Giải mã động thái bán ròng của nhà đầu tư CK ngoại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tanglenmai, 22/03/2011.

1881 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 02:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 307 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tanglenmai

    tanglenmai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    1
    Trong tuần vừa qua, khối ngoại liên tục đẩy mạnh bán ròng cổ phiếu trên sàn HoSE. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ sẽ thấy đây chỉ là động thái đảo hàng nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư chứ không phải sự “tháo chạy hàng loạt” như lo ngại của nhiều nhà đầu tư.

    Đến thời điểm hiện nay, động thái bán ròng của khối ngoại chưa tạo tác động xấu nào đến thị trường mà ngược lại, thanh khoản lại được cải thiện đáng kể. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên trên sàn HoSE đạt 889,9 tỷ đồng, tăng 17,7% so với mức đạt được của tuần trước. Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên cũng đạt tới con số 39,48 triệu cổ phiếu, tăng 16,21%.

    Theo thống kê, tuần qua, khối ngoại đã bán ròng 254 tỷ đồng trên HoSE, đặc biệt vào phiên cuối tuần (18/3) bán ròng tới 215 tỷ đồng. Mã cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất là HAG (168 tỷ đồng), VCB (54,7 tỷ đồng), BVH (5,3 tỷ đồng). Sau phiên xả hàng mạnh tay này, mức độ bán ròng của nhà đầu tư ngoại đã dần hạ “nhiệt”. Giá trị bán ròng của khối này giảm xuống chỉ còn 27 tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm qua (21/3). Như vậy, nếu so với toàn thị trường thì tỷ trọng bán ra không quá lớn, chiếm 12,3% về giá trị và nhỉnh hơn chút ít so với mức 9,2% về bên mua. Cụ thể, đã có hơn 2,4 triệu đơn vị (80 tỷ đồng) được khối này mua vào, trong khi lượng bán đạt gần 4 triệu đơn vị (107 tỷ đồng).

    [​IMG]
    Khối đầu tư ngoại chưa "tháo chạy" như nhiều người lo ngại.
    Trong số các cổ phiếu ưa thích được khối ngoại tích cực gom ròng vẫn không vắng mặt CTG (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam). Điểm khác là mức độ mua ròng cổ phiếu này từ tài khoản ngoại đã phần nào giảm nhiệt với lượng mua ròng 812.000 đơn vị (tương đương 25,7 tỷ đồng). Tính ra trong hai tuần gần đây, một lượng lớn gần 11,5 triệu đơn vị CTG đã được đổ ròng vào các tài khoản của khối đầu tư ngoại với giá trị gần 340 tỷ đồng.

    Một điểm khác nữa trong giao dịch của khối ngoại trong phiên ngày 21/3 là một số cổ phiếu từng bị bán ra khá mạnh thời gian trước đó đã bắt đầu được mua ròng trở lại. VCB (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) là một trong số các mã như vậy khi khối ngoại mua ròng gần 116.200 cổ phiếu. Tuy nhiên con số này không phải là lớn nếu so sánh với tổng khối lượng giao dịch gần 1,5 triệu đơn vị của VCB. Có thể khẳng định, phiên tăng mạnh của của cổ phiếu này nhận được sự dẫn dắt từ lực cầu của các nhà đầu tư nội là chính. Ngoài ra, khối ngoại cũng giải ngân ròng vào một số mã như SBT, VIC, HPG…

    Ở phía ngược lại, HAG đứng đầu với lượng bán ròng gần 240.600 cổ phiếu, giá trị 11,2 tỷ đồng, chốt phiên HAG vẫn tăng trần 4,9%. Khối ngoại đã liên tục giữ động thái xả ròng mạnh HAG từ đầu tuần trước, lũy kế đến ngày hôm nay, khối ngoại đã thoát ròng hơn 4 triệu đơn vị HAG. Các mã cổ phiếu khác cũng bị bán ròng nhiêu hôm nay còn có: PPC, BVH, DVD, STB…

    Với nhà đầu tư Nhật Bản, sau trận động đất và sóng thần cũng có nhiều ý kiến lo ngại nhóm nhà đầu tư này sẽ rút vốn tại thị trường Việt Nam để mang về tái thiết đất nước. Đến thời điểm hiện nay, chưa thể khẳng định là hiện tượng này có xảy ra hay không nhưng theo giới phân tích, nếu có thì cũng không thể tác động xấu đến thị trường.

    Ông Nguyễn Hải Hà, Phó tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ MB (công ty đang quản lý một quỹ có vốn từ Nhật Bản trị giá 100 triệu USD) cho biết, hiện tổng vốn đầu tư của Nhật Bản trên thị trường chứng khoán đang ở mức 280 triệu USD, chỉ tương đương khoảng 0,7% tổng giá trị thị trường. Với một con số không đáng kể như vậy thì trong trường hợp xấu nhất, nếu đối tác Nhật có rút vốn khỏi thị trường Việt Nam thì cũng không quá bi quan như nhiều người lo ngại.

Chia sẻ trang này