Giảm biên độ giao dịch và những điều tốt điều xấu ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 07/05/2008.

3150 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 02:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 362 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Giảm biên độ giao dịch và những điều tốt điều xấu ???

    Giảm biên độ giao dịch và những điều tốt điều xấu
    Thứ tư, 07.05.2008, 09:47pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/19452

    (TCK)Đứng trước đà giảm sút gần như không phanh của thị trường,Nhà nước đã có chính sách can thiệp.Có nhiều ý kiến và lực chọn khác nhau như giảm biên độ giao dịch,nhưng giao dịch trong một thời gian, áp dụng biên độ giao dịch khác nhau cho thị trường tăng và thị trường giảm giá.Và cách được chọn lựa là siết biên độ giao dịch lại,trên sàn TP.HCM từ 5% xuống còn 1%,sàn Hà Nội từ 10% xuống còn 2% bắt đầu từ ngày 27/3/2008 và chưa định thời gian mở lại biên độ như cũ.

    Đây có thể coi như việc Nhà nước tạo một cái đáy nhân tạo cho thị trường vì với biên độ quá bé như vậy thị trường có muốn giảm cũng không giảm nổi.Nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng với biên độ giao dịch như vậy thì việc bán đi cổ phiếu là điều không cần thiết nữa vì thị trường có tiếp tục giảm thì với mức giảm quá nhỏ như vậy thì chẳng có gì đáng ngại.

    Những người đang nắm giữ cổ phiếu kể cả từ khi thị trường còn ở trên cao hay những người mới tiến hành mua vào đều cảm thấy an tâm khi mà biên độ giao dịch bé như vậy,họ tin chắc rằng với sự nâng đỡ một cách nhiệt tình như vậy của Chính phủ cộng với biên độ giao dịch nhỏ giọt thì thật dại dột khi bán đi cổ phiếu lúc đó.Vậy trước khi đưa ra chính sách siết chặt biên độ giao dịch như vậy liệu những nhà hoạch định chính sách có tính toán đến chuyện thị trường sẽ rất ít người bán và sẽ tăng liên tục không.Thiết nghĩ điều này thật quá dễ dàng để nhận ra,những nhà đầu tư bình thường có thể nhận ra điều này vậy những cái đầu đầy kiến thức của các chuyên gia hoạch định chính sách sao có thể không lường trước được sự việc.

    Liệu thông tin về việc siết chặt biên độ có được giữ kín cho đến sau phiên giao dịch ngày 26/3 hay không,liệu phiên tăng giá ngày 26/3 có phải là do ảnh hưởng từ một phần lộ lọt thông tin về việc siết chặt biên độ giao dịch vào ngày hôm sau không.Quả thật trong lúc thị trường hỗn loạn,sụt giảm không phanh thì rất cần một chính sách tác động từ phía các cơ quan quản lý,nhưng khi đưa ra chính sách họ chưa tính hết được những gì sẽ xảy ra sau đó mặc dù điều đó không quá khó nếu những chính sách này là quá mạnh.

    Việc siết biên độ quá chặt như vậy chắc chắn sẽ tạo nên một thị trường thiếu thanh khoản vì nó rất an toàn đối với những người đang nắm giữ cổ phiếu,những người đầu cơ lướt sóng trên thị trường gần như ngồi im vì biên độ quá bé chả bõ bèn gì khi tính thêm phí giao dịch.Vậy các chuyên gia có thể hiểu rằng thị trường sẽ thiếu thanh khoản đi rất nhiều không,tính thanh khoản là điều làm cho thị trường khoẻ mạnh,giờ đây đưa ra chính sách lại làm cho thị trường yếu đi,vậy chính sách đó liệu đã tối ưu chưa.Sự thật như chúng ta đã thấy là sau khi biên độ được siết chặt ngày 27/3 thì thị trường đã tăng trần liên tục,gần như phiên giao dịch nào các mã cổ phiếu đều tăng trần và quá ít người bán,tính thanh khoản của thị trường gần như tê liệt.

    Vậy chính sách này không chỉ tạo ra một cái đáy nhân tạo mà nó còn tạo ra một đợt tăng trần nhân tạo nữa.Nhưng đợt tăng trần đó là hoàn toàn không tốt đối với thị trường vì nó là nhân tạo,thị trường cần tăng giảm theo quy luật cung - cầu chứ không phải tăng giảm do chính sách tác động từ phía cơ quan quản lý.Mặc dù thị trường tăng trần liên tục nhưng nhà đầu tư đều không cảm thấy an tâm,họ chưa bắt đầu bán ra vì họ nghĩ rằng trong tình trạng này Nhà nước chắc chắn chưa vội mở biên độ lại như ban đầu mà có thể chỉ nới biên độ dần dần.Do đó những người đang nắm giữ cổ phiếu an tâm ở chỗ họ có thể chỉ mất đi vài phần trăm nếu thị trường có tín hiệu đi xuống rồi mới bán còn hơn là vội bán ra khi thị trường còn tăng trần và chưa biết lúc nào nó mới dừng lại.Bên cầm tiền thì giảm hẳn lượng lướt sóng vì thị trường chỉ như cái ao tù sóng quá bé,lại thiếu tính thanh khoản,những người dài hạn hơn thì chưa tin tưởng lắm vào đợt tăng trưởng nhân tạo này,hơn nữa có muốn mua cũng thật khó khăn.Nhưng sự không an tâm của họ ở chỗ thị trường đang có nhiều điều xấu như vậy thì khi nới biên độ ra điều gì sẽ xảy ra,chắc chắn nhiều người đều sẽ ngĩ rằng khi biên độ được nới ra thì tốt hơn là nên bán ra để ăn phần lợi nhuận dù là nhỏ từ đợt tăng giá vừa rồi.Quá nhiều người đã bị mất quá nhiều tiền và giờ đây họ không bỏ lỡ cơ hội kiếm lại một phần để bù đắp từ đợt tăng giá.Phần lớn họ nghĩ rằng thị trường đang còn chịu bão táp,vì vậy khi sự che chở giảm đi thì tất yếu những bão táp đó lại tiếp tục tác động không tốt đến thị trường,vì thế khi mà biên độ được nới ra thì nhiều khả năng thị trường lại đối mặt với những gì nó chưa giải quyết được.Hơn nữa các nhà đầu tư còn nghĩ rằng khi biên độ được nới ra thì tính thanh khoản của thị trường sẽ tốt hơn và do đó nếu thị trường thực sự đã khỏi ốm thì họ sẽ có thể mua lại cổ phiếu sau đó cũng chưa muộn.

    Đứng trước những bất cập,cùng với nhiều ý kiến đóng góp nên nới dần biên độ,hơn nữa thấy thị trường đã tăng nóng mặc dù là nhân tạo,phía cơ quan quản lý đã thực hiện nới biên độ ra một chút.Sàn TP.HCM lên 2%,sàn Hà Nội lên 3% bắt đầu từ ngày 7/4.Và cái gì đến sẽ phải đến,những lo lắng của nhà đầu tư đã dần được thể hiện bằng hành động của họ,ngày 7/4 thị trường vẫn còn tăng giá với lượng giao dịch nhỏ giọt nhưng đến ngày 8/4 độ tăng giá của thị trường giảm hẳn và khối lượng giao dịch tăng lên rất cao thể hiện hành động giải thoát của nhiều nhà đầu tư,và từ đó đến nay thì thị trường đi xuống theo hình răng cưa. Điều này thật quá tồi tệ cho thị trường,chúng ta có thể thấy rằng với biên độ hiện nay của thị trường vẫn là biên độ rất bé,biên độ hiện tại chưa bằng ½ biên độ bình thường của thị trường.Thật kì lạ là với biên độ 1% thì thị trường tăng trần liên tục còn chỉ nới ra đến 2% thì nó lại tiếp tục đi xuống theo hình răng cưa,vậy nếu để nguyên lại 5% thì thị trường sẽ ra sao.

    Nếu để biên độ lại mức 5% có lẽ nhiều người sẽ cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi xuống thảm hại.Quả thật không thể nói hết sự hoảng loạn của thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm này,khi mà các cơ quản quản lý đã có nhiều chính sách cứng lẫn mềm cho nó mà nó vẫn giảm điểm.

    Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cứ để cho các Ngân Hàng giải chấp cổ phiếu,chuyện gì sẽ xảy ra nếu bây giờ để biên độ như bình thường,rồi chuyện gì xảy ra nếu không có SCIC xuất hiện cho dù tác động thực sự của nó đến thị trường đến mức nào thì chưa ai dám khẳng định.Chúng ta đang bàn về biên độ giao dịch,hãy nghiên cứu tiếp về tác động của nó đối với thị trường và biểu hiện thị trường qua nó xem sao.

    Thiết nghĩ việc giảm biên độ giao dịch có cái lợi dễ nhìn thấy là chặn đứng đà giảm giá của thị trường,nó được ví như một cái phanh nhân tạo,tạo ra một cái dốc nhân tạo nằm trên một cái dốc mà thị trường đang đi,vậy với đà chạy xuống của thị trường thì khi gặp cái dốc nhân tạo này nó sẽ leo lên dốc,tuy nhiên cái dốc nhân tạo sẽ phải có điểm cuối và khi thị trường đi qua điểm cuối đó nó sẽ rơi trở lại cái dốc mà nó đang đi, đó chính là điều sẽ xảy ra nếu bây giờ biên độ được để lại như cũ,tức là khi đó thị trường sẽ tiếp tục đà đi xuống theo con đường mà nó đang đi và nó sẽ chỉ đi lên khi mà nó đi hết cái dốc đang đi đó.Việc siết lại biên độ chỉ có tác dụng chấn an tâm lý cho nhà đầu tư trong một thời gian mà thôi,nó không có tác dụng kéo thị trường đi lên được,yếu tố kéo thị trường đi lên tức là kết thúc con dốc đi xuống của thị trường phải là các yếu tố kinh tế và yếu tố tâm lý khác.

    Nhưng cũng có thể coi việc siết chặt biên độ có tác dụng làm chậm lại tốc độ đi của thị trường để đợi các yếu tố kinh tế khác lấp đầy bớt cái dốc xuống của thị trường để giúp thị trường kết thúc xu hướng đi xuống ở một điểm kết cao hơn.Tuy nhiên việc siết chặt biên độ cũng một phần làm nguội thị trường khi mà nó đang gặp khó khăn.Nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong mình đầu tư có lợi nhuận,hơn thế nữa họ mong mình có lợi nhuận cao, đạt lợi nhuận trong thời gian ngắn chứ không ai thích đạt lợi nhuận tí một,tí một trong thời gian dài.Vì vậy khi siết lại biên độ thì tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán cũng kém đi,nhiều lướt sóng gia tạm gác lại thị trường chứng khoán để đi ngủ hoặc đem tiền vào chỗ khác cho nhẹ người (gửi tiết kiệm Ngần Hàng với lãi suất đang leo thang chẳng hạn )hoặc chuyển sang sàn Vàng đang nóng như lửa.Những người đang cầm tiền trong tay có ý định đầu tư vào chứng khoán khi nhìn thấy cái biên độ bé tẹo cũng thấy nản lòng, lại còn phí giao dịch rồi lại còn thiếu tính thanh khoản,rồi thị trường vẫn đi xuống,từ đó nhiều người trong số họ tạm để tiền một chỗ hoặc đem đi đầu tư vào chỗ khác.

    Cái yếu tố cần thiết để kéo thị trường chứng khoán đi lên là phải làm sao để nhà đầu tư nhìn thấy khả năng mang lại lợi nhuận nhanh,tốt, ổn định,ra vào dễ dàng,giảm thiểu rủi do,tạo tâm lý hưng phấn mua ?" bán cho nhà đầu tư.Nhưng với thị trường thời điểm hiện nay thì gần như phần lớn nhà đầu tư đều nhận thấy rằng thị trường chẳng thể mang lại lợi nhuận nhanh,thị trường nóng lạnh quá thất thường,thị trường thiếu thanh khoản,khi lên thì khó mua khi xuống thì thật khó bán, đầu tư ngắn hạn thì thà rằng ngồi không cho khỏe người.Với suy nghĩ như vậy trong số đông nhà đầu tư thì thị trường làm sao có thể tăng trưởng tốt được đây,liệu có phải việc giảm biên độ đã tăng thêm hơi nước đá cho thị trường.Nếu suy ngược lại,việc siết biên độ không thực hiện thì thị trường sẽ ra sao.Khi đó nhiều khả năng đợt giảm giá không phanh của thị trường sẽ còn tiếp diễn nhưng thị trường sẽ dừng khi nó đi đến điểm phải dừng,khi xuống thấp hơn nó sẽ được hỗ trợ mạnh và nó sẽ ổn định hơn.

    Có thể nói là không phải ai cũng lo sợ thị trường giảm sâu,ngược lại nhiều người lại mong muốn thị trường giảm sâu,sâu hơn nữa vì sao,vì họ đang cầm tiền chứ chưa cầm cổ phiếu,những người đang cầm tiền trên thị trường chắc chắn mạnh hơn những người đang cầm cổ phiếu rồi vì họ không chỉ là những người lâu nay đã đầu tư trên thị trường chứng khoán mà còn bao gồm cả những người chưa biết gì về chứng khoán,những người đang có ý định tham gia vào chứng khoán.

    Vậy với sức mạnh của những người đang cầm tiền đó thì khi thị trường giảm xuống rất sâu họ sẽ lao vào chứng khoán vì họ biết rằng lúc đó mua vào là quá hời.Hơn nữa khi thị trường xuống rất thấp như vậy,giá cổ phiếu sẽ rất thấp,số tiền của họ ngày xưa chỉ có thể mua 10 cổ phiếu thì giờ đây có thể mua gấp mấy lần số đó.Như vậy khi đó thị trường sẽ phải bắt đầu tăng giá vì nó đã giảm hết mức có thể giảm,nó được tâm lý nhà đầu tư hỗ trợ và càng tăng giá thì nó càng nóng hơn đồng nghĩa với việc thị trường sẽ đi lên ổn định.Vậy những người cầm cổ phiếu thì sao,vì lượng cổ phiếu không mất đi nên giá trị của số cổ phiếu đang có trên thị trường sẽ tăng lên khi thị trường tăng giá và do đó nếu người nào không bán đi cổ phiếu khi thị trường giảm giá thị chưa thể gọi là lỗ được,còn những người đã bán đi thì đơn giản là tiền của họ đã sang túi của người khác khi thị trường tăng giá mà thôi.

    Như vậy tại sao chúng ta lại quá lo sợ thị trường đi xuống sâu thêm mà phải tạo ra cái đáy nhân tạo cho nó để rồi làm cho thị trường thêm lạnh.Thiết nghĩ nếu cứ để thị trường tiếp tục đi xuống theo cách mà nó phải đi thì có khi sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc biến nó thành một chiếc ao tù lạnh lẽo.Cho đến giờ thì chính sách đã được đưa ra rồi và thị trường đã phản ánh tính không hiệu quả của nó bằng cách vẫn đang giảm điểm.Chúng ta buộc phải nhìn vào phía trước để đối mặt,các cơ quan quản lý và nhà đầu tư phải làm gì đây trong thời gian tới.Về phía nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu thì có lẽ nên tiếp tục giữ lại cho dù đồng tiền đang mất đi nhiều chi phí cơ hội, đang bị lạm phát,nên tiếp tục giữ cổ phiếu cho dù chưa biết đến lúc nào mới gỡ lại được vốn,chưa biết lúc nào thị trường mới tăng trường ổn định.

    Nhà đầu tư đang cầm tiền thì hãy lạc quan hơn vào thị trường để từ đó đi vào thị trường để giao dịch nhiều hơn cho dù hơi tốn phí giao dịch, ăn thua hơi ít,hơi khó mua khó bán,hơi mông lung vào sự tăng trưởng của thị trường.Về phía các cơ quan quản lý thì hãy suy tính kĩ thiệt hơn cho những kế hoạch và hành động của mình, đừng thích ban gì thì ban vì có thể nó sẽ làm tổn hại lớn đến thị trường.


    Được hayradivaquenanh sửa chữa / chuyển vào 23:00 ngày 07/05/2008
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Chứng khoán & Quốc hội
    Thứ tư, 07.05.2008, 10:18pm (GMT+7)

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/19454

    Theo định kỳ, quốc hội sẽ họp gần 1 tháng, với tình hình đất nước đang đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, dự báo, kỳ họp quốc hội này sẽ không chỉ "nóng" như thông lệ. Con đường đất nước sẽ đi trong 2 năm tới, theo nhận định của chúng tôi, chịu nhiều ảnh hưởng từ những quyết định, tư duy được khai thông, tại kỳ họp này. Số phận của thị trường chứng khoán cũng không nằm ngoài qui luật đó.

    Hơn 1 năm trước, chúng ta hào hứng với những thành công mang tính bước ngoặt như: gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) và trở thành thành viên không chính thức Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Tưởng rằng, tất cả chỉ có màu hồng? Tưởng rằng, chúng ta đã sẵn sàng đối diện với tất cả?
    Đáng tiếc, chúng ta đã không dự báo được tình hình. Và điều chúng ta không thể làm hoặc không dự định làm trong kỳ họp cùng kỳ của quốc hội vào năm 2007. Chúng ta, không chỉ là đại biểu quốc hội, mà cả hệ thống quản lý, giới truyền thông, cộng đồng kinh doanh, cũng như toàn xã hội, sẽ phải làm trong kỳ họp này.
    Cụ thể:
    Một là, dư luận xã hội cũng như quốc hội sẽ yêu cầu chính phủ "trả lời" câu hỏi: trách nhiệm của chính phủ, trách nhiệm của từng bộ - ngành - địa phương, trách nhiệm của từng người đứng đầu như thế nào trước công tác dự báo tình hình cực kỳ yếu kém?Không thể và không được tái diễn tình trạng, nhận trách nhiệm về yếu kém để xoa dịu xã hội, để rồi "bình mới rượu cũ".

    Hai là, từ bài học đắt giá do dự báo yếu kém, chính phủ sẽ hành động như thế nào? Đưa ra giải pháp kèm chế tài hữu hiệu như thế nào để Đảm bảo khả năng dự báo là "đáng đồng tiền bát gạo" mà dân đã "nuôi" bộ máy tham mưu - dự báo - xây dựng chính sách?

    Ba là, đích thân thủ tướng *************** đã thừa nhận công tác điều hành của chính phủ chưa hiệu quả khiến những yếu kém trong "hệ thống" phát tác mạnh mẽ. Vậy, trách nhiệm của thủ tướng với dân sẽ như thế nào? Cũng như, xã hội - quốc hội, cần tăng thêm "sức mạnh" cho người đứng đầu chính phủ những gì để "thuyền trưởng" lèo lái "con tàu" Việt Nam vượt khỏi "tâm bão"?

    Bốn là, quốc hội cần làm rõ phương thức phát huy "trí tuệ" của toàn xã hội để không chỉ thúc đẩy "đồng thuận xã hội" mà cần khích thích tư duy chinh phục, tư duy toàn cầu để những cá nhân - tổ chức phát huy tài năng vươn ra ngoài biên giới quốc gia? Đồng thời hiện thực hoá mục tiêu Pháp trị, cũng như toàn dân giám sát xã hội đúng nghĩa trong đó có cả hệ thống chính quyền.

    Khi đó, rất nhiều vấn đề hiện tại như: kiềm chế lạm phát như thế nào? Thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng ra sao cho hiệu quả? Cải cách hành chính - tinh gọn bộ máy, bắt đầu từ đâu, để không chỉ là khẩu hiệu? Chống tham nhũng, bất công xã hội có kết quả không?Giám sát các "quyền lực đen - tập đoàn kinh tế nhà nước" sao để tiềm lực quốc gia được phát huy cao độ?

    Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực diện đến chứng khoán hoặc làm cộng đồng đầu tư "đoán già đoán non".

    Lấy ví dụ, phải đến khi xử dụng rất nhiều biện pháp ngắn hạn, hành chính, can thiệp "thô bạo" vào thị trường.Với mục tiêu: ổn định thị trường tức thì. Nhưng kết quả đạt được là: thị trường chứng khoán giảm nhanh dần đều, thị trường bị "méo mó" tạo "đất" cho "đại gia", các nhà đầu tư nhỏ chán nản...Thì cơ quan quản lý thị trường "mới" đưa ra "khái niệm" về khả năng thị trường gặp khủng hoảng sẽ được xử lý thế nào?

    Theo chúng tôi, tỷ lệ sở hữu ( Room) cho nhà đầu tư nước ngoài là một động lực quan trọng của thị trường. Nhưng một thị trường phát triển chỉ khi nào cơ quan quản lý thị trường chuyên nghiệp, tức "kiểm soát được tình hình" thông qua Quyền - Khả năng Giám sát và chiến lược cho thị trường. Đáng tiếc, uỷ ban chứng khoán nhà nước không có điều này, "bố" và "mẹ" của uỷ ban là ngân hàng nhà nước và bộ tài chính không có một "nhạc trưởng" điều phối. Thử hỏi, vấn đề mang tính "chiến lược" của trái tim 1 nền kinh tế phát triển là thị trường chứng khoán, có đáng để kỳ họp này thảo luận và đưa ra một giải pháp?

    Đó là chưa nói đến Quyền của uỷ ban hiện nay với các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong khi các tập đoàn vừa là thành viên của thị trường ( là doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp) lại vừa là những thực thể "không dễ sờ đến". Vì các tập đoàn này, "bố" và "mẹ" của uỷ ban còn khó "giám sát" thì nói gì đến uỷ ban.

    Đến ngày 7/5/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện bộ mặt "nhợt nhạt" khi VN - Index đang "trở về" 500, còn HaSTC - Index đã "xa" mốc 165. Trong khi nhiều "kênh" có tìm lý do để trả lời câu hỏi: Vì sao thị trường tiếp tục "tụt dốc"? Hoặc 1 bộ phận khác thì "bơm" lạc quan cho cộng đồng đầu tư với thông tin mở "room" hay tiềm năng dài hạn. Thì một thực tế không thể chối cãi: Cung chứng khoán vẫn ào ào "đổ" ra.

    Chúng tôi nhận định, thị trường rất khó khăn ít nhất đến hết tuần này. Đó như 1 sức ép đáng sợ từ thị trường lên tất cả xã hội, trong đó có các đại biểu đang bàn thảo về tình hình đất nước. Chúng tôi khuyến cáo, các nhà đầu tư không nên "nghe" và "tin" thông tin "nội bộ" các tổ chức niêm yết cần nhận diện "khủng hoảng tin đồn" để dập tắt. Ví dụ, sàn HaSTC đang "nguy" khi ACB cứ "đỏ" mà đằng sau "đỏ" này là sự "bán tín bán nghi" với "thông tin": ACB sẽ như REE, tức là "chết" với "đầu tư tài chính".
  3. vuxuanhstock

    vuxuanhstock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Đã được thích:
    7.236
    Hai bài viết trên khá hay. Thời thế sẽ tạo anh hùng,ai bắt được đáy của giai đoạn giảm này sẽ là vua,tạm thời án binh bất động,tuân thủ kỷ luật đầu tư.
  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Phân tích Kỹ thuật ngày 8-5
    Các bác click vào link này nhé vì em ko thể up dc ảnh lên do ttvn bị lỗi ạk

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Theo-Ngay/19455/
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2

Chia sẻ trang này