Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NuPhuThuy, 17/04/2012.

4426 người đang online, trong đó có 394 thành viên. 12:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1042 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. NuPhuThuy

    NuPhuThuy Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực

    Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

    Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.

    [​IMG]

    Một member 319 từng lấy làm Avatar đấy!

    Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
    Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.
    Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.
    Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.
    Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD.
    Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.
    Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.
    Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.
    Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.

    Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP.
    Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
    Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển. Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.
    Báo cáo của ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.
    Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.
    Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

    Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.
    (Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn )

    Và choáng với nhiều cái "nhất" khác của đất nước "đỉnh cao trí tuệ", "lương tâm thời đại"! "Choáng" xong rồi "đau suốt 4000 năm lịch sử" luôn!
  2. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Lại còn thằng ngủ canh cho thằng thức nữa.
  3. daipm

    daipm Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2005
    Đã được thích:
    0
    Còn buồn lắm
  4. chua_chom

    chua_chom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam ngủ thì Cu Ba thức
    Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ
    :)):)):))
  5. rosesiis2004

    rosesiis2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Đã được thích:
    219
    Mày canh tao ngủ, tao ngủ mày canh
  6. NuPhuThuy

    NuPhuThuy Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Lại còn thằng ngủ dắt tay thằng thức cùng dung dăng dung dẻ lên "thiên đường" nữa chứ!?

    =))
  7. hoadang22

    hoadang22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    52
    Trằn trọc băn khoăn,ngày ko ngủ ,đêm ko ăn,lo lắng cho nhau[:D][:D][:D]
  8. BVS_BBs

    BVS_BBs Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Lúc khác đọc
    Mới lên 47x đã hô sập thì đến bao giờ mới thu nhập cao đc[:D]
  9. nsveta

    nsveta Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2010
    Đã được thích:
    696
    Bác Trọn còn nói phải học tập cu3 .Vì nhiều cái nhất quá nên Braxin phải từ chối không dám tiếp bác Trọn đó.
  10. halosun

    halosun Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Đã được thích:
    14
    Nam gác Cu ngủ =))=))=))

Chia sẻ trang này