GM phá sản - Cú shock đối với nền kinh tế toàn cầu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chimhoabinh, 20/05/2009.

5417 người đang online, trong đó có 860 thành viên. 17:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 295 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Đã được thích:
    0
    GM phá sản - Cú shock đối với nền kinh tế toàn cầu.

    GM phá sản - thiệt hại khôn lường


    Việc gã khổng lồ GM đang trên bờ vực phá sản đã được dự báo trước, xong dưới con mắt của các chuyên gia trong ngành thì đây sẽ là một tổn thất quá nặng nề đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và ngành công nghiệp ôtô nói riêng.
    Vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vụ phá sản ?oquy mô toàn cầu? này, hãy cùng các chuyên gia đánh giá và so sánh trường hợp của GM với Chrysler để có cái nhìn khách quan hơn về mức độ thiệt hại của nó.


    Nếu General Motors cũng tiếp bước với ông bạn Chrysler đệ đơn tuyên bố phá sản thì sự việc theo dự đoán sẽ rất trầm trọng, khó có thể lường hết được mức độ thiệt hại của một đại gia trong ngành công nghiệp xe hơi đối với nền kinh tế Mỹ lúc này. Nhiều người dự đoán, mức độ thiệt hại sẽ thuộc hàng ?okhủng? nhất từ trước tới nay chứ không như đối thủ nhẹ ký Chrysler vài tuần trước đó.

    Xét về quy mô, mạng lưới phân bố cũng như các đối tác liên kết của GM là rất rộng lớn cho nên nếu việc tuyên bố phá sản xảy ra sẽ là điều không thể lường trước được, đặc biệt việc đưa ra các tuyên bố không chắc chắn về tình hình kinh tế toàn cầu gần đây càng đẩy ngành công nghiệp xe hơi đến gần hơn bờ vực phá sản. Theo bà Stephanie Brinley, cố vấn cao cấp phụ trách và phân tích sản phẩm của AutoPacific thì vấn đề lớn nhất của GM đó là ?oquy mô quá lớn của nó?.

    GM có quá nhiều nhà máy, số nhân viên gấp 5 lần so với Chrysler, các nhà phân phối cũng gấp đôi Chrysler. Việc thụ lý vụ phá sản của GM dự đoán sẽ rất rắc rối, chắc chắn sẽ vượt qua con số thông thường từ 30 đến 60 ngày như quy định. Ngoài ra các nhà cung cấp phụ tùng ôtô cho GM cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn vì người đỡ đầu sụp đổ đương nhiên những chân rết sẽ không tránh khỏi thiệt hại.

    ?oKhi bạn nhìn vào những nhà cung cấp của GM trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, chắc chắn bạn cũng nhận ra rằng GM sẽ phức tạp hơn Chrysler rất nhiều, quy mô càng lớn, càng nhiều chân rết thì sự việc càng phức tạp hơn?. Dennis Virag - Chủ tịch Automotive Consulting Group Inc nhận xét. GM có một mạng lưới phân phối và sản xuất quốc tế đồng nghĩa với việc nếu GM phá sản thì mạng lưới này cũng chịu ảnh hưởng, chắc chắn mức độ ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn Chrysler.

    Stephen J. Lubben, giáo sư luật học tại trường luật Seton Hall cho biết, các thủ tục tiến hành giải thể một tập đoàn lớn như GM sẽ làm tổn hại rất nhiều đến hoạt động kinh doanh toàn cầu. Việc thu hồi vốn sẽ càng trở nên khó khăn hơn vì dù sao họ vẫn phải tiếp tục kinh doanh những sản phẩm của mình. Vấn đề mấu chốt ở đây là Chrysler đã phá sản trong một kịch bản sáp nhập liên kết với đối tác sản xuất Fiat của Italia. Chrysler sẽ ít nhiều được lợi từ lời đề nghị cùng triển vọng tươi sáng trong hoạt động liên kết với công ty Fiat. Ít nhất Chrysler còn có chút ít tự tin rằng người mua lại sẽ phải để mắt đến mình và sẽ ít nhiều thay đổi trong kế hoạch hành động của họ trong khi trường hợp của GM thì hoàn toàn ngược lại.

    Trái ngược với Lubben, bà Brinley của AutoPacific lại đưa ra một quan điểm khá hơn, bà cho rằng GM có thể vẫn có lợi trong việc không liên kết hay sáp nhập với đối tác nào khi tiến hành thủ tục phá sản chồng chéo này. Đó cũng là một lợi thế của GM vì ít nhiều họ vẫn tự chủ được số phận của mình. Bà Brinley cũng cho rằng GM không cần thiết phải tìm đối tác liên kết như Chrysler và Fiat bởi vì Fiat cũng có dòng xe nhỏ hơn, ít tốn nhiên liệu hơn trong dòng sản phẩm của mình. Một lý do khiến Chrysler theo đuổi thoả thuận với Fiat đó là Chrysler muốn phát triển, khuyếch trương dòng sản phẩm của mình cùng Fiat.

    Khi tiến hành các thủ tục giải thể phá sản, GM sẽ phải trả lời chất vấn của toà án và cả từ phía chính phủ Mỹ nếu các thủ tục tiến hành được làm giống như Chrysler đã từng làm. George Magliano, Giám đốc nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô khu vực Bắc Mỹ bình luận rằng GM sẽ gặp phải một số vấn đề lớn nếu phải tiếp xúc với các quan chức Chính phủ. Một số câu hỏi như việc điều hành công ty như thế nào, dòng sản phẩm mà họ hướng tới hay như việc chọn nơi dự trữ nguồn vốn hữu hạn đang có của mình. GM sẽ phải tự thân vận động và điều hành công ty đồng thời làm hài lòng đối tác của mình nếu muốn liên kết với ai đó.

    Chắc chắc những ai nộp thuế nhiều sẽ nhận được phần hỗ trợ lớn hơn từ phía Chính phủ. Ở đây GM sẽ nhận được khoảng 15,4 triệu đô hỗ trợ so với 4 triệu đô mà Chrysler nhận được.

    GM giải thể - các nhà phân phối điêu đứng

    Vụ phá sản của GM chắc chắn sẽ là một cú hích lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Quy mô của GM càng lớn thì tác động đối với các nhà cung cấp càng mạnh, đặc biệt nếu họ buộc phải đàm phán lại về các điều khoản của hợp đồng đã được ký kết trước đó. Delphi, một đối tác lớn của GM cũng đang trong tình trạng tái cơ cấu tổ chức và có thể giải thể bất cứ lý nào nếu như GM tiến hành các thủ tục pháp lý phá sản của mình. Số phận của Delphi đang treo lơ lửng và tính từng ngày theo số phận của GM.

    GM có khoảng 6.000 đại lý phân phối, hãng đang có kế hoạch giảm bớt 2.600 đại lý. GM đồng thời cũng thông báo tới 1.100 đại lý khác rằng họ đang trong kế hoạch đóng cửa. Trong khi Chrysler chỉ đăng ký với toà án tối cao xin phép đóng cửa 789 đại lý trong số 3.200 đại lý của họ, một con số không thấm tháp gì so với gã khổng lồ GM.

    Paul Taylor, trưởng nhóm kinh tế của hiệp hội phân phối ô tô quốc gia cho biết, nếu những đại lý phân phối này bị đóng cửa theo luật phá sản thì rất nhiều nhà cung cấp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo luật chuyển nhượng thương hiệu. Điều này có nghĩa là ảnh hưởng tài chính sẽ giáng một đòn mạnh vào các nhà phân phối. Các nhân viên và doanh nghiệp của họ sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu từ ngân sách thuế và một số hỗ trợ kinh tế khác từ phía Chính phủ. Việc phá sản sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà phân phối đang hoạt động. Khách hàng sẽ thận trọng hơn khi mua bán với các đơn vị mà chủ đầu tư hay đối tác của họ đang đệ đơn xin phá sản. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phân phối sản phẩm sẽ phải đóng cửa và tạo nên một tâm lý bất ổn đối với khách hàng.

    Bà Brinley phân tích thêm, nếu một số nhà phân phối muốn đóng cửa, điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng đối với GM. Mặc khác, một lợi thế của GM khi đệ đơn tuyên bố phá sản là việc này có thể khiến GM tránh được những khoản nợ lớn lẽ ra họ phải trả để bồi thường cho các nhà phân phối khi đóng cửa hoặc chấm dứt hợp đồng. Nếu GM đệ đơn phá sản, họ đã có nhiều kinh nghiệm rút ra được từ bài học trước đó của Chrysler, hoặc sẽ có hướng giải quyết linh hoạt hơn so với Chrysler.

    Theo Lubben, Việc GM đệ đơn xin phá sản vào thời điểm này là điều khó tránh khỏi. Lý do hiển nhiên là GM hiện đang phải đối mặt với quá nhiều các vấn đề tài chính mà tự thân GM khó lòng có thể giải quyết được, nên giải pháp tốt nhất hiện giờ là đệ đơn xin giải thể lên toà án tối cao.

    Nguyễn Chiêu (Theo MSN)
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Tin cũ rồi, tác động của nó đã phản ánh hết vào giá đợt giảm điểm trước rồi. Chắc bạn này vừa xuống tàu hả? Cảm ơn đã ra hàng giá rẻ nhé.

Chia sẻ trang này