Giá cổ phiếu Vinacontrol có tăng theo tin này?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fico_Vitaly, 18/08/2007.

5789 người đang online, trong đó có 433 thành viên. 23:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 335 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Giá cổ phiếu Vinacontrol có tăng theo tin này?

    http://www.tuanvietnam.net//vn/thongtindachieu/877/index.aspx
    An toàn thực phẩm - nhà quản lý ở đâu?
    18/08/2007 09:16 (GMT + 7)

    Từ California, TS. Nguyễn Trọng Bình (Vinh danh nước Việt 2006), gửi về Tuần Việt Nam bài viết, chỉ rõ các khâu mấu chốt để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.
    Bức xúc thường tình

    Vừa qua báo Vietnamnet đưa tin cả nước ta, mỗi năm phát hiện thêm 200.000 người bị bệnh ung thư. Ðây là một con số khá lớn, gây quá nhiều tổn hại cho gia đình và xã hội.

    Nguyên nhân chính của bệnh tật là do môi trường sống xuống cấp (không khí, nguồn nước uống ô nhiễm), thiếu vệ sinh và những hoá chất độc hại vào có thể qua đường hô hấp, thực phẩm và dược phẩm không được quản lý nghiêm túc.

    Vệ sinh an toàn thực phẩm - cần sự hiệp lực của các "nhà". Ảnh: longan.gov.vn

    Điều lo ngại nhất hiện nay chính là an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Do không kiểm soát được chất lượng từ khâu nguyên liệu, chế biến, bảo quản, mà hiện nay, thực phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu đã trở thành mối bức xúc. Xì dầu có hàm lượng chất độc hại cao, thực phẩm chế biến có chứa urê, phóc môn, thịt có chứa hoóc môn tăng trọng, hóc môn sinh trưởng, nhiễm trùng gây bệnh. Hàng thủy sản có chứa chất kháng sinh, hoá chât gây ung thư, ảnh hưởng di truyền.

    Dược phẩm lưu hành trên thị trường không được quản lý nghiêm ngặt; có trường hợp dược phẩm được biến tấu thành "thực phẩm" để "lách" sự quản lý của cơquan hữu trách.

    Nhà quản lí ở vị trí nào?

    Để nâng cao mức độ an toàn cuộc sống, khâu quản lý là khâu quan trọng hàng đầu, mang tính hướng dẫn toàn sinh hoạt xã hội.

    Muốn sản xuất hàng hoá với số lượng và chất lượng ổn định, ATVSTP của các mặt hàng tiêu dùng trong nước cũng như cho xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa 4 "nhà" ( nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất, và nhà khoa học kỹ thuật) được thực hiện nghiêm túc. Nhưng cần phải nói rõ, vai trò của nhà quản lí là trước nhất, mang tính dẫn dắt và chỉ hướng.

    Nhà quản lý (trong các lĩnh vực: y tế, thú y, thủy sản, nông, lâm, ngoai thương) đưa ra những quy luật về tiêu chuẩn hàng hoá (tiêu chuẩn quốc gia cho các mặt hàng xuất và nhập khẩu), phương thức sản xuất, bao bì, bảo quản có chất lượng tương đồng hoặc cao hơn tiêu chuẩn của các quốc gia khách hàng. Các cơ quan quản lý liên hệ thi hành nghiêm ngặt những quy luật này .

    Thực tế, ta vẫn thấy những sự kiện sai phạm xảy ra dù đã có luật hướng dẫn .Thí dụ kháng sinh Chloramphenicol là chất cấm dùng trong nuôi trồng thú y thủy sản, và tại nước ta, hóa chất này cũng đã trong danh mục các chất bị cấm (danh mục của Bộ Thủy sản VN ký ngày 2/2/2005). Nhưng vừa qua, Chloramphenicol ở nồng độ cao vẫn được phát hiện trong thủy sản xuất khẩu .

    Nhà doanh nghiệp và nhà sản xuất (lao động) cần kết hợp chặt chẽ với nhau để thực thi những quy định mà các nhà quản lý đã đưa ra; các mặt hàng vi phạm phải bị thu hồi và xử lý thích ứng (thông thường là tiêu hủy). Hiện nay ở nước ta, hoạt động doanh nghiệp và sản xuất còn dựa theo quy mô tự phát, cá thể và nhỏ lẻ. Do đó, việc áp dụng các luật lệ của quản lý thực hiện khá khó.

    Nhưng nay đứng trước thử thách bảo vệ uy tín của hàng sản xuất và thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ phải tìm ra lối đi để có thể cải tạo cơ cấu tổ chức theo hướng đại trà và đồng nhất. Chỉ có nền sản xuất đại trà và đồng nhất theo hướng khoa học hiện đại và quản lý nghiêm túc, hàng hoá mới có thể sản xuất với giá rẻ và chất lượng cao và sức cạnh tranh mạnh.

    Trong quá trình tổ chức lại cơ cấu sản xuất, nhà khoa học kỹ thuật (trong và ngoài nước) cần đưa thông tin về tiêu chuẩn hàng hoá quốc tế để nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá trong nước và xuất khẩu. Ðồng thời, họ sẽ giúp đào tạo chuyên gia, chuyển giao công nghệ, thiết bị phương thức tổ chức cùng khoa học kỹ thuật. Từ đó, ta có thể sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đại trà.

    Trong sự "rối ren" của tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay của nước ta, thì vai trò của nhà quản lí chất lượng là căn bản nhất, quan trọng nhất. Và đến lúc đẩy mạnh và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

    http://www.tuanvietnam.net//vn/thongtindachieu/877/index.aspx

Chia sẻ trang này