Giọng Hà Nội ngọng hay chữ Việt ngọng? Xin mời thảo luận.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ilu1456, 10/10/2010.

3399 người đang online, trong đó có 190 thành viên. 06:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 826 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. ilu1456 Thành viên rất tích cực

    Nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội tôi xin nêu vẫn đề lâu nay mọi người vẫn nói giọng HN ngọng và lẫn khi nói R&D, N&L, tr&ch .. nói chung là các từ cong lưỡi nhiều để thảo luận.
    Dưới đây là quan điểm riêng của tôi:
    Chữ Việt ngọng chứ không phải giọng HN ngọng.
    Do cũng phải đi làm việc đây đó trong nươc và hay đọc tài liệu lịch sử rồi suy nghĩ vẩn vơ tôi đưa ra luận điểm ngược lại Chữ Việt ngọng chứ không phải giọng HN ngọng.
    1- Cái nào có trước: 1000 năm nay Thăng Long là Thủ đô của người Việt đương nhiên giọng nói của vùng Thủ đô là đại diện chuẩn mực cho tiếng Việt và nó có trước chữ quốc ngữ gần 1000 năm.
    2- Chữ Việt do Alexandre de Rhodes http://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes
    Bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau:
    "Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel FernandezBuzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại."
    Như vậy rõ ràng là ông ta trong khi truyền đạo ở miền Nam, miền Trung và vùng ven biển nơi mà tiếng Việt nói nặng và có nhiều âm cong lưỡi lên dẫn đến việc có các chữ R, Tr... để diễn tả.
    3- Nếu chữ Việt do người Việt làm ra ( ở các trung tâm phát triển của dân tộc như kinh đô chẳng hạn thì sẽ k sảy ra sự sai lệch trên.)

    Kết luận: cái có trước là chuẩn thì cái có sau là sai lệch và chữ Việt ngọng chứ k phải giọng HN ngọng. [:D]
  2. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Chú lày lói đúng quá ! Mời chú cốc riệu ! [r2)]
    Uống xong cho chú về hiêu ! :)):)):))
  3. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Giọng Hà Lội nà chuẩn nhất thế rới ! Iem nà iem ủng hộ chủ thớt cả cái cửa mềnh ! [:D][:D][:D]
    Lói chuẩn mà viết cũng đoàn chuẩn nuôn ! " Thăm quan "như VN Express vẫn thường chịnh chọng đăng ở chang nhất nà một ví dzụ điển hìn ! [:D]

    Thế nà thế lào ? :-??
  4. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Chú viết xai dzồi : ngọng níu ngọng no , chim hót níu no mới nà đoàn chuẩn ! :)>-
    Thế từ xáng tới dzờ chú đã tợp ngụm dziệu nào chưa ? Xao thấy chú có vẻ hơi biên biên thế ? Hay xắp về hiêu dzồi ? \:D/\:D/\:D/
  5. controi56

    controi56 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2008
    Đã được thích:
    0
    [SIZE="4"Bài này hay đấy chứ ,xác đáng lắm ,cần phải chỉnh lại chữ của VN. [/SIZE]
  6. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Quá hay ! Đoàn chuẩn ! :-bd

    Ví dụ điển hìn : uống dziệu hay uống jiệu ! Về hiêu ! Ăn nạc nuộc ! Buổi xáng , iem đi mua cá nóc về sào với củ xả và thịt nợn ! [:D]

    Đại nễ hôm lay quá chang chọng ! Chình độ tuyệt vời ! Ý thức tôn chọng pháp nuật hết xấy khi vẫn còn nhiều cây cảnh chang chí không bị hái nộc ! Chứ mọi khi ấy à , cứ nà chụi chọc nóc ! >:)>:)>:)
  7. shoemaker

    shoemaker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Đã được thích:
    2
    bác nhầm rồi dọng hà nội không ngọng nhé
  8. MaiAnTiem1

    MaiAnTiem1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Đã được thích:
    319
    Sai bét, HN phát âm nhẹ, nên không phân biệt r và d, tr và ch. Nhưng l và n thì không nhầm đâu nhé. Viết thì chuẩn luôn
  9. stock_vnexpress

    stock_vnexpress Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Chữ Quốc Ngữ, Việt Nam và Trung Quốc​



    GS. Nguyễn Đăng Hưng - Đại học Liège, Bỉ





    Chị Thanh Vân thân quý!


    Một lần nữa đọc bài của chị, tôi có cảm tưởng như chị là cây đàn bầu rung lên tiếng vọng của cha ông, của ngàn xưa, ngay những ngày mà dân tộc ta bị bủa vây bởi những ám ảnh của một cơn đại họa như sắp ập đến: lãnh hải bị xâm chiếm, ngư dân bị giết hại, văn hoá bị hà hiếp và những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống tấp nập hiện ra như những đàn dơi nhởn nhơ giữa ban ngày, sẵn sàng ào đến nhân ngày đại lễ...

    Tôi rất tâm đắc với những suy nghĩ của chị, nó rất Việt Nam, rất mới, đến từ một phụ nữ hiểu biết nhiều về người Hán vì đã sống nhiều năm tại Trung Quốc.

    Riêng cá nhân tôi, là nhà khoa học, chuyên nghiên cứu về một ngành chẳng có chút nào là văn học, rất xa với sử học, nhưng tôi chia sẻ từng câu chữ của chị vể Trung Quốc, về tương quan giữa người Hán và dân tộc ta.

    Tôi may mắn gắn bó với một nước tại châu Âu, có nền khoa học phát triển, có chính sách hỗ trợ các nhà khoa học rất ư là hữu hiệu, không biết kỳ thị là gì, màu da sắc máu hay giai cấp hay thành phần lý lịch. Tôi được tài trợ sang Trung Quốc nhiều lần, qua Đại Liên, đến Bắc Kinh, qua Tây An, xuống Nam Kinh qua Thượng Hải ghé Hàng Châu, Tô Châu, để về Việt Nam ngang qua Hồng Kông và Quảng Châu...

    Tôi vốn ngưỡng mộ văn hoá Trung Quôc từ thời vị thành niên, vì đam mê đọc truyện Tàu. Nhưng một lần đi tham dự một Hội Nghị cơ học đuợc tổ chức tại Thương Hài, được bố trí ở trong một khách sạn 5 sao, một khách sạn quốc tế mà người phục vụ, từ các cô ngồi tại sảnh tiếp tân cho đến các nhân viên hầu bàn, không có người nào sử dụng được một ngôn ngữ quốc tế.

    Việc gọi món ăn đối với chúng tôi là những giây phút bi hài. Chúng tôi đã như người câm, người mù, người điếc vì chúng tôi không nói được, không nghe được, không đọc đưọc tiếng Quan thoại và bản thực đơn không giúp gì đuợc chúng tôi. Chúng tôi cố ra dấu ra hiệu đủ thứ nhưng vô vọng. Mấy tay hầu bàn còn xấc xược bĩu môi nhìn về phía tôi. Tôi hiểu ngay họ ý ngạo mạn, cho tôi cũng là người da vàng, tóc đen như họ mà không biết tiếng Tàu !

    Tôi chẳng nói gì được chi gọi là đáp trả, chỉ đề nghị với các đồng nghiệp là nên đi nhìn những bàn khác đã có thức ăn rồi chỉ định và bảo người hầu bàn ghi... Thế cũng được việc...

    Hôm ấy lần đầu tiên tôi mới ý thức rất rõ là với chữ quốc ngữ, người Việt chúng ta rất gần các nước Tây phương. Ta gần họ hơn Trung Quốc !


    Chúng ta đã thoát ra khỏi vòng cương toả của chữ Hán, của đạo Nho.

    Chúng ta ở sát sườn bên cạnh Trung Quốc mà văn hoá có thể dễ dàng vươn ra thế giới các nước tiên tiến! Thật là một thảm hoạ nếu chúng ta điên rồ, cố tình bẻ cong lịch sử, quay về với quá khứ khắc khe của ngàn năm Hán thuộc...


    Dĩ nhiên là các giáo sỹ người Pháp, người Bồ Đào Nha sang Việt Nam đem đến chữ quốc ngữ đã chỉ nghĩ đến tiện ích của việc truyền đạo Cơ đốc. Họ đâu có ngờ đã bắc một chiếc cầu mà vô tình hằng trăm năm sau, và sau này mãi mãi dân tộc Việt Nam sẽ trường tồn như vậy, là người bạn Á Châu ở xa nhưng rất gần gũi họ. Và con em chúng ta chỉ cần sáu tháng là biết đọc, biết viết... Và người ngoại quốc ai đến Việt Nam cũng đọc được các tên đường khi ngao du trên các khu phố. Không như chúng tôi, khi du lịch Trung Quốc, vật vờ lạc lối, nếu quên ghi rõ trên miếng giấy địa chỉ khách sạn bằng tiếng Trung Quốc...


    ----------------------------------------------------------------------------------
  10. ilu1456

    ilu1456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Mình vẫn nói với mọi người là nhờ có mấy ông thầy tu này mà người Việt học tiếng Anh dễ nhất châu Á .
    Bài viết của GS. Nguyễn Đăng Hưng mới đề cập đến cái được chưa nói đến cái mất của khúc ngoặt lịch sử này đó là con cháu nhìn vào di sản của tổ tiên như nhìn vào bức vách. Học sinh vào Văn Miếu của các cụ tổ như đi nước ngoài. Nhiều gia đình truyền thống có hoành phi câu đối của gia tộc nhưng con cháu cũng chẳng biết là cái gì. Cuối cùng muốn tìm hiểu đc tổ tiên lại phải học chữ Hán.

Chia sẻ trang này