chi tiết, thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí (GSA) cho Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Ô Môn II vừa được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) với Liên danh giữa Marubeni Corporation và Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (WTO), được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn đối với ngành dầu khí. Đây là một bước quan trọng để các bên tiếp tục triển khai các công việc cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ chuỗi dự án khí – điện Lô B.

    • Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III – là một trong hai khách hàng tiêu thụ chính lượng khí khai thác từ Lô B, bên cạnh nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV đã nhận được chấp thuận đầu tư từ UBND thành phố Cần Thơ vào 4/8/2022. Việc phê duyệt chủ trường đầu tư dự án này đã gỡ xong nút thắt của dự án sau khoảng 3 năm. Hiện tại, dự án Ô Môn III có thể ký hợp đồng mua bán khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cùng với Ô Môn IV. Đây là tiền đề để triển khai các dự án thượng nguồn khai thác mỏ khí Lô B và đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn. Hiện hai dự án thượng nguồn này đang chờ để có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và chính thức triển khai.

    • Việc đàm phán giá không còn là nút thắt do giá khí khô đã đang ở mức cao. Giá khí tại Lô B là 12 USD/mmBTU, đắt hơn khoảng 30% so với khí khô thông thường. Tuy nhiên, hiện tại lượng khí khô đang cạn kiệt dần, đồng thời giá khí khô cũng đã tăng lên 1,5 - 2 lần trong bối cảnh giá dầu tăng; trong khi LNG nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt có giá cao hơn nhiều, vào khoảng 20 USD/mmBTU. Do đó việc sử dụng khí từ Lô B với giá 12USSD/mmBTU trở nên phù hợp hơn.
    → Khi chuỗi dự án sẽ được nhận được FID và dự kiến bắt đầu triển khai từ cuối năm 2024, sẽ giúp cung cấp ra thị trường 5-7 tỷ m3/năm trong suốt vòng đời khai thác (trữ lượng ước tí.nh vào khoảng 107 tỷ m3 khí). Sản lượng khí ước tí.nh của GAS năm 2026 sẽ tăng khoảng 30-40% so với hiện tại nhờ dòng khí bổ sung từ dự án mới, và doanh thu vận chuyển khí cũng tăng mạnh sau khi đường ống dẫn khí với chiều dài khoảng 386km được đưa vào vận hành.
    NGUYENVUDO thích bài này.
  2. NGUYENVUDO

    NGUYENVUDO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2021
    Đã được thích:
    229
    hết GAS là qua CNG
  3. NGUYENVUDO

    NGUYENVUDO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2021
    Đã được thích:
    229
    hết GAS là qua CNG
  4. NGUYENVUDO

    NGUYENVUDO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2021
    Đã được thích:
    229
    hết GAS là qua CNG
  5. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.129
    OK bro
  6. XomMe

    XomMe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    947
    Cụ chủ chuyên PR cổ phiếu ở vùng đỉnh ngắn hạn, hi hi. Tôi vướng ở VNM giờ lại GAS ;). Quan điểm của tôi là các cụ nhỏ lẻ đừng tham lăn chốt, đợt sau lăn chốt về giá vùng giá tốt hãy vào. Bây giờ TT thanh khoản thấp, xu hướng không rõ ràng, đầy rủi ro. Các cụ đầu tư tiền thịt dài hạn thì tôi không biết nhưng cụ nào đầu cơ hoặc sử dụng đòn bẩy thì xác xuất lãi là thấp. GAS sẽ bay cao vào cuối năm 2025 ;).

Chia sẻ trang này