1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Giá điện có tăng không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xahang, 21/10/2011.

7539 người đang online, trong đó có 985 thành viên. 10:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 185 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. xahang

    xahang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất tăng giá điện trong tháng 11 dù là đúng luật nhưng cũng khiến dư luận lo ngại.
    Lý do chưa thuyết phục
    Ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết bộ này đang xem xét các phương án đề xuất tăng giá điện của EVN. Cụ thể, EVN đã đề xuất 3 phương án tăng giá, nhưng mức tăng bao nhiêu, đặc biệt là thời điểm tăng giá được Bộ Tài chính tính toán rất thận trọng vì chủ trương của Chính phủ năm nay là tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tăng khiến chỉ số giá cả thường tăng cao.
    Trong khi đó, theo TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội Hà Nội, tăng giá điện lúc này không khác gì “đổ thêm dầu vào lửa”, đánh mất những kết quả ban đầu kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11. Ông Phong khuyến cáo lạm phát trong năm 2010 và 2011 đều có xu hướng phá vỡ quy luật. Do tăng giá điện từ ngày 1-3 nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 không dịu xuống như mọi năm mà vẫn tiếp tục đà tăng cao, kéo dài cho đến tận tháng 8. Xu hướng giá cả những tháng cuối năm thường tăng cao, nếu có thêm đợt tăng giá điện nữa, chắc chắn CPI sẽ tăng phi mã.
    TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng lý do tăng giá của EVN đưa ra chưa thuyết phục. Vào thời điểm này, thủy điện không thiếu nước, xăng dầu giảm giá, tổng sản lượng điện tiêu thụ trong cả nước cũng giảm so với năm ngoái do nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất nên áp lực tăng giá điện không quá căng thẳng.
    Cần minh bạch
    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền nhìn nhận hiện nay, khả năng của ngân sách Nhà nước không thể bù lỗ cho bất cứ mặt hàng nào nên từng bước phải để giá các mặt hàng thiết yếu tiệm cận giá thị trường. Đối với điều chỉnh giá điện, tính thời điểm có ý nghĩa quan trọng nhưng cũng phải tính đến khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Cần thiết thì phải tăng giá nhưng phải tăng đúng, tăng đủ và quan trọng là phải minh bạch. Do vậy, cơ quan quản lý phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm toán để bảo đảm giá điện được tính toán chính xác. Sức ép về minh bạch hóa giá điện lúc nào cũng có nhưng minh bạch đến đâu lại là vấn đề khác vì công cụ chưa đủ mạnh như mong muốn.
    Ông Đinh Tuấn Minh, Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng vấn đề quan trọng nhất đối với cơ chế điều hành giá điện hiện nay là tính minh bạch. Không phải “soi” giá điện EVN đưa ra là cao hay thấp mà phải xem giá đó đáng tin cậy hay không. Muốn vậy, giá điện phải được kiểm toán độc lập và kết luận hợp chuẩn như đối với hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc được “soi” bởi một cơ quan giám sát của Quốc hội.
    Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, vào thời điểm này chưa nên tăng giá điện khi EVN chưa có minh bạch giá thành sản xuất điện. Đều cần làm trước là nhanh chóng minh bạch về chi phí giá thành điện cũng như xăng dầu để tạo được sự đồng thuận của người dân.

Chia sẻ trang này