Giá Dầu xụt giảm theo TTCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnog, 20/03/2007.

7706 người đang online, trong đó có 1111 thành viên. 10:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 347 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. vnog

    vnog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Giá Dầu xụt giảm theo TTCK

    Tuần trước khi TTCK thế giới trao đảo, giá dầu đồng loạt giảm mạnh, đến hôm nay chỉ còn 56$ cho 1 thùng Dầu.
    OPEC đang chuẩn bị nhóp họp khẩn cấp để đối phó với tình hình này, nhiều khả năng việc cắt giảm sản lượng đuợc đưa ra để đẩy giá Dầu lên tren 60$ thùng.
    Điều này sẽ lại tác động mạnh đến TTCK, chắc rằng TTCK sẽ đi lên. Hy vọng vậy

    Thông tin tổng hợp từ www.daukhivietnam.net
  2. gale767

    gale767 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam có điều kiện gọi vốn lớn nhất, nhưng...

    Việt Nam đang có điều kiện lý tưởng thu hút đầu tư lớn nhất khu vực châu Á nhưng cần phát triển giao thông, viễn thông và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ...

    19/3, tại Hà Nội, hơn 1.100 đại biểu từ 36 quốc gia đã tham gia bàn bạc về các lĩnh vực trọng tâm của kinh tế, những triển vọng kinh tế vĩ mô, những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO trong khuôn khổ Diễn đàn Đầu tư Việt Nam thường niên lần thứ hai.

    Bộ trưởng Tài chính Việt Nam, ông Vũ Văn Ninh nói rằng để đáp ứng nhu cầu cần khoảng 140 tỉ USD từ nay đến 2010, VN đang đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước còn lại. Nhưng ông vẫn cho rằng khả năng nguồn cung vốn phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Ông NInh khẳng định: "Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu hội nhập cũng như nỗ lực cải cách thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài".

    Ông Michael Geoghegan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) cho rằng, để phát triển bền vững, Việt Nam cần phát triển đồng thời 3 yếu tố: vốn, nguồn nhân lực tài năng và khung pháp lý hoàn chỉnh, đầy đủ.

    Ông Michael Geoghegan cho rằng là một trong các nước đứng đầu về xuất khẩu hàng dệt may, cà phê và thủy hải sản lại có dân số trẻ, kỹ năng lao động dần được cải thiện, Việt Nam đang có điều kiện lý tưởng thu hút đầu tư lớn nhất khu vực châu Á. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần chú ý đến phát triển giao thông, năng lực viễn thông và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư dài hạn cho phát triển kinh tế.

    Phát biểu tại hội nghị, ông Jean-Piere Bernard, Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Ngân hàng BNP Paribas khuyến cáo để doanh nghiệp VN phát triển bền vững thì Chính phủ cần hỗ trợ hơn nữa để doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào vốn vay các ngân hàng và vốn đầu tư nước ngoài. Ông nói thêm các công ty nước ngoài đang rất mong được mua trái phiếu của các tập đoàn và các công ty lớn tại Việt Nam.
  3. Zichmaroc

    Zichmaroc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Xụt thì xụt, tôi cứ sút, sợ sụt thì đừng tụt.
  4. hilary88

    hilary88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    1
    Thứ Hai, 19/03/2007, 20:17

    Thị trường tài chính Việt Nam 2007 dưới mắt ANZ

    Bài viết của ông David Hornery, Giám đốc điều hành Ngân hàng ANZ châu Á về triển vọng thị trường tài chính Việt Nam năm nay.

    Việc tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam những năm qua là nhờ những cải cách của Chính phủ đã thúc đẩy công nghiệp hoá và thu hút đầu tư nước ngoài. Các ngành dịch vụ, công nghiệp, xây dựng chiếm gần 80%, trong đó sản lượng nông nghiệp chỉ còn chiếm 20% tỷ trọng kinh tế.

    Với đà phát triển này đến năm 2010, nông nghiệp chỉ chiếm 15% tương đương các nền kinh tế trong khu vực. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 60% trong nền kinh tế và là thành phần kinh tế phát triển mạnh.

    Đầu tư của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam sẽ dẫn tới việc gia tăng nhu cầu trong các sản phẩm và dịch vụ giao dịch, quản lý rủi ro, và tư vấn đầu tư. Việc gia tăng các luồng thương mại sẽ là một cơ hội rất lớn cho ngân hàng phục vụ doanh nghiệp.

    Mức lương cạnh tranh và một môi trường kinh doanh ngày một cải thiện đã thu hút rất nhiều vốn FDI, nhờ có các công ty mong đợi xây dựng cơ sở sản xuất hoặc chế tạo tại Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng năm nay nguồn vốn FDI rất khả quan, sẽ vượt con số 10, 2 tỷ USD của năm 2006.

    Cải cách trong ngành ngân hàng

    Trong một vài năm tiếp theo, sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài mở rộng kinh doanh vào Việt Nam hoặc thành lập chi nhánh tại Việt Nam, và các ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn.

    Và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng sẽ phải nâng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu. Đến năm 2008, các ngân hàng cổ phần vốn tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và năm 2010 sẽ là 3.000 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

    Để đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng cổ phần đã và đang tìm kiếm đối tác nước ngoài. Ngân hàng ANZ chúng tôi rất vui mừng trở thành cổ đông chiến lược của Sacombank năm 2005.

    Ngoài ra, các ngân hàng nội địa có thể sáp nhập hoặc cùng liên kết thành lập những liên minh vững mạnh cho các ngân hàng Việt Nam có được lợi thế, có cơ hội tiếp cận những dự án đầu tư khả thi và đặc biệt có khả năng trở thành những liên minh có thể chi phối thị trường và làm chủ lộ trình hội nhập.

    Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ.

    Và ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng doanh nghiệp nhà nước bởi việc hội nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập.

    Triển vọng thị trường chứng khoán

    Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về vốn hoá thị trường.

    Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp cổ phần hóa đã nâng khả năng vốn hóa của thị trường trên sàn giao dịch cổ phiếu tại Tp.HCM tăng gấp 9 lần trong một năm vừa qua lên đến 2,7 tỷ USD (chiếm khoảng 5% GDP) tính đến tháng 8.

    Trong năm 2006 vừa qua, số lượng công ty niêm yết tại trung tâm chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội tăng từ 32 lên 193 công ty. Nếu tính cả 5 tỷ USD trái phiếu, vốn hoá của thị trường tài chính Việt Nam chiếm 35% GDP. Indonesia 35%, Phillipines là 45% GDP. Hy vọng trong một vài năm tới, Việt Nam cũng sẽ đạt mức ngang bằng với các đối thủ nặng ký trong khu vực.

    Các doanh nghiệp nhà nước sẽ phát hành cổ phiếu và trái phiếu của họ ra thị trường nước ngoài để tăng cường khả năng cạnh tranh. Ngân hàng ANZ của chúng tôi sẵn sàng đóng vai trò người bảo lãnh nợ và trái phiếu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Và hiện nay chúng tôi đang hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam và giúp đỡ họ trong việc tìm kiếm và hợp tác các đối tác đầu tư nước ngoài nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

    Thị trường vốn của Việt Nam đang có mức tăng trưởng mạnh, Chính phủ đang đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi đầu tư và ra sức cải thiện các thị trường tài chính phát triển song song với việc xây dựng hệ thống pháp lý minh bạch và cơ sở hạ tầng tiên tiến.

    Với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, tôi tin rằng chúng tôi và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thành công.

    ANZ là ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam. Chúng tôi đã có 14 năm hoạt động tích cực trong suốt chặng đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam, từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đến những thành tựu kinh tế của ngày hôm nay. Chúng tôi hiện có 220 người làm việc tại ANZ Việt Nam và chúng tôi đang có những kế hoạch mở rộng kinh doanh lâu dài. Chúng tôi vui mừng được tham gia vào nhiều việc kinh doanh lớn, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu đóng góp cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam.

    ANZ hoạt động tích cực tại 13 thị trường châu Á, nhưng Việt Nam là mối quan tâm đặc biệt của chiến lược toàn vùng, không chỉ bởi chúng tôi thấy được cơ hội kinh doanh mà còn vì chúng tôi nhận thấy chúng tôi sẽ đi cùng với các bạn Việt Nam để đạt được mục tiêu trong tương lai.
  5. vnog

    vnog Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Tình hình DK biến đổi, có lợi cho các công ty dịch vụ nư PVD PTSC ...

Chia sẻ trang này