GEMADEPT - DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU TRONG NGÀNH CẢNG BIỂN VỚI QUY MÔ LỚN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi yenlustock, 20/09/2024 lúc 21:43.

4234 người đang online, trong đó có 309 thành viên. 23:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 86 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. yenlustock

    yenlustock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2024
    Đã được thích:
    2
    I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

    • GMD là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực khai thác cảng và logistics. Được thành lập từ năm 1990, GMD đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành vận tải biển tại Việt Nam. GMD sở hữu và khai thác hệ thống cảng hiện đại trải dài từ Bắc vào Nam, bao gồm cảng nước sâu Gemalink - một trong những cảng lớn nhất Việt Nam. Ngoài khai thác cảng, GMD còn cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics như vận chuyển hàng hóa, kho bãi, xếp dỡ... giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho khách hàng.
    • Trong Q2/2024, doanh thu của GMD đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng 30% svck, phù hợp với dự báo của chúng tôi, động lực tăng trưởng chính đến từ sản lượng cải thiện. Nếu không tính đến khoản lợi nhuận lớn bất thường 1,8 nghìn tỷ đồng từ việc thoái vốn cảng Nam Hải ĐÌnh Vũ trong Q2/2023, tăng trưởng LNTT của GMD trong Q2/2024 sẽ đạt 33% svck, đẩy tăng trưởng LNTT lõi trong nửa đầu năm 2024 lên 27,5% svck và phù hợp với ước tính trước đó của chúng tôi.
    II. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
    • Sản lượng hàng hóa thông quan nửa đầu 2024 rất tích cực. Sản lượng thông quan cảng miền Bắc của GMD tăng 12,8% YoY, với động lực chính từ cảng Nam Đình Vũ. Tại miền Nam, sản lượng hàng thông qua Gemalink đạt hơn 810 nghìn TEUs, tăng 100% YoY trong 1H24 từ mức nền thấp trong năm 2023. Cho năm 2024, chúng tôi kỳ vọng tổng sản lượng thông quan các cảng của GMD ở miền Bắc và miền Nam tăng 13% YoY, thúc đẩy bởi sự phục hồi nhu cầu xuất/nhập khẩu và tăng trưởng chung của ngành từ mức nền thấp năm 2023.
    • Gemalink duy trì lợi thế cạnh tranh tại khu vực cảng nước sâu ở miền Nam, là động lực tăng trưởng của GMD trong dài hạn. BVSC ước tính LNST của Gemalink tăng trưởng CAGR 14% giai đoạn 2024-2028, nhờ vào: (1) Vị thế dẫn đầu tại khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải với thị phần hơn 30% và hiệu suất sử dụng cảng ở mức cao so với các cảng khác, mặc dù chỉ mới đưa vào hoạt động năm 2021. Điều này cho thấy năng lực của Gemalink trong việc vận hành cảng và ưu thế về mặt vị trí địa lý. Ngoài ra, việc liên doanh với hãng tàu CMA-CGM cũng sẽ giúp Gemalink ổn định nguồn cầu cho GĐ 2A và 2B. (2) Nguồn cung dự kiến tại khu vực Cái Mép – Thị Vải sẽ ít cạnh tranh hơn so với khu vực Lạch Huyện – Hải Phòng trong bối cảnh các dự án về cảng Cần Giờ và cảng Cái Mép Hạ vẫn cần thời gian để triển khai, ít nhất trong 3-5 năm tới.

Chia sẻ trang này