Giật mình.......nữ đại gia NH S là ai thế các bác ?????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimtruong205, 06/05/2012.

8391 người đang online, trong đó có 1126 thành viên. 14:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2166 lượt đọc và 19 bài trả lời
  1. kimtruong205

    kimtruong205 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Đại gia ngân hàng thôn tính doanh nghiệp bất động sản
    Dù Ngân hàng Nhà nước mở cửa tín dụng cho vay đầu tư bất động sản (BĐS), nhưng dòng vốn chưa kịp đến thì doanh nghiệp (DN) địa ốc đã “chết lâm sàng”, phải bán tháo dự án, thậm chí bán cả DN.



    Người đứng ra mua không ai khác, chính là ngân hàng...

    Dự án to, nhỏ đều mua

    Đầu tư hơn 200 tỷ đồng vào dự án tại quận Tân Phú (TPHCM) nhưng chủ đầu tư dự án này vừa phải ngậm ngùi để ngân hàng S mua lại với giá 140 tỷ đồng.

    Sở dĩ DN buộc phải bán dự án cho ngân hàng, vì ngân hàng S đang là chủ nợ, với số nợ gấp 3 lần giá bán của dự án.

    Giám đốc DN này cho biết: “Dự án chưa thể triển khai vì không có vốn. Nếu cứ để không thì riêng tiền lãi vay ngân hàng cũng khiến DN chúng tôi chết từ từ”.

    Cũng chính chủ DN này tiết lộ, về bản chất ngân hàng mua lại để trừ khoản nợ của DN.

    “Chúng tôi cũng rao bán trên thị trường nhưng vì vị trí dự án không đẹp, lại mới trong giai đoạn đầu nên nhiều DN BĐS có tiềm lực khác cũng dè chừng. Còn với ngân hàng, họ không hề bỏ tiền ra mua mà chỉ là trừ đi khoản nợ của DN với mức giá hời hơn so với thị trường”, ông này nói.

    Vị giám đốc này cho biết thêm, DN còn nhiều dự án đang dở dang. Trước đây, với số vốn vay gần 400 tỷ đồng của ngân hàng thì DN phải trả lãi gần 800 triệu/tháng, nay bán bớt đi một dự án trừ nợ thì mỗi tháng DN chỉ còn phải trả khoảng hơn 600 triệu tiền lãi cho ngân hàng.

    Vị này cho hay: “Ngân hàng bao giờ cũng nắm đằng chuôi. Khi DN vay ngân hàng phải chạy quá nhiều cửa và có những ràng buộc vô hình với ngân hàng. Mỗi lần tăng lãi suất thì ngân hàng tự động điều chỉnh lãi suất vay với DN địa ốc luôn, còn khi hạ lãi suất thì phía ngân hàng lại trì hoãn, với đủ lý do như: cơ chế chính sách mới, cần có độ trễ mới đi vào cuộc sống...”.

    Không chỉ nhằm mục đích mua lại trừ nợ, nhiều ngân hàng đang có cuộc chạy đua thăm dò những dự án BĐS có tiềm năng để đầu tư, khai thác. Tòa nhà văn phòng cao 20 tầng ở quận 7 - TPHồ Chí Minh vừa được chuyển nhượng cho một ngân hàng thương mại với giá 700 tỷ đồng.

    Phía chủ đầu tư buộc phải chuyển nhượng do khó khăn về đầu ra, DN cạn vốn để triển khai tiếp, áp lực lãi suất... Bên mua là ngân hàng nhằm mục đích làm trụ sở, đồng thời khai thác tiềm năng cho thuê văn phòng tại đây.

    Chủ đầu tư phân tích: “Thời điểm này khi thị trường xuống giá thì giá chuyển nhượng cũng xuống theo. Bản thân DN lỗ hơn 200 tỷ nhưng không bán thì DN càng lỗ nặng. Nếu như dự án chưa xây xong phần thô, vị trí không đẹp thì phía ngân hàng cũng không bao giờ chịu mở hầu bao. Sở dĩ chúng tôi bán cho ngân hàng bởi chỉ có ngân hàng mới có tiền mặt mua trong thời điểm này”.

    Tại thị trường Hà Nội, việc gom các dự án BĐS diễn ra âm thầm và kín đáo. Bản thân DN sợ công bố dự án chuyển nhượng bởi ảnh hưởng đến uy tín của mình.

    Ông Đỗ Quốc Thái – Tổng Giám đốc Cty đầu tư xây dựng thương mại An Thái cho rằng: “DN ở Hà Nội bán lại dự án cho ngân hàng chủ yếu tập trung vào những dự án mới bắt đầu triển khai, ở những khu vực như: Pháp Vân - Tứ Hiệp; Phạm Hùng – Từ Liêm; Duy Tân - Cầu Giấy... Ngân hàng như một nhà đầu tư có tiềm lực tài chính thu gom những dự án đó để khi thị trường ấm lên lại đẩy hàng giá cao ra thị trường”.

    Mua luôn cả doanh nghiệp

    Vừa bán cao ốc đa năng trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình, TPHCM) cho một đối tác không tiết lộ là ngân hàng hay DN với giá hơn 80 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Cty Địa ốc Đất Lành thừa nhận, đây là giải pháp để DN tự cứu mình trong lúc khó khăn.

    Tuy nhiên, ông Đực cho biết, hiện nhiều ngân hàng lợi dụng khó khăn của DN để ép giá, mua lại. Thậm chí nhiều ngân hàng mua lại cả DN vì về mặt thủ tục mua DN dễ hơn mua dự án.

    Khi mua DN thì các dự án DN đang triển khai đều về tay ngân hàng, chẳng khác nào “lấy mẹ được cả con”.

    Ông N.Q.T, Giám đốc công ty là chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp tại quận 7 (TPHCM), cho biết đã tung ra mọi chiêu thức bán hàng như giảm giá, khuyến mãi liên tục, nhưng lượng hàng tồn kho vẫn không suy giảm.

    Vốn bị đọng tại dự án lên đến 600 tỷ, áp lực trả lãi ngân hàng khiến những ông chủ phải chấp nhận bán cả DN địa ốc, trước ngưỡng cửa tuyên bố phá sản. Và không ai khác mua lại DN chính là ngân hàng đang cho DN này vay vốn.

    “Chúng tôi buộc phải bán DN bởi một phần do mẫu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông trong bối cảnh thị trường khó khăn và nếu không bán sớm thì lợi ích của cổ đông sẽ không còn”, ông T cho biết.

    Giới kinh doanh địa ốc Hà Nội không khỏi giật mình bởi một nữ đại gia đứng đầu ngân hàng S đang ráo riết mua lại các DN địa ốc và sáp nhập DN địa ốc này với nhau.

    Một đại gia địa ốc cho rằng, nữ đại gia ngân hàng này có thể trả giá cao, thậm chí dùng mọi chiêu thức để mua lại DN địa ốc bởi họ có sẵn tiền và nhìn thấy được được tiềm năng và lợi nhuận lâu dài của các dự án BĐS mà các DN yếu đang nắm giữ.
    http://ndhmoney.vn/web/guest/s15/-/journal_content/%C4%91ai-gia-ngan-hang-thon-tinh-doanh-nghiep-bat-%C4%91ong-san
  2. kimtruong205

    kimtruong205 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2008
    Đã được thích:
    0
    S thì ko liên quan đến công chúa rồi.........có lẽ nào là chị Sương SCB :-?
  3. manhtd04

    manhtd04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Đã được thích:
    804

    Nữ đại gia Ngân hàng S là chi Nga chủ tạch NH Si-Beng chứ còn ai nữa, chị vừa làm quả múc KS Hilton đình đám cả giới giang hồ trầm trồ thán phục đấy.
  4. sonvnd

    sonvnd Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Đã được thích:
    1
    :-bd:-bd:-bd ĐÚng đấy, nhà chị ở Tayho hotel
  5. phim115

    phim115 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Đã được thích:
    1

    Bỏn chắc có nguồn tiền lạ chứ làm ăn bình thường sao lắm tiền thế
  6. byeshowbye

    byeshowbye Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Đã được thích:
    923
    Sea Bank :)
  7. 4so9

    4so9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Đã được thích:
    443
    Tinh phết ;))
  8. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.836
    lên google search "me xừ Nga" thì biết nguồn gốc nhé :-"
  9. tienanh1911

    tienanh1911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngày trước ACB ăn đủ nhờ cho ITC vay vốn rồi lấy lại cp đấy.
  10. tienanh1911

    tienanh1911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Chênh lệc giữa lãi suất huy động và cho vay không bao nhiu,các ngân hàng nhỏ phải tìm ra nhiều cách tìm lợi nhuận khủng cho ngân hàng mình.

Chia sẻ trang này