Giá xuống mà nhà đầu tư không bán thì không thể coi là lỗ được. ..

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 23/04/2007.

4277 người đang online, trong đó có 248 thành viên. 07:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 633 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Giá xuống mà nhà đầu tư không bán thì không thể coi là lỗ được. ..

    Đầu tư chứng khoán không bao giờ lỗ?

    Hội nghị tập huấn kiến thức đầu tư chứng khoán do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (SRTC) tổ chức tuần qua đã thu hút gần 300 nhà đầu tư tham dự. Tại Hội nghị này, các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin cũng như góc nhìn thú vị về TTCK, nhằm khích lệ tinh thần đầu tư chứng khoán của công chúng và tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư. Một chia sẻ thú vị từ ông Phạm Uyên Nguyên, cố vấn cao cấp của VinaCapital là đầu tư chứng khoán không bao giờ lỗ, vì nếu giá xuống mà nhà đầu tư không bán thì không thể coi là lỗ được.


    Thu nhập tạo ra từ TTCK là chân chính và đáng biểu dương
    Theo ông Đào Lê Minh, Giám đốc SRTC, tính đến ngày 31.3.2007, toàn TTCK có 180.000 tài khoản, tăng 60.000 tài khoản so với đầu năm 2007. Như vậy, số nhà đầu tư mới tăng thêm trong quý I năm nay bằng đúng số nhà đầu tư tham gia TTCK trong 5 năm đầu tiên kể từ ngày thành lập (2000 - 2005). Cũng tính đến ngày 31.3.2007, tổng giá trị vốn hoá toàn TTCK đạt 340.000 tỷ đồng, tương đương 35% GDP, trong khi tỷ trọng này của năm 2006 là 22,7% GDP; năm 2005 là 2% GDP. Một điều không kém quan trọng là tính thanh khoản của thị trường được nâng lên đáng kể, tính chung trong 3 tháng đầu năm nay, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu tại sàn TP. HCM đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/phiên; sàn Hà Nội đạt khoảng 300 tỷ đồng/phiên, trong khi từ năm 2005 trở về trước, giá trị giao dịch cổ phiếu hàng phiên chỉ dao động từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.
    Tại Hội nghị, ông Phạm Uyên Nguyên, cố vấn cao cấp của VinaCapital đã giới thiệu các tiêu chí để chọn lựa đầu tư, gồm yếu tố vĩ mô, yếu tố ngành, tình trạng tài chính của DN và năng lực quản lý của ban lãnh đạo. Cuối cùng, chỉ tiêu P/E sẽ được sử dụng để đánh giá một cách tương đối mức giá mua hiện nay lớn gấp bao nhiêu lần lợi nhuận của DN. Đây là chỉ tiêu có thể sử dụng để so sánh và lựa chọn cổ phiếu tốt trong một rổ cổ phiếu.
    Theo ông Nguyên, những chỉ báo từ phương pháp phân tích kỹ thuật cho thấy, VN-Index có thể xuống đến mức 800 điểm, nhưng cá nhân ông dự báo, VN-Index sẽ xoay quanh mức 900 điểm do những yếu tố tích cực sẽ tác động đến diễn biến chung của TTCK (khả năng tăng trưởng kinh tế, mức độ hiệu quả trong hoạt động của DN, luồng vốn trong và ngoài nước đổ vào thị trường?). Xu hướng đi lên của giá cổ phiếu năm 2007 là khá rõ và khả năng VN-Index có thể đạt tới 1.300 điểm trong năm này.
    Cũng theo dự báo của ông Nguyên, năm 2007, dòng vốn đầu tư nước ngoài có thể đổ vào TTCK khoảng 3 - 5 tỷ USD, do nhà ĐTNN rất quan tâm đến cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Minh chứng cho dự báo này, ông Nguyên cho biết, VinaCapital và nhiều công ty quản lý quỹ nước ngoài khác khi đi huy động vốn ở nước ngoài luôn nhận được số vốn đăng ký lớn hơn số mong muốn huy động. Trả lời câu hỏi của ĐTCK về việc vì sao nhà ĐTNN lại chọn TTCK Việt Nam để rót vốn trong khi nhiều TTCK khu vực, như Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Singapore, chỉ số P/E chỉ khoảng 16-20 lần, nhỏ hơn rất nhiều so với Việt Nam (khoảng 40 lần), các diễn giả cho biết, chỉ số P/E chỉ là một chỉ số tài chính trong lựa chọn cổ phiếu và lý do mà nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam là do khả năng sinh lời của TTCK rất lớn, hiện đứng thứ hai thế giới (năm 2006, VN-Index tăng 144%).
    Một chia sẻ thú vị từ ông Nguyên là đầu tư chứng khoán không bao giờ lỗ, vì nếu giá xuống mà nhà đầu tư không bán thì không thể coi là lỗ được. Trong 3 tháng đầu năm nay, TTCK Việt Nam có thêm 60.000 tài khoản mới và không ít thì nhiều, số nhà đầu tư mới này đang phải trải qua những đợt thử thách của thị trường khi giá cổ phiếu đang nghiêng theo chiều đi xuống. Trong trường hợp này, thay vì lo lắng, rầu rĩ, nhà đầu tư nên định vị khoản đầu tư từ ngắn hạn sang dài hạn, vì xu hướng chung là giá cổ phiếu sẽ tăng trong dài hạn.
    Ông Tôn Tích Quý, Phó giám đốc SRTC thì đưa ra những so sánh giữa đầu tư chứng khoán và chơi cờ bạc. Theo ông Quý, 2 hình thức này chỉ có 2 điểm giống nhau, đó là chịu sự quyết định của quy luật ngẫu nhiên và đều có khả năng gây "nghiện". Tuy nhiên, sự khác nhau mới là chủ yếu. Chơi cờ bạc cuối cùng cũng sẽ khuynh gia bại sản, còn chơi chứng khoán thì không thể thua lỗ hết được, nếu có lỗ thì cũng chỉ mất một phần. Ngoài ra, đánh bạc là phi pháp, còn chơi chứng khoán được Nhà nước khuyến khích còn pháp luật bảo vệ. Thu nhập tạo ra từ TTCK là chân chính và đáng biểu dương.
    Khác với lời khuyên nên bình tĩnh nắm giữ cổ phiếu dài hạn, ông Quý cho rằng, thị trường phập phù mới là cơ hội kiếm tiền cho nhà đầu tư. TTCK nước ngoài có câu: Con bò (thị trường giá lên) cũng kiếm được tiền; con gấu (thị trường giá xuống) cũng kiếm được tiền, chỉ có con heo (thị trường đi ngang) là không kiếm được tiền. Cũng theo ông Quý thì người dự đoán giỏi nhất trên TTCK thế giới cũng chỉ đoán trúng 70-80% và quy luật rút ra từ thị trường này là người nào chịu được rủi ro cao sẽ có cơ hội thắng lớn.

    Ngọc Hà
  2. neverdown

    neverdown Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Đã được thích:
    0
    VN-Index lùi gần về mốc? 900 điểm

    Ngày mở đầu cho một tuần giao dịch mới 23/4, màu đỏ của các mã chứng khoán lại chiếm ưu thế trên bảng giao dịch điện tử. 6 mã tăng giá trong khi có tới 91 mã giảm giá đã khiến cho VN-Index tiếp tục mất đi 37,7 điểm (3,89%), chỉ còn 931,18 điểm.

    Nhà đầu tư tăng cường bán ra, dù họ biết việc bán đi cổ phiếu lúc này phần nhiều là chấp nhận lỗ về mình. Do đó, nhìn toàn bảng điện tử có thể thấy dư mua của nhiều lệnh trống không, trong khi lệnh bán không ngừng được tăng cường thêm qua các phiên khớp lệnh về sau.

    Mặc dù vậy, so với phiến cuối tuần trước, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch toàn phiên hôm nay lại sụt giảm khá lớn. Toàn thị trường có 4,042 triệu chứng khoán khớp lệnh thành công (giảm 17,5%), với giá trị 424,592 tỉ đồng trong đó, tổng khối lượng cổ phiếu chiếm 3,679 triệu đơn vị (giảm 25%), với giá trị tương ứng 412,631 tỉ đồng.

    Các mã cổ phiếu tăng giá trong phiên thuộc về nhóm cổ phiếu có thị giá nhỏ và sự lên điểm cũng không lớn. TCT lên 4.500đ, tăng kịch trần với mức giá 94.500đ/cp, với 4.410 cổ phiếu khớp lệnh thành công. ALT tăng 4.000đ, lên 90.000đ/cp; SGH tăng 2.500đ, lên 80.000đ/cp; FPC và TAC cùng tăng 2.000đ, lên các mức giá 60.000đ/cp và 57.000đ/cp; VTC tăng 1.400đ, lên 45.500đ/cp.

    Với 6 mã cổ phiếu tăng giá trong phiên, chỉ duy nhất có mã TCT đạt mức tăng kịch trần, trong khi đa số mã sụt giá đều giảm kịch sàn. Sở dĩ TCT có khả năng trụ vững trong cơn sóng gió điều chỉnh toàn thị trường thời gian vừa qua, nay lại đột ngột tăng kịch trần là vì kết quả kinh doanh Quý I/2007 mới được công bố khá ấn tượng: Doanh thu đạt trên 18 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 11 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ 15.9 tỷ đồng. Thêm vào đó là thông tin chia thưởng bằng cổ phiếu 1:1 sẽ được ĐCHĐ quyết định vào ngày mai (24/4). Theo dự báo TCT có khả năng sẽ trở thành một BMC thứ 2 trên sàn HCM.

    Cổ phiếu blue-chips vẫn dẫn đầu trong top 5 mã cổ phiếu giảm giá mạnh nhất, với sự dẫn đầu của BMC khi mã này mất tới 25.000đ, xuống 484.000đ/cp, với 32.230 cổ phiếu khớp lệnh thành công. Đại gia FPT tiếp tục mất 24.000đ sau khi mất 25.000đ ở phiên cuối tuần trước, xuống còn 456.000đ/cp; SJS mất 15.000đ, xuống còn 285.000đ/cp; PVD và REE cùng mất 11.000đ, xuống còn 209.000đ/cp và 218.000đ/cp.

    Cổ phiếu lớn nhất thị trường PPC hôm nay cũng giảm 3.000đ, giảm kịch sàn với 66.000đ/cp. Hai chứng chỉ quỹ đều giảm, VFMVF1 giảm 1.700đ, giảm kịch sàn xuống còn 32.800đ/chứng chỉ quỹ; PRUBF1 giảm 100đ, xuống còn 13.800đ/chứng chỉ quỹ.

    Xét về khối lượng khớp lệnh, cổ phiếu STB đứng đầu thị trường với 572.720 đơn vị chuyển nhượng thành công; PPC đứng vị trí thứ hai với 385.590 đơn vị; chứng chỉ quỹ VFMVF1 đạt 363.690 đơn vị - đứng vị trí thứ ba; REE đạt 280.330 đơn vị chuyển nhượng thành công và đứng cuối top là chứng chỉ quỹ PRUBF1 với 266.170 đơn vị chuyển nhượng thành công.

    Với những diễn biến của thị trường trong thời gian gần đây, rất khó để có thể đưa ra một dự báo chính xác cho những phiên giao dịch sau. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index đang quay về rất gần với ngưỡng 900 điểm và nếu phiên ngày mai mức sụt giảm cũng tương tự như phiên đầu tuần này thì thị trường sẽ còn điều chỉnh sâu hơn nữa.

    http://www1.dantri.com.vn/kinhdoanh/2007/4/176118.vip

    Đây là thời điểm tốt nhất để lựa chon cp tốt mua vào với giá thấp
  3. coxchia

    coxchia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
  4. star_seeker

    star_seeker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Đã được thích:
    1
    Không biết là bác Ngọc Hà có dịch đúng quan điểm của bác Nguyên không chứ chuyên gia mà phát biểu "giá xuống, không bán thì không lỗ" thì hơi lạ. Thậm chí khi giá 1 loại cổ phiếu không xuống, cũng chẳng lên gì cả mà toàn bộ thị trường đều tăng trần thì vẫn xem như là lỗ vì bị mất chi phí cơ hội.
    Cách chơi "bán các cổ phiếu tăng giá, giữ lại đầu tư lâu dài cho các cổ phiếu đang lỗ" không phải là cách chơi của chuyên gia, và người chơi lâu năm trên thị trường được. Nếu ông Nguyên chỉ là chuyên gia nghiên cứu thì ông ấy cũng phải đọc qua vô số các bài báo viết về tâm lý sợ lỗ, không bán này rồi mà.
    Còn lại thì bác ấy nói đúng. Thị trường chứng khoán lúc nào cũng đi lên cả, nếu giữ lâu dài 5-10 năm thì chắc chắn là không lỗ.
  5. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2
    Tất nhiên hay tin tưởng công ty minh nếu làm ăn có lãi thì không bao giờ bán. KQKD tốt hãy giữ lại và mua tiếp. Chứ thị trường kiểu này dìm giá quá dư mua 0 mà dư bán thì gấp hàng ngìn lần bảo khong xuống thì sao.

Chia sẻ trang này