Gay go đã qua, nhưng nguy cơ vẫn tiềm ẩn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi qcnick90, 27/10/2008.

3961 người đang online, trong đó có 628 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 194 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. qcnick90

    qcnick90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    174
    Gay go đã qua, nhưng nguy cơ vẫn tiềm ẩn

    Đó là ý toát ra từ cuộc trò chuyện giữa Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Cao Sỹ Kiêm và PV báo Tiền phong chung quanh thực trạng và triển vọng của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

    Ông Cao Sỹ Kiêm nói: Cách hạch toán của mình chưa khách quan, ngoài ra có yếu tố ?ođộng cơ? của một số ngân hàng. Không muốn làm chặt cái đó, họ có thể chuyển hạn, gia hạn, làm méo mó thời hạn nợ. Để đánh giá đúng, phải có hệ thống thống kê, theo dõi, giám sát, kiểm toán rất chặt chẽ hoạt động của ngân hàng.

    Có người lập ngân hàng để kiếm lời nhanh

    Thưa ông, một số chuyên gia cho rằng Việt Nam có quá nhiều ngân hàng, nhiều nhưng không mạnh. Nhận định của ông thế nào?

    Thực ra về số lượng cũng không nhiều, nhưng chất lượng chưa đáp ứng được: vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu, nhân sự ít, bị phân tán nhiều nơi. Biểu hiện rõ nhất là chất lượng tín dụng, thanh toán và các dịch vụ không đáp ứng được yêu cầu.

    Còn so với thế giới và ngay trong khu vực, ngân hàng của ta có khoảng cách lớn. Các tài khoản tư nhân của ta chủ yếu vẫn là thanh toán bằng tiền mặt. Còn trên thế giới hình thức này là thứ yếu.

    Nhân sự của họ rất hoàn chỉnh, có hệ thống, kinh nghiệm, thực hiện các dịch vụ rất tốt, nhưng ta thì đầy bất cập. Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, phải khắc phục cái này, nếu không sức cạnh tranh sẽ thấp.

    Gần đây, nhiều ý kiến chỉ trích việc các tập đoàn kinh tế đua nhau thành lập ngân hàng. Phải chăng, đằng sau việc này, tiềm ẩn những nguy cơ?

    Chắc chắn là rủi ro, nợ xấu sẽ cao. Một thời gian dài chúng ta ách lại, gần đây có xu thế đua nhau thành lập ngân hàng với nhiều động cơ khác nhau. Có ?oanh? lập ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh, nhưng có ?oanh? vì cổ phiếu tăng nhanh - tức là không vì yêu cầu hoạt động, chỉ cốt kiếm lời nhanh.

    Việc các tập đoàn mở ngân hàng ồ ạt, nhưng công nghệ, nhân lực, tiềm lực, trình độ quản lý không đủ dứt khoát dẫn đến chất lượng kém, nguy hại đến nền kinh tế. Ngân hàng ra đời không đúng mục đích, được châm chước một số yêu cầu, nội dung hoạt động thì khả năng phục vụ kém.

    Việc sử dụng đồng vốn không hiệu quả, đưa vào những chỗ không có khả năng làm ra của cải vật chất sẽ gây kích động cho lạm phát, rất nguy hiểm. Có khi đi chệch hướng, vào những địa hạt thị trường không cần khuyến khích đầu tư, sẽ càng phức tạp hơn.

    Nợ quá hạn trên 90 ngày được coi là nợ xấu, nhưng dường như yếu tố này chưa được đề cập đúng mức. Đó phải chăng là cái làm biến dạng thời hạn nợ như ông nói?

    Đúng vậy. Thông thường, đến mức nào đó không trả nợ được thì phải chuyển thành nợ xấu ngay, tức nợ không thu hồi được. Nhưng với chúng ta có những khoản nợ đến hạn thì lại chuyển, thứ hai là kỳ hạn không chuẩn xác, không được kiểm soát chặt chẽ. Những cái đó dồn vào chất lượng nợ, hạch toán không chuẩn.

    Tăng vốn cho ngân hàng -khó đạt tiến độ

    Thưa ông, hiện có hơn 10 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ, theo Nghị định 180 của Thủ tướng về tăng vốn điều lệ, còn hơn một tháng nữa là hết hạn tăng vốn, nhưng các ngân hàng chưa làm được?

    Tăng vốn là rất khó, phải huy động cổ phần, cổ phiếu nhưng ít người tham gia vì không có tích lũy. Thực hiện việc này không đơn giản, cần phải phân loại ra để có những bước đi thích hợp đối với từng loại ngân hàng. Tức là cần có thời gian để đến lúc nào đó đủ điều kiện thực hiện được việc tăng vốn, không thể đóng đinh vào một thời điểm.

    Chúng ta sáp nhập, tăng vốn, cho mua cổ phần để củng cố ngân hàng tốt lên nhưng nếu chưa có điều kiện thì phải chấp nhận tạo ra điều kiện để làm chứ không phải mình ?ophăng? người ta đi. Việc này, NHNN phải có đề nghị.

    Ông có thể nói rõ hơn phương án đối với những ngân hàng đó là gì?

    Theo tôi biết, chúng ta đang phân loại, có nhiều dự kiến cho các ngân hàng, kể cả sát nhập, giải thể, cho mua cổ phần, tham gia chiến lược sẽ được xem xét áp dụng cho từng loại ngân hàng. Đã có phương án rồi, vấn đề là khi nào công bố thôi.

    Nếu không mua, không sáp nhập thì phải phá sản theo luật, nhưng phải tính toán thận trọng, đảm bảo quyền lợi của người dân, không gây xáo trộn. Tuy nhiên, khả năng phá sản cũng không cao.

    Đến một lúc nào đó, để tránh khả năng đổ vỡ, NHNN buộc phải làm gì đó để đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi của dân. Chúng ta chưa đặt ra phương án Nhà nước bỏ tiền ra mua để trở thành cổ đông chiến lược. Phải chờ phương án cụ thể.

    Đã qua giai đoạn khó khăn nhất

    Nhân đây, xin ông đánh giá về khả năng hồi phục của VND trong năm 2009?

    Nói chung lạm phát vẫn cao, năm nay phấn đấu khống chế ở mức 24% là cao, sang năm cố gắng 15% cũng vẫn cao. Và nhiệm vụ chống lạm phát vẫn là chủ yếu. Muốn trở lại bình thường thì phải trở lại một con số: 9 cũng là một con số, nhưng ở mức 3, 4 thì mới bình thường.

    Vừa rồi, chúng ta muốn cứu sản xuất nên hạ lãi suất xuống và làm một số động tác của ngân hàng như dự trữ bắt buộc, trả trước hạn trái phiếu NHNN để giúp thanh khoản. Nhưng không nên đưa vốn ra dễ dãi, mà cần cứu những chỗ cần, có thể cứu.

    Cho vay đúng, giảm lãi suất xuống sẽ góp phần giảm lạm phát xuống. Tuy nhiên, vẫn phải điều hành chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt, linh hoạt, thận trọng, có giới hạn vì lạm phát còn cao.

    Năm 2009, Việt Nam có bị ảnh hưởng lớn do tác động của thế giới không, thưa ông?

    Thế giới vẫn đang trong giai đoạn suy thoái, khả năng lạm phát của thế giới sẽ tăng. Tuy nhiên, chúng ta đã có bài học và đi trước một bước. Nếu làm chặt, linh hoạt thì ta sẽ thoát ra. Nhưng nếu nới lỏng chính sách tiền tệ vô lối, có khi lạm phát sẽ vọt lên do tác động của cả trong nước, ngoài nước. Tuy nhiên, khả năng giảm xuống sẽ nhiều hơn. Chúng ta đã đi qua đoạn gay go nhất rồi.

    Nợ xấu bất động sản chủ yếu do đầu cơ

    ?oNgưỡng cho phép với nợ quá hạn khoảng 4-5%, còn nợ xấu trên 1% rất đáng chú ý, vì đó là nợ không thu hồi được. Nợ xấu bất động sản rất đáng lo ngại, sẽ trở thành nợ xấu hoàn toàn, vỡ nợ, doanh nghiệp lao đao, ngân hàng phá sản hoàn toàn theo hệ thống dây chuyền. Trong số nợ bất động sản hiện nay (khoảng 115 ngàn tỷ đồng-PV), yếu tố đầu cơ là chủ yếu, cung cầu thực chất cũng có, nhưng phần lớn cho vay bất động sản vừa rồi là theo giá ảo, giá gốc rất ít. Giá ảo nhiều và đó sẽ là nợ xấu? - Ông Cao Sỹ Kiêm.

    TP

Chia sẻ trang này