Giá Năng Lượng : Khí dầu Than Giảm Kéo Dài ngành nào hưởng lợi ---->>>$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 30/03/2025.

4492 người đang online, trong đó có 532 thành viên. 11:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3894 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    Điện Khí Than : REE, POW 12.8.--->> 16- 18.. @};-
    Đạm: DCM DPM BFC@};-
    Thép: HPG...@};-
    Nhựa: BMP NTP@};-
    Vận tải: PVT PVP VIP VOS HAH VSC SKG VPG....@};-
    Xây Dựng ĐTC: VCG CDC FCN LCG CTD HHV C4G...@};-
    Xuất khẩu: Sau 2/4 Trump ko áp thuế VN dòng này bùng nổ VHC ANV TNG MSH STK FMC DBC...:drm1@};-
    Golive Đếm ngược 5/5/2025 : CK SSI có thể sẽ Lead dòng ck VIX VND SHS..@};-
    Lãi xuất giảm : BĐS chân sóng Thần :drm1@};-
    B chú ý MBB ACB CTG@};-
    BĐSCN Cao Su: GVR PHR DPR KBC...@};-
    Tuần đầu tháng 4 tạo lập có thể dúi sâu nhất để gom hàng Rút chân có thể 1305- 1311 :-bd@};-

    Mục tiêu 1380 - 1400 tháng 4/2025 chúc ace ăn nhiều :drm1@};-
    Last edited: 30/03/2025
    Fanliver, dv37, vang_emnhaque2 người khác thích bài này.
    mtam137 đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 24/3 - 29/3
    Tổng thống Mỹ thể hiện rõ ý định chuyển hướng khỏi năng lượng xanh sang nhiên liệu hóa thạch; Ngân hàng trung ương Nga cảnh báo về sự sụt giảm kéo dài của giá dầu... là những sự kiện nổi bật trên bức tranh thị trường năng lượng tuần qua.
    [​IMG]
    Ảnh: panafrican
    Cùng PetroTimes điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua:
    1. Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện rõ ý định chuyển hướng khỏi năng lượng xanh sang nhiên liệu hóa thạch.
    Trong tháng đầu tiên nhậm chức, ông đã ký các sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy khai thác và xuất khẩu dầu khí của Mỹ bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia, xóa bỏ các rào cản về quy định và đẩy nhanh việc phê duyệt cấp phép cho các dự án dầu khí.
    2. Shell đã cam kết tăng phân phối cổ tức cho cổ đông trong một chiến lược nhằm mang lại nhiều quyền lợi hơn cho các nhà đầu tư, khi tập trung vào thế mạnh của mình, bao gồm tăng sản lượng và doanh số bán LNG và duy trì sản lượng dầu ở mức hiện tại cho đến năm 2030.
    Gã khổng lồ có trụ sở tại Anh, vốn đang tìm cách thu hẹp khoảng cách định giá với các công ty Mỹ như Exxon và Chevron, sẽ tăng phân phối cho cổ đông lên 40-50% dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFFO), từ mức 30-40%.
    3. Saudi Aramco, công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới và là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất, đang thảo luận để đầu tư vào hai nhà máy lọc dầu được lên kế hoạch tại Ấn Độ.
    Các nhà máy lọc dầu nhà nước của Ấn Độ có kế hoạch xây dựng một số nhà máy chế biến dầu thô mới, để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu và hóa dầu tăng cao tại quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới.
    4.
    Ngân hàng trung ương Nga đã đưa ra cảnh báo cho Chính phủ nước này về việc giá dầu có thể sụt giảm kéo dài, do sản lượng của Mỹ và các nước ngoài OPEC tăng trong năm nay.
    Cảnh báo trên được đưa vào bài thuyết trình mà Thủ tướng Mikhail Mishustin đã chuẩn bị cho cuộc thảo luận nội các.

    5. Các nhà máy lọc dầu Châu Âu sẽ phải thích ứng với quá trình chuyển đổi năng lượng, hoặc phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa cao hơn vào năm 2035, một nhóm Giám đốc điều hành cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về hàng hóa của Financial Times ở Lausanne ngày 24/3.
    Các nhà máy lọc dầu châu Âu phải đối mặt với tình trạng nhu cầu nhiên liệu đường bộ giảm, do luật điện khí hóa và chuyển đổi năng lượng đang chuyển đổi thị trường năng lượng, đồng thời luật này cũng thúc đẩy tăng trưởng đầu tư vào nhiên liệu sinh học và nhiên liệu thay thế.
    Last edited: 30/03/2025
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    Giá dầu tại châu Á sụt giảm sau quyết định của Mỹ áp thuế đối với ôtô


    Trong phiên giao dịch chiều 27/3, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống khi thị trường đánh giá tác động từ quyết định áp thuế đối với ôtô nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
    Trong phiên giao dịch chiều 27/3, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống khi thị trường đánh giá tác động từ quyết định áp thuế đối với ôtô nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
    Động thái diễn ra trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu gia tăng sau khi Mỹ đe dọa áp thuế lên các nước mua dầu của Venezuela và duy trì lệnh trừng phạt đối với khách hàng dầu mỏ của Iran.
    Cụ thể, vào lúc 14 giờ 33 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giảm 22 xu (0,3%) xuống 73,57 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 23 xu (0,3%) xuống 69,42 USD/thùng. Trước đó, cả hai loại dầu đều có xu hướng tăng vào đầu phiên giao dịch.
    Phiên 26/3, giá dầu tăng khoảng 1% sau khi dữ liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy tồn kho dầu thô và nhiên liệu giảm trong tuần trước. Thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi thông tin Mỹ cảnh báo áp thuế đối với các quốc gia mua dầu thô từ Venezuela.
    Trưởng nhóm phân tích ngành năng lượng của ngân hàng DBS, ông Suvro Sarkar, nhận định xu hướng tăng giá gần đây phản ánh mối lo ngại liên quan đến thuế quan đối với người mua dầu từ Venezuela. Ông đánh giá chính sách của ông Trump đối với Iran và Venezuela là những yếu tố rủi ro chính có thể đẩy giá dầu lên cao hơn.
    Công ty năng lượng Reliance Industries của Ấn Độ, đơn vị vận hành tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Venezuela sau khi Mỹ đưa ra cảnh báo thuế quan.
    Tuy nhiên, theo đánh giá của ngân hàng DBS, giá dầu khó có thể quay lại mức cao đầu năm 2025, do những lo ngại về nhu cầu, xuất phát từ bất ổn chính sách của Mỹ và căng thẳng thương mại.
    Một số chuyên gia nhận định khả năng Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, tăng sản lượng vào tháng Năm có thể gây áp lực lên giá dầu.
    Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của công ty tài chính OANDA, Kelvin Wong, nhận định từ góc độ kỹ thuật, mức kháng cự quan trọng đối với dầu WTI sẽ nằm trong khoảng từ 73,50-74 USD/thùng. Ông dự báo sức ép tăng giá có thể chững lại nếu OPEC+ vẫn duy trì kế hoạch tăng sản lượng trong tháng Năm.
    Hiện các nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ quyết định áp thuế 25% đối với ôtô nhập khẩu vào thị trường Mỹ, dự kiến có hiệu lực từ tuần tới.
    Một số chuyên gia nhận định chính sách này có thể khiến giá ôtô tăng, ảnh hưởng đến nhu cầu dầu, nhưng cũng có khả năng làm chậm tiến trình chuyển đổi sang các loại xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
    Chuyên gia phân tích thị trường của công ty dịch vụ tài chính IG Tony Sycamore đánh giá chính sách thuế quan của Trump đối với ngành ôtô có thể có tác động tích cực đến giá dầu.
    Ông nhận định việc giá xe mới tăng do thuế có thể làm chậm tốc độ thay thế các dòng xe cũ bằng những mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, từ đó duy trì nhu cầu tiêu thụ dầu./.[/COLOR]
    Last edited: 30/03/2025
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    Giá dầu 2025: OPEC sẽ lựa chọn thế nào trước chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump

    (Chinhphu.vn) - Bên cạnh những biến động kéo dài từ năm 2024, giá dầu trong năm 2025 được dự báo sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump và phản ứng của các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để duy trì lợi thế trong chuỗi cung ứng dầu toàn cầu.

    27/02/2025 15:29
    2024: Điểm nóng xung đột tác động chính lên giá dầu

    Theo ghi nhận của MXV, giá dầu trong năm 2024 dao động mạnh, biên độ từ 67 USD/thùng đến 91 USD/thùng. Ảnh hưởng chủ yếu của giá dầu vẫn là các điểm nóng xung đột gồm Trung Đông và cuộc chiến Nga – Ukraine. Bên cạnh đó là nhu cầu yếu từ nền kinh tế Trung Quốc và các chính sách về chuyển dịch sang năng lượng xanh của các nước trên thế giới.
    Xung đột vũ trang đẩy giá dầu tăng cao
    Tại Đông Âu, xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước sang năm thứ ba thúc đẩy giá dầu tăng. Nhu cầu dầu mỏ để phục vụ cuộc chiến, cùng với đó là hạ tầng công nghiệp lọc dầu bị tàn phá, khiến lượng dầu xuất khẩu của Nga bị ảnh hưởng.
    Cuộc chiến kéo dài cũng đồng nghĩa với số lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước phương Tây áp lên Nga – chủ yếu vào xuất khẩu dầu thô – càng nhiều và khắc nghiệt. Theo thống kê, Mỹ và phương Tây đã áp đặt gần 21.700 lệnh trừng phạt với Nga trong ba năm qua. Các lệnh trừng phạt này khiến dòng chảy dầu từ Nga bị gián đoạn, đẩy giá dầu tăng.
    [COLOR=-webkit-link][​IMG]

    Khó khăn cũng buộc Nga phải xuất khẩu dầu với giá rẻ. Hiện tại Nga có xuất khẩu dầu sang G7 bằng đội tàu với giá dưới 60 USD/thùng, hoặc dầu Diesel với giá dưới 100 USD/thùng. Hiện tại giá dầu Ural chủ lực của Nga đang ở mức 70 USD/thùng, còn dầu Diesel đang ở mức 75 USD/thùng.
    Để có thêm nguồn lực duy trì cuộc chiến, Nga đang xoay trục tìm kiếm nguồn xuất khẩu dầu mỏ, mục tiêu được hướng tới là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó biểu hiện rõ ràng nhất là Nga phát triển hệ thống thanh toán BRICS để thoát khỏi hệ thống thanh toán SWIFT hiện do Mỹ đứng đầu. Hệ thống BRICS này của Nga được sự ủng hộ nhiệt tình của Trung Quốc lẫn Ấn Độ và nhiều nước khác.
    Giá dầu năm 2024 cũng liên tục tăng mạnh do nguồn cung dầu từ Trung Đông bị gián đoạn bởi xung đột khu vực, nhất là thời điểm căng thẳng mà Israel xung đột vũ trang với các lực lượng do Iran hậu thuẫn như Hamas (Palestine), Houthi (Yemen) và Hezbollah (Lebanon).
    Đỉnh điểm là sau khi Israel tấn công vào tòa lãnh sự Iran tại Syria ngày 1/4, Iran đã đe dọa trả đũa và đẩy giá dầu tăng 5 phiên liên tiếp. Theo ghi nhận của MXV, ngày 5/4, giá dầu WTI tiến sát 87 USD/thùng, còn giá dầu Brent vượt mốc 91 USD/thùng, ghi nhận mức cao nhất trong năm.
    Dòng chảy dầu từ Trung Đông tiếp tục thêm ách tắc khi lực lượng Houthi liên tục tấn công các tàu chở hàng qua Biển Đỏ, khiến sản lượng vận chuyển qua eo biển này trong năm 2024 giảm 50% so với mức trung bình 8,7 triệu thùng/ngày của năm 2023.
    Houthi khống chế biển Đỏ cũng khiến các tàu đổi lộ trình vòng qua Mũi Hảo Vọng (Nam Phi), khiến chi phí nhiên liệu và vận hành gia tăng, kéo theo giá cước vận chuyển trở nên đắt đỏ và làm giá dầu bật tăng trong những tháng đầu năm.
    Đến cuối năm 2024 và đầu năm 2025, tình hình căng thẳng tại Trung Đông hạ nhiệt, dòng chảy dầu lưu thông trở lại, giúp giá dầu giảm mạnh về vùng giá 75 USD/thùng so với mức đỉnh cao 90 USD/thùng hồi tháng 4.
    [COLOR=-webkit-link][​IMG][/COLOR]
    Cung áp cầu giữ giá dầu ổn định
    Nguồn cung dầu từ Nga và Trung Đông ảnh hưởng, khối Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cũng đã gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng, nhưng sản lượng dầu từ các nước ngoài khối OPEC+ như Mỹ, Brazil, Canada và Na Uy liên tục tăng.
    Trong nửa cuối năm, nhiều tổ chức đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ thặng dư nguồn cung khoảng 1 triệu thùng/ngày, khiến tâm lý thị trường trở nên bất ổn hơn và gây sức ép lớn lên giá dầu.
    Về nguồn cầu, sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc khiến nhu cầu về dầu thấp, kéo giá dầu có xu hướng giảm. Các gói hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa có dấu hiệu vực dậy nền công nghiệp nước này. Thêm vào đó, nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng hiện hữu, khi hai bên đã có những thông báo áp thuế vào hàng hóa của nhau.
    Một yếu tố khác ảnh hưởng đến giá dầu là sự chuyển dịch sử dụng năng lượng xanh của nhiều quốc gia, trong đó nổi bật nhất là tăng trưởng của ngành ô tô điện. Theo đó, doanh số xe điện toàn cầu đã tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2024. Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu xu hướng khi tiêu thụ tới 11 triệu xe, tăng 40% so với năm 2023. Dự báo trong năm 2025, doanh số xe điện toàn cầu sẽ tăng thêm ít nhất 17%, vượt mốc 20 triệu xe, trong đó tiêu thụ tại Trung Quốc ước tính sẽ tiếp tục đi lên, đạt mức tăng 17%.
    Năm 2025: Khó đoán với chính sách của ông Donald Trump

    Đầu năm 2025, ông Donald Trump chính thức quay trở lại Nhà Trắng. Cũng chính từ thời điểm này, trật tự, diễn biến thị trường hàng hóa thế giới, trong đó có năng lượng bắt đầu rung lắc và biến động mạnh.
    Đánh dấu cho sự trở lại đầy tham vọng trong nhiệm kỳ này, Tổng thống Trump đã ký danh sách dài các sắc lệnh hành pháp liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó gây chú ý là lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp năng lượng quốc gia, nhằm thực hiện lời hứa hạ giá dầu, thúc đẩy sản xuất năng lượng hóa thạch và phớt lờ các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu.
    Chính sách này của Mỹ trong bối cảnh thị trường dầu toàn cầu được dự báo dư thừa nguồn cung, MXV nhận định rằng giá dầu sẽ giảm sâu hơn, đồng thời các nhà sản xuất toàn cầu cũng chịu áp lực lớn khi biên lợi nhuận thu hẹp và rủi ro tài chính tăng cao.
    Song song với tăng cường sản xuất dầu mỏ trong nước, ông Trump lại kêu gọi khối OPEC giảm giá dầu. Điều này ngay lập tức đã khiến giá dầu giảm mạnh. Kết thúc tuần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng, giá dầu mất 3%, rời xa vùng 80 USD/thùng đạt được vào ngày 15/1 và cắt đứt chuỗi 4 tuần tăng liên tục trước đó.
    Chưa dừng lại ở đó, ông Trump cũng cứng rắn áp thuế lên hàng hóa của Trung Quốc. Ngay lập tức, Trung Quốc phản ứng lại bằng cách sẽ áp dụng mức thuế 15% đối với than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, cũng như mức thuế bổ sung 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số phương tiện.
    Đối với các quốc gia khác, ông Trump cũng ưa thích sử dụng thuế quan như công cụ để buộc các nước này điều chỉnh theo ý muốn của mình, điển hình như đe dọa nhưng hoãn thực hiện áp thuế đối với Canada, Mexico hay Colombia. Các hành động này khiến giá dầu tăng giảm liên tục.
    Đáng chú ý, theo ghi nhận của MXV, trong những tuần giao dịch gần đây, giá dầu thô thế giới liên tục đà giảm, thậm chí tuần qua (17-23/2), giá dầu tăng 4 phiên liên tục nhưng phiên cuối tuần giảm mạnh, xóa bỏ những kết quả đạt được trong thời gian trước đó, khiến giá dầu Brent đã rơi xuống mức 74,43 USD/thùng; giá dầu WTI xuống mức 70,4 USD/thùng.
    Do đó, MXV nhận thấy sự bất ổn trong thương mại toàn cầu kết hợp với những thay đổi trong chuỗi cung ứng dầu mỏ có thể đẩy thị trường vào giai đoạn biến động lớn. Vì vậy, các nước xuất khẩu dầu mỏ và nền kinh tế toàn cầu có thể phải đối mặt với nhiều thách thức khó lường trong thời gian tới.
    [COLOR=-webkit-link][​IMG][/COLOR]
    Áp lực gia tăng khiến OPEC đứng trước thách thức lớn khi quyền lực chi phối thị trường dầu mỏ toàn cầu ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ phải nhường chỗ cho các nhà sản xuất lớn khác.
    Hiện tại, OPEC vẫn là khối xuất dầu lớn nhất thế giới, các quyết sách của nhóm này vẫn sẽ tác động mạnh đến giá dầu. Tuy nhiên khối này đang bị ràng buộc bởi hệ thống Petro – Dollar mà Mỹ đã xây dựng từ nhiều năm trước. Trong quá khứ, sự cộng sinh giữa khối OPEC và đồng USD đã tạo ra sức mạnh cho cả hai, tuy nhiên dưới chính sách của Tổng thống Donald Trump, lợi ích nước Mỹ được đặt lên hàng đầu, nên lợi ích của khối xuất khẩu dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng lớn.
    Trong khi đó, trục kinh tế mới Nga – Trung – Ấn với xuất hiện tiêu biểu là hệ thống thanh toán BRICS đang không ngừng muốn mở rộng để tạo thế cân bằng với Mỹ, đồng thời xóa bỏ hệ thống Petro – Dollar đã chi phối kinh tế thế giới từ nhiều năm nay.
    Về cuộc chiến Nga – Ukraine, ông Donald Trump có vẻ đang làm mọi cách để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến này, trong đó điển hình là mở lại cuộc đàm phán với phía Nga. Tuy nhiên, Ukraine lại tuyên bố cứng rắn không chấp nhận những kết quả đàm phán mà không có sự tham dự của nước này. Hệ quả, bên lề cuộc gặp Mỹ - Nga tại Riyadh, phía Ukraine đã tấn công nhà máy lọc dầu ở khu vực biển Capsi, khiến nguồn cung dầu ra thế giới tổn thất khoảng 380.000 thùng/ngày. Do đó, trong ngắn hạn, cuộc chiến này khó có thể chấm dứt, nhưng đối với những gì ông Trump đã thể hiện, việc dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt lên Nga sẽ là điều khả thi, từ đó khơi thông dần dòng chảy dầu Nga trên thị trường thế giới, nên nguồn cung càng thêm dư thừa, khiến giá dầu tiếp tục giảm sâu.
    Tại Trung Đông, bước sang năm 2025, nhờ sự can thiệp tích cực từ Mỹ cùng các quốc gia trung gian, xung đột tại khu vực này đang được kiểm soát hiệu quả hơn. Nếu các bên tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết ngừng bắn, nguồn cung dầu từ khu vực Trung Đông sẽ ổn định, từ đó giúp giá dầu thế giới bình ổn hơn.
    Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu chính của thế giới đang gây lo ngại khi phát hiện một chủng virus Corona mới, gây ra những lo lắng về một cuộc bùng phát dịch bệnh sẽ tiếp tục làm tăng đà suy thoái của quốc gia này, khiến nguồn cầu dầu sụt giảm, gia tăng tình trạng dư thừa.
    Ở chiều ngược lại, MXV cho rằng giá dầu trong năm 2025 sẽ được hỗ trợ bởi những biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc và các chính sách cắt giảm sản lượng từ OPEC+.
    Với những dự báo ở trên, nhiều khả năng giá dầu trong năm 2025 sẽ còn giảm sâu thêm nữa, dao động trong khoảng 65-80 USD/thùng.
    Trong bối cảnh này, MXV cho rằng sự linh hoạt và tầm nhìn dài hạn sẽ là yếu tố then chốt để các nhà đầu tư và doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược của mình. Việc theo dõi sát sao các diễn biến địa chính trị, kinh tế vĩ mô, và xu hướng năng lượng xanh toàn cầu sẽ giúp xác định rõ những cơ hội và rủi ro tiềm năng.
    [/COLOR]
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    Trump tại Davos: Kêu gọi giảm giá dầu và lãi suất, khẳng định niềm tin vào thuế quan
    Trump tại Davos: Kêu gọi giảm giá dầu và lãi suất, khẳng định niềm tin vào thuế quan
    Trong bài phát biểu trực tuyến trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Davos hôm thứ Năm, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi Ả Rập Saudi và các quốc gia OPEC hạ giá dầu, đồng thời tái khẳng định việc sử dụng thuế quan để đưa ngành sản xuất trở lại Mỹ.
    Với giọng điệu cứng rắn, Trump nhấn mạnh việc cần cắt giảm lãi suất ngay lập tức. Theo ông, lãi suất cao đã khiến thâm hụt tăng vọt và dẫn đến thảm họa kinh tế dưới thời người tiền nhiệm Joe Biden.
    "Điều này bắt đầu bằng việc đối mặt với hỗn loạn kinh tế do các chính sách thất bại của chính quyền trước đây", ông nói. "Trong 4 năm qua, Chính phủ của chúng ta đã thâm hụt 8,000 tỷ USD vì chi tiêu lãng phí và áp đặt các hạn chế năng lượng phá hoại quốc gia, các quy định gây tê liệt và thuế ẩn chưa từng có".


    Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ tại Davos
    Trong kế hoạch nhiệm kỳ thứ hai, Trump khẳng định sẽ áp dụng chính sách thuế quan để khuyến khích sản xuất tại Mỹ. "Nếu bạn không sản xuất sản phẩm tại Mỹ, đó là quyền của bạn, nhưng đơn giản là bạn sẽ phải trả thuế quan với các mức khác nhau", ông nói. "Thuế quan này sẽ đưa hàng trăm tỷ, thậm chí hàng ngàn tỷ USD vào kho bạc của chúng ta".
    Tổng thống đặc biệt đánh giá cao cam kết đầu tư từ các doanh nghiệp lớn, trong đó có kế hoạch của SoftBank Group về cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo (AI) và lời hứa đầu tư 600 tỷ USD từ Thái tử Ả-Rập Saudi Mohammed Bin Salman. Trump cho biết ông sẽ thúc đẩy để nâng con số này lên 1,000 tỷ USD.
    Tuy vậy, ông bày tỏ sự thất vọng về việc Ả-Rập Saudi cùng các quốc gia OPEC chưa sớm hành động để giảm giá dầu. Tổng thống Mỹ dự đoán việc OPEC hạ giá dầu có thể giảm lạm phát và cho phép cắt giảm lãi suất. Ông nói điều này cũng sẽ gây áp lực buộc Nga chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
    "Với giá dầu giảm, tôi sẽ yêu cầu lãi suất giảm ngay lập tức", Trump nói. "Và tương tự, lãi suất nên được giảm trên toàn thế giới".
    Sau bài phát biểu, Trump đã trao đổi với Chủ tịch WEF Borge Brende cùng các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu như Stephen Schwarzman của Blackstone Inc., Brian Moynihan của Bank of America Corp., Patrick Pouyanne của TotalEnergies SE và Ana Botin của Banco Santander SA. "Tôi chắc chắn thái tử Ả-Rập Saudi sẽ rất vui khi nghe bài phát biểu của ông hôm nay", Schwarzman nói đùa.
    Trump đang phát biểu từ xa do lễ nhậm chức trong tuần này, nhưng sự trở lại nắm quyền của ông đã thống trị cuộc họp thường niên - nhận được cả sự hào hứng và lo ngại về các chính sách sắp tới. Lần cuối ông phát biểu trực tiếp tại diễn đàn WEF vào năm 2020, chỉ vài tuần trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
    Trong nhiệm kỳ mới, Tổng thống Trump cam kết mở ra "thời kỳ hoàng kim" cho Mỹ, kiểm soát chặt di cư bất hợp pháp và duy trì kế hoạch áp thuế với Mexico và Canada. Ông cũng khẳng định thuế quan đối với Trung Quốc và Liên minh châu Âu vẫn nằm trên bàn đàm phán.
    Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng bị kích động bởi quyết định của Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định khí hậu Paris - mặc dù động thái này không gây bất ngờ và thực hiện một trong những lời hứa tranh cử của vị Tổng thống.
    Trong nước, Trump đã hành động để rút lại các chính sách thời Biden về biến đổi khí hậu, thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thạch và bổ sung dự trữ dầu. Ông chỉ đạo xem xét việc loại bỏ trợ cấp và ưu đãi xe điện trong bối cảnh ngành công nghiệp châu Âu đang đối mặt với chi phí năng lượng tăng vọt.
    Tại Mỹ, Trump nhận được sự ủng hộ từ nhiều giám đốc điều hành Phố Wall và Thung lũng Silicon nhờ các cam kết về gia hạn ưu đãi thuế, giảm thuế suất doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất năng lượng - bất chấp lo ngại về tác động của thuế quan đối với thương mại và nhập cư.
    Giới tinh hoa Davos ban đầu thở phào khi Trump không bắt đầu các cuộc chiến tranh thương mại mới ngay lập tức, nhưng họ nhận thức được niềm tin mạnh mẽ của ông vào thuế quan. Các nhà lãnh đạo thế giới, dù là đồng minh hay người chỉ trích, đều chấp nhận thực tế phải hợp tác với ông trong 4 năm tới.
    Trump đã thể hiện thái độ ôn hòa hơn với Trung Quốc so với dự đoán. Ông đã trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình và quyết tâm cứu ứng dụng TikTok khỏi bị đóng cửa. Tuy nhiên, ông đề xuất thuế 10% với Trung Quốc và 25% với Mexico, Canada từ ngày 01/02.
    Trong ngày 20/01, Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu các cơ quan nội các nghiên cứu quan hệ thương mại của Mỹ với mọi quốc gia trước ngày 1 tháng 4 - tạo cơ sở cho việc áp thuế quan. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra vào ngày 01/02, vì hầu hết nhóm kinh tế của ông đang chờ Thượng viện Mỹ xác nhận và vẫn tiếp tục có cuộc tranh luận nội bộ về việc sử dụng thẩm quyền pháp lý nào.[/COLOR]
    [/COLOR]
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    POW tham gia nhà máy điện Hạt nhân đầu tiên của VN Ninh Thuận thì cây gom hàng tím 35 triệu cp hôm trước sẽ lớn nhanh như Thánh Gióng 3x 4x hay CLB 100 200 trong 5 năm tới ....\:D/\:D/\:D/@};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    Chứng khoán tuần tới: Mùa đại hội cổ đông, cổ phiếu trở lại "đường đua"?

    CHỦ NHẬT , 30/03/2025, 10:47
    0CHIA SẺ

    Lợi nhuận của doanh nghiệp quý I/2025 bắt đầu hé lộ, kế hoạch kinh doanh trong mùa đại hội cổ đông… sẽ là động lực tăng giá mới cho cổ phiếu.

    Thị trường chứng khoán tiếp tục trải qua một tuần điều chỉnh khi VN-Index đóng cửa ở mức 1.317,46 điểm, giảm 0,33% so với tuần trước. VN-Index có tuần thứ 3 chững lại sau chuỗi tăng liên tiếp, với thanh khoản suy giảm.
    Độ rộng thị trường tiếp tục phân hóa, ngoại trừ nhóm cổ phiếu bất động sản có diễn biến tích cực dưới ảnh hưởng của các cổ phiếu họ Vingroup (VIC, VHM, VRE) và nhóm bảo hiểm. Hầu hết nhóm ngành đều giảm điểm, từ thủy sản đến công nghệ - viễn thông, dầu khí, xây dựng... Khối ngoại tiếp xu hướng bán ròng mạnh trên HOSE với giá trị 2.107 tỉ đồng trong tuần qua.
    Theo Công ty chứng khoán Pinetree, tuần vừa qua vẫn là một tuần khó giao dịch bởi sau giai đoạn tăng mạnh kể từ đầu năm. Tâm lý nhà đầu tư có phần dè dặt hơn khi VN-Index chưa thể chinh phục vùng 1.340 điểm. Nhà đầu tư có xu hướng đứng ngoài bảo vệ thành quả đạt được từ đầu năm đến nay.
    Về xu hướng tuần tới (từ 31-3 đến 4-4), các chuyên gia của chứng khoán Pinetree cho rằng trọng tâm của các thị trường, bao gồm Việt Nam sẽ tập trung vào chính sách thuế đối ứng lên các đối tác thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2-4. Kịch bản VN-Index đi ngang với trong biên độ 1.315 - 1.326 điểm trong khi đợi thị trường phát đi tín hiệu mới.
    [​IMG]
    Thị trường chứng khoán tiếp tục có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong tuần qua​

    "Những con số ước tính về kết quả kinh doanh quý I/2025 dần được hé lộ. Tháng 4 là mùa đại hội cổ đông khi doanh nghiệp công bố kế hoạch kinh doanh… sẽ là động lực tăng giá mới cho cổ phiếu. Trong kịch bản tiêu cực hơn, một pha rũ bỏ có thể xảy ra trước khi thị trường hồi phục, VN-Index có thể lùi sâu hơn về 1.302 điểm nhưng khả năng thủng ngưỡng này khó" - các chuyên gia của chứng khoán Pinetree phân tích.
    Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, nói rằng việc VN-Index điều chỉnh mở ra cơ hội tốt để giải ngân cổ phiếu với cho mục tiêu trung và dài hạn. Tuần tới, thị trường có thể duy trì tâm lý thận trọng, VN-Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ 1.300 điểm (+/-10 điểm). Khả năng chỉ số giảm sâu hơn vùng này không cao nhờ lo ngại thuế quan đã phản ánh phần lớn vào đợt điều chỉnh gần đây.
    Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SHS cũng dự báo, VN-Index đang kết thúc giai đoạn tăng giá mạnh kéo dài trong 8 tuần qua và liên tục chịu áp lực điều chỉnh kiểm tra lại các vùng hỗ trợ. Xu hướng ngắn hạn đang chuyển qua giai đoạn điều chỉnh, tích lũy với vùng hỗ trợ gần nhất 1.315 điểm, hỗ trợ mạnh hơn 1.300 điểm.
    "Nếu thị trường lùi về vùng hỗ trợ quanh 1.300 điểm sẽ mở ra cơ hội giải ngân với giá vốn tốt cho mục tiêu trung dài hạn, đặc biệt ở các ngành có triển vọng tích cực trong năm nay như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện, và đầu tư công" – ông Đinh Quang Hinh nói.
    [​IMG]
    VN-Index đang vào nhịp điều chỉnh sau chuỗi tăng liên tiếp trong 8 tuần qua​
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    Big Tech và tham vọng hạt nhân: Canh bạc lớn






    Sự quan tâm từ các tập đoàn công nghệ lớn như GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft) cùng bối cảnh địa chính trị đã thúc đẩy các nghiên cứu về nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới.
    [​IMG]
    Các công ty công nghệ lớn toàn cầu ngày càng quan tâm tới năng lượng hạt nhân. Nguồn: Estlink
    Báo Le Monde mới đây đăng bài phân tích về việc năng lượng hạt nhân mới phải đối mặt với khó khăn về kỹ thuật và bất ổn kinh tế. Sự quan tâm từ các tập đoàn công nghệ lớn như GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft) cùng bối cảnh địa chính trị đã thúc đẩy các nghiên cứu về nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới, với hy vọng có thể sản xuất hàng loạt các lò phản ứng nhỏ có chi phí thấp hơn và độ an toàn cao hơn.
    Microsoft đã khởi đầu xu hướng này. Tại Pennsylvania (Mỹ), lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island đã ngừng hoạt động từ năm 2019 do không có lợi nhuận. Cơ sở này cũng gắn liền với sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ, xảy ra vào năm 1979 tại lò phản ứng số 2.
    Tuy nhiên, vào tháng 9/2024, Constellation Energy, công ty sở hữu nhà máy đã nhận được một đơn đặt hàng lớn từ Microsoft để cung cấp toàn bộ điện năng từ lò phản ứng số 1 và dự kiến sẽ khởi động lại nhà máy vào năm 2028. Quyết định của Microsoft xuất phát từ dự báo về nhu cầu nguồn cấp điện khổng lồ cho các trung tâm dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các tập đoàn công nghệ khác, khi họ bắt đầu đầu tư mạnh vào năng lượng hạt nhân.
    Nhưng không phải công ty nào cũng có một nhà máy cũ để hồi sinh, vì vậy họ lựa chọn đổi mới công nghệ. Giải pháp được hướng đến là các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), có công suất từ 10 đến 300 MW, bé hơn so với các lò phản ứng truyền thống với công suất 900 đến 1.600 MW.
    Tháng 10/2024, Google ký hợp đồng với Kairos Power để mua điện từ nhiều lò phản ứng thế hệ mới, dự kiến triển khai từ năm 2030. Amazon cũng tham gia vào lĩnh vực này khi hợp tác với Energy Northwest để phát triển bốn lò phản ứng phân hạch. Mỹ rót hàng tỷ USD vào SMR khiến cạnh tranh toàn cầu gia tăng. Trong khi tại Pháp, Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) đang đối mặt với biến động sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Luc Rémont bị miễn nhiệm bất ngờ vào ngày 21/3, thì tại Mỹ, ngành năng lượng hạt nhân đang phục hồi mạnh mẽ nhờ chính phủ đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án SMR.
    Trên thực tế, ngay từ những năm 2010, các quốc gia như Trung Quốc, Canada, Anh và các nước châu Âu đã bắt đầu cạnh tranh để trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất hàng loạt lò phản ứng nhỏ, phục vụ không chỉ phát điện, mà còn sản xuất nhiệt điện, hydro hoặc thậm chí khử mặn nước biển. Hiện nay, có gần 70 thiết kế SMR khác nhau và hàng loạt startup tham gia vào lĩnh vực này.
    Theo bà Valérie Faudon, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hạt nhân châu Âu: “Sự cạnh tranh đang diễn ra giống như những năm 1950-1960. Ban đầu, có rất nhiều ý tưởng khác nhau, nhưng vì lý do kinh tế, cuối cùng các nước đã lựa chọn lò phản ứng nước áp lực lớn (PWR)”.
    Vào tháng 2/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động một “liên minh” công nghiệp dành cho SMR. Ở Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron trong khi thúc đẩy việc xây dựng các lò phản ứng EPR2, đã kêu gọi cạnh tranh giữa các startup trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân mới từ năm 2022, với một khoản đầu tư 1 tỷ euro. Ba năm sau, 12 dự án với mức độ phát triển khác nhau đã sẵn sàng tham gia cuộc đua – dù tất cả đều hiểu rằng quá trình chọn lọc sẽ rất khắt khe và chỉ tối đa 3 dự án có thể trụ lại trong vòng 2 năm tới, khi bước vào giai đoạn cuối cùng.
    Theo Cơ quan An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Bức xạ (ASNR), một số công ty được đánh giá là có mức độ phát triển cao nhất gồm: Nuward (công ty con của EDF) và Calogena (thuộc Tập đoàn Gorgé) đã áp dụng công nghệ lò phản ứng nước nhẹ, giúp giảm đáng kể rủi ro liên quan đến nguồn cung nhiên liệu và an toàn vận hành.
    Một số công ty khác chọn hướng đổi mới táo bạo hơn với: lò phản ứng nhiệt độ cao (Jimmy, Blue Capsule), lò phản ứng neutron nhanh, sử dụng các chất làm mát tiên tiến như natri (Hexana, Otrera), chì (Newcleo), muối nóng chảy (Naarea, Thorizon, Stellaria). Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty này đều sở hữu đầy đủ năng lực công nghiệp để triển khai công nghệ của mình.
    Ông David Corchia, đồng sáng lập tập đoàn công nghiệp EREN – công ty đã đầu tư vào Jimmy, Blue Capsule, Hexana và Naarea, cho biết: “Lò phản ứng neutron nhanh có thể giúp hoàn thiện chu trình nhiên liệu hạt nhân bằng cách tái chế nhiên liệu đã qua sử dụng một cách triệt để hơn. Đây là yếu tố quan trọng đối với chủ quyền năng lượng, giúp giảm phụ thuộc vào uranium tự nhiên, đồng thời giải quyết ba vấn đề lớn: sản xuất năng lượng, xử lý chất thải hạt nhân có tuổi thọ dài và tái sử dụng nhiên liệu đã qua sử dụng”.
    Dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng thời gian phát triển các lò phản ứng neutron nhanh sẽ dài hơn so với các lò phản ứng nước nhẹ, vốn đã có nhiều kinh nghiệm vận hành thực tế.
    Trong cuộc họp Hội đồng Chính sách Hạt nhân ngày 17/3, Điện Elysée đã thể hiện quyết tâm hoàn tất chu trình nhiên liệu hạt nhân vào nửa sau thế kỷ XXI, với sự tham gia của các tập đoàn hạt nhân truyền thống. Đối với các startup, ưu tiên sẽ dành cho những dự án có khả năng triển khai một lò phản ứng thử nghiệm vào đầu những năm 2030.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    23.036
    EVN chuẩn bị cho kịch bản ‘tăng trưởng điện rất cao’ trong năm 2025

    ĐIỆN LỰC 07:50 | 28/03/2025
    [​IMG]
    Copy link​

    - Ban chỉ đạo đảm bảo cung ứng điện năm 2025 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) họp phiên thứ nhất vào chiều 27/3/2025. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tiếp, kết nối trực tuyến đến 22 điểm cầu thuộc các tổng công ty, nhà máy điện và các đơn vị của EVN.​
    [​IMG]
    Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn chủ trì hội nghị.

    Theo Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn: Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 phấn đấu đạt ít nhất 8%, toàn Tập đoàn phải chuẩn bị kịch bản tăng trưởng điện rất cao, thậm chí đến mức 14%. Do đó, yêu cầu các đơn vị của EVN phải bám sát chỉ đạo của Tập đoàn, theo dõi chặt chẽ dự báo phụ tải, đặc biệt tập trung vào tháng 4, 5, 6/2025. Trong đó, phối hợp thường xuyên, liên tục với Công ty TNHH MTV Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) để tính toán phương án vận hành tối ưu.
    Mặt khác, các đơn vị cũng cần nắm rất chắc các chính sách của Nhà nước để có phương án triển khai đảm bảo hiệu quả. Chẳng hạn như chính sách dành cho điện mặt trời mái nhà, nhất là khu vực miền Nam. Trong đó, đặc biệt lưu ý vai trò của các điện lực cấp quận, huyện để có thông tin sâu sát, kịp thời về nhu cầu điện.
    Tại phiên họp này, EVN cũng biểu dương Tổng công ty Phát điện 1 đã có những cách làm tốt, phát huy được tinh thần của đội ngũ cán bộ, nhân viên và người lao động. Trong công tác này, Tổng công ty không chỉ phát động thi đua, mà còn có sự khen thưởng kịp thời cho các nhà máy đáp ứng tốt yêu cầu trong hoạt động sản xuất - vận hành.
    Từ cách tiếp cận này, Tổng giám đốc EVN đề nghị các tổng công ty khác trong Tập đoàn cũng có những cách làm vừa quyết liệt, vừa đảm bảo động viên kịp thời các đơn vị trực thuộc.
    Báo cáo về tình hình cung ứng điện 3 tháng đầu năm 2025, Trưởng ban Kỹ thuật sản xuất EVN Lê Việt Hùng cho biết: Các đơn vị trong toàn Tập đoàn đã và đang triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và Hội đồng Thành viên EVN. Đánh giá chung, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế, xã hội đất nước và nhu cầu của nhân dân.
    Trong công tác vận hành, các nhà máy thủy điện duy trì mực nước hồ chứa đảm bảo quy định. Với các nhà máy nhiệt điện than, khối lượng than tồn kho đủ đáp ứng cho sản xuất. Các đơn vị phát điện đang phối hợp tốt với Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc trong thực hiện hợp đồng giao nhận than, đảm bảo tồn kho. Về nhiên liệu dầu và khí cũng cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất điện.
    Vừa qua, Tập đoàn đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị nhiên liệu, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, đảm bảo điện mùa khô năm 2025 tại các đơn vị. Theo ghi nhận, các đơn vị cơ bản sẵn sàng đáp ứng huy động của NSMO./.​

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Tắt bộ gõ tiếng Việt của F319 VNI Telex VIQR Mix mode Tự động Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]