GDP vượt mục tiêu nhưng khó khăn vẫn còn phía trước

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi HVC89, 28/09/2010.

3742 người đang online, trong đó có 191 thành viên. 00:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 261 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. HVC89 Thành viên rất tích cực

    Tổng cục thống kê vừa cho biết GDP cả nước trong 9 tháng đầu năm tăng 6,52% so với cùng kỳ 2009. Đây là lần đầu tiên trong năm nay, tăng trưởng thực của nền kinh tế vượt qua mục tiêu đề ra hồi đầu năm là 6,5% (GDP quý một tăng 5,83%, quý hai tăng 6,4%)

    Trong 3 khu vực kinh tế, công nghiệp - xây dựng có mức tăng mạnh nhất, đạt 7,29%. Dịch vụ cũng tăng 7,24 trong khi sức tăng trưởng của khu vực nông nghiệp khiêm tốn hơn, chỉ đạt chưa đầy 3%. Tuy vậy, GDP của cả 3 khu vực đều tăng so với cùng kỳ 2009.

    Theo dự báo của Chính phủ được đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng trước, tốc độ tăng GDP nhiều khả năng sẽ vượt mục tiêu 6,5% được Quốc hội thông qua và đạt khoảng 6,7% trong năm 2010.

    Nhìn một góc độ tích cực khác, ông Nguyễn Công Ái, Giám đốc điều hành Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam nêu rõ thị trường thế giới khó khăn cũng mang lại những cơ hội cho những nước đang phát triển nhanh như Việt Nam.

    "Gần đây, KPMG đã làm việc với một số DN Mỹ và biết rằng, họ đang lên kế hoạch tìm kiếm cơ hội tại những thị trường mới nổi như Việt Nam để giảm chi phí đáng kể cho một số ngành hàng. Chúng tôi cũng vừa có một buổi thảo luận với KPMG toàn cầu về chi phí của Trung Quốc và thấy rằng chi phí của nước này đang tăng lên đáng kể. Chi phí lao động, nguyên liệu ở Việt Nam có thể cao hơn Indonesia và Philipines nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc", ông Ái nói.

    Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Công ty quản lý Quỹ Dragon Capital cũng cho rằng, giá vàng thế giới tăng cao lại mang đến cho ông cảm giác vui mừng hơn là lo ngại, vì ước tính lượng dự trữ vàng của Việt Nam hiện nay là khá lớn với khoảng 38 - 40 tỷ USD.

    Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn.
    Chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí nêu rõ thách thức chính là là kinh tế thế giới vẫn còn đang "rối tung". "Giá vàng thế giới vừa tiếp tục tăng lên đỉnh cao mới chứng tỏ cơ thể nền kinh tế thế giới vẫn còn ốm yếu", ông Chí ví von và nhận định, phải mất ít nhất 1 năm nữa kinh tế thế giới mới có thể thực sự phục hồi.

    Tất nhiên, sự hồi phục chậm chạp của nền kinh tế thế giới cũng sẽ khiến xuất khẩu của các DN Việt Nam chậm lại trong trung hạn. Chỉ đến khi Chính phủ Mỹ có những động thái cắt giảm lãi suất dài hạn thì kinh tế mới có hồi phục.

    "Trong ngắn hạn, thị trường tài chính rất cần sự ổn định. Những lo ngại về tài chính công và tỷ giá không phải là những lo ngại thiếu cơ sở. Tỷ giá hiện giờ không phản ánh sự chủ động về chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Chính sách tỷ giá từ giờ đến cuối năm sẽ là yếu tố chính vực dậy kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng nên đưa ra những chính sách vĩ mô ổn định, bền vững, mang tính chủ động hơn", ông Chí nói.

    Về chính sách tài chính, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, rủi ro tài chính vĩ mô đáng kể mà Việt Nam có thể gặp phải trong trung hạn là rủi ro tiền tệ, cụ thể là vấn đề tỷ giá hối đoái, khi mà sức ép tỷ giá phá đang gia tăng từ nhiều phía như thâm hụt cán cân vãng lai lớn. Ngoài ra, những yếu tố về sự phục hồi chậm của kinh tế thế giới cũng có thể khiến cho dòng vốn đổ vào Việt Nam yếu đi, kỳ vọng phá giá tăng lên, tình trạng đô la hóa trầm trọng hơn và cán cân thanh toán quốc tế suy yếu.(Nguồn: Tầm nhìn, 28/9)

Chia sẻ trang này