GMD HAH VSC - Chọn cảng biển hay vận tải biển?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NgotMienTay, 07/01/2024.

5512 người đang online, trong đó có 729 thành viên. 17:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 58605 lượt đọc và 183 bài trả lời
  1. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    766
    Các dữ liệu mới về chỉ số giá cước vận tải biển, kim ngạch xuất nhập khẩu và dòng vốn FDI đang mở ra triển vọng phục hồi tích cực cho các doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển trong thời gian tới.

    Dự báo hoạt động kinh doanh của nhóm ngành cảng biển sẽ phục hồi từ cuối quý 3/2023. Trong đó, lợi nhuận cả năm nay của Công ty Cổ phần Gemadept (mã cổ phiếu GMD) có thể tăng tới 141% so với năm 2022.

    Ngược lại với diễn biến tích cực của GMD, Cty phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã cổ phiếu HAH ) được nhận định sẽ dần cải thiện trong những tháng tới, nhất là sang năm 2024. Cụ thể, sản lượng hoạt động khai thác tàu của Hải An trong năm 2023 giảm 25%, nhưng sang năm 2024 sẽ tăng 25%, lợi nhuận sau thuế có thể đạt 449 tỷ đồng năm 2023 và 516 tỷ đồng năm 2024.

    Riêng với VSC đang dồn sức cho thương vụ thâu tóm Cảng Nam Hải - Đình Vũ, nhằm hiện thực hoá mục tiêu chiếm thị phần lớn nhất cụm cảng Hải Phòng với cầu cảng dài hơn 1,5km. Bước sang năm 2024, do hợp nhất kinh doanh với cảng Nam Hải Đình Vũ, dự phóng doanh thu của Công ty đạt 2.415 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ước đạt 213 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 40% so với cùng kỳ, với sản lượng khai thác ước đạt 2,6 triệu TEU/năm.

    I. Kỳ vọng giá cước và hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2024

    Sau khi lập đỉnh vào tháng 09/2021, giá cước vận tải biển bắt đầu điều chỉnh, giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2022 và kéo dài đến tận cuối quý II/2023. Tuy nhiên, đang có những dấu hiệu hồi phục trở lại kể từ quý 3/2023.

    [​IMG]
    Diễn biến chỉ số Baltic Dry kể từ đầu năm 2023 đến nay.

    Các dữ liệu mới nhất cho thấy, chỉ số vận tải đường biển Baltic Dry, đo lường chi phí vận chuyển hàng khô trên toàn thế giới, đang có xu hướng hồi phục trở lại kể từ đầu tháng 09/2023 và đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay, mặc dù vẫn thấp hơn 3 lần so với mức đỉnh điểm hồi đầu tháng 10/2021.

    Giá cước vận tải container đường biển cũng đã giảm về mức trước dịch. Chỉ số container toàn cầu - đại diện cho giá cước vận tải container đã mất hơn 80% so với mức đỉnh hồi tháng 09/2021, quay lại mức giá gần với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra.

    Đồng thời, chỉ số cước thuê tàu container Harpex Index kể từ khi giảm mạnh vào tháng 7/2023 đã có dấu hiện chững lại, tạo đáy và hồi phục.
    [​IMG]
    Chỉ số giá cước container 40 feet từ cảng Thượng Hải (Trung Quốc) đến các cảng lớn trên toàn cầu từ tháng 10/2022 đến nay.


    Hiện tại đang có nhiều yếu tố đang hỗ trợ giá cước vận tải và giá cước thuê tàu sẽ phục hồi từ cuối năm 2023 và trong năm 2024. Cụ thể, giá cước đã về mức nền thấp so với giai đoạn trước đó và về ngang bằng với giai đoạn trước dịch COVID-19 nên sẽ khó giảm thêm. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục và lạm phát hạ nhiệt trở lại. Ngoài ra, nguồn cung tàu không tăng thêm nữa.

    Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2023 ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng tại Việt Nam trong năm 2023 ước đạt 700tr tấn, tăng 5,2% svck.

    Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%, nhập khẩu giảm 8,9%.

    [​IMG]

    Đồng thời, tính đến ngày 20/12, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng số vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt gần 23,2 tỷ USD và tăng 3,5% so với năm 2022 và là mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.

    Dòng vốn FDI vào nước ta được dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới khi Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), trở thành quốc gia đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga,... Nổi bật trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tất cả những yếu tố trên được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nhóm doanh nghiệp cảng biển và vận tải biển trong thời gian tới.

    II. Cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi?

    HAH GMDVSC là 3 mã cổ phiếu được đánh giá tiềm năng và sẽ hưởng lợi lớn nhất từ sự phục hồi của ngành cảng biển và vận tải biển, cụ thể:

    A. HAH- sẽ hưởng lợi từ việc giá cước vận tải phục hồi.

    [​IMG]

    Vận tải và Xếp dỡ Hải An hiện là doanh nghiệp sở hữu năng lực vận tải biển lớn nhất Việt Nam. Hiện doanh nghiệp này đang có 3 công ty con hoạt động trong những lĩnh vực chính liên quan tới khai thác container bao gồm: khai thác cảng, vận tải hàng hóa đường thủy và kho bãi container. Xét về cơ cấu doanh thu, hoạt động khai thác tàu đang chiếm 85,5% tổng doanh thu và tỷ trọng doanh thu hoạt động khai thác cảng đang có xu hướng giảm dần còn 6,7% và doanh thu hoạt động khác là 7,9%.

    1. Doanh nghiệp này đang sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam và tiếp tục mở rộng quy mô, dự kiến nhận thêm 4 tàu container mới cỡ 1.800 TEU trong giai đoạn 2023 - 2024, nâng tổng sức chở đội tàu lên 23.000 TEU vào cuối năm 2024. Đây sẽ là lợi thế để HAH gia tăng thị phần, mở rộng tệp khách hàng khi thị trường sôi động trở lại.

    2. Áp lực lạm phát trên toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt và nhu cầu bổ sung hàng tồn kho tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu sẽ quay trở lại từ cuối năm 2023 giúp cho thị trường giao thương trở nên nhộn nhịp hơn. Bên cạnh đó, trị giá XNK tại Việt Nam sẽ bắt đầu được cải thiện từ nửa cuối năm 2023 với các mức tăng trưởng kỳ vọng lần lượt đạt từ âm 9%, giảm xuống còn âm 6% svck trong năm 2023-24 khi chỉ số công nghiệp (IIP) đang có những tín hiệu khởi sắc hơn trong những tháng gần đây.

    3. Giá cước của HAH giảm hơn 20% trong năm 2023 theo biến động giá cước toàn cầu, tuy nhiên có thể phục hồi hơn 10% trong năm 2024 khi khi nhu cầu giao thương trong khu vực hồi phục trở lại

    4. Xếp dỡ Hải An còn đang duy trì cơ cấu nguồn vốn lành mạnh, tổng nợ vay cuối quý 2/2023 đạt 1.171 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước và giảm 8% so với quý 1/2023. Tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ ở mức thấp khoảng 0,4 lần.

    5. HAH cũng đang mở rộng địa bàn hoạt động sang khu vực nội Á từ cuối năm 2022 với các tuyến điển hình như HP – Khâm Châu hay HP – Nam Sa. Điều này sẽ giúp HAH từng bước nâng cao thị phần vận tải container trong khu vực và đưa danh tiếng của HAH ra thị trường quốc tế.

    6. Dự phóng doanh thu thuần HAH giảm 17% svck trong 2023 trước khi tăng lại 31% svck trong 2024. Theo đó lợi nhuận ròng HAH lần lượt đạt 449/516 tỷ đồng trong năm 2023-24.

    Về mặt phân tích kỹ thuật, mã cổ phiếu HAH đang được giao dịch tại mức P/E 6.4x lần và P/B 1.5x lần, đây là mức khá thấp so với trung bình 3 năm trở lại đây của cổ phiếu HAH.

    [​IMG]
    Khuyến nghị MUA HAH quanh 35-37
    Thời gian nắm giữ từ 6 tháng trở lên
    Giá mục tiêu: 50-52 up side 40-45%

    B. GMD- hưởng lợi từ sản lượng container, giá qua cảng tăng

    [​IMG]

    Với kỷ lục giá mới, nhà đầu tư cũng có thể nhìn lại lịch sử giao dịch của cổ phiếu. Theo đó, năm 2023 đang là năm tăng thứ 13 của GMD trong lịch sử giao dịch bắt đầu từ năm 2002. Đồng nghĩa, xác suất một năm tăng giá của GMD là gần 60%.

    Trong 3 năm trở lại, GMD chỉ giảm giá vào năm 2022 với mức thiệt hại là 1,61%. Trong khi đó, mức thiệt hại của VN-Index trong năm 2022 là 32,78%.

    Với các năm 2020 và 2021, GMD tăng trưởng lần lượt 46,28% và 48,78% còn VN-Index tăng trưởng 14,87% và 35,73%. Nếu chỉ xét riêng năm 2023, GMD hiện cũng đang tăng tốt hơn VN-Index. Cổ phiếu tăng gần 40% trong khi thành tích của VN-Index lúc cao nhất là hơn 21%(mốc1.250 điểm). Nếu tính ở thời điểm bài viết này, VN-Index chỉ còn tăng gần 10%(quanh MA200 ngày), trong khi GMD vẫn giữ nguyên mức tăng từ đầu năm.

    Những số liệu trên cho thấy, GMD vẫn thường "đánh bại" VN-Index và có thể xem là một trong khoản đầu tư ổn định cho nhiều nhà đầu tư ưa thích trường phái đầu tư dài hạn nhờ:

    1. GMD đang điều hành hệ thống 7 cụm cảng lớn gồm: 3 cảng tại phía Bắc là cảng Nam Đình Vũ, cảng Nam Hải ICD, cảng Nam Hải, một tại miền Trung là cảng Dung Quất và 3 cảng tại phía Nam là cảng Phước Long ICD, cảng Gemalink và cảng Bình Dương.

    2. Doanh nghiệp cảng biển này đang sở hữu nhiều lợi thế trong trung hạn nhờ cảng Gemalink và cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2. Trong đó, cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 đã được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2023, kì vọng sẽ nhanh chóng được lấp đầy nhờ sản lượng hàng từ cảng Nam Hải Đình Vũ chuyển sang.

    3. Cảng Gemadept còn có thể được hưởng lợi nếu như Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT (Thông tư số 54) với đề xuất tăng giá sàn xếp dỡ container từ 10% - 20% tại các cảng biển được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Thông tư số 54 sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của Cảng Gemadept khi tất cả các cảng của doanh nghiệp này đều thuộc đối tượng áp dụng mức tăng giá sàn, đặc biệt cảng nước sâu Gemalink thuộc cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sẽ được áp dụng mức tăng đến 20%.

    4. Cảng Gemalink hiện là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam và lọt top 19 thương cảng của thế giới có thể tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất hiện nay (250.000 DWT). Hiện tại Cảng Gemadept đang hợp tác cùng đối tác CMA Terminals (Pháp) triển khai dự án cảng Gemalink giai đoạn 2, dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2025, mở ra triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn cho doanh nghiệp cảng biển này.

    5. Cảng Gemadept hiện duy trì cơ cấu nguồn vốn lành mạnh khi tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu chỉ ở mức thấp khoảng 0,2 lần. Đồng thời, doanh nghiệp này nắm giữ lượng tiền và tiền gửi lên đến 2.325 tỷ đồng (tính đến cuối quý 2/2023), tương ứng với 17% tổng tài sản.

    6. Sản lượng container qua cảng ghi nhận tiếp tục tăng sau khi chạm đáy quý 2/2023. Theo thông kê sản lượng container tháng 6 tăng 5% so với tháng 5/2023. Do đó, tổng sản lượng qua cảng của GMD trong nửa cuối năm 2023 có thể đạt 1,4 triệu TEU (-5% và +9,5% so với nửa đầu năm 2023). Uớc tính tổng sản lượng của GMD trong năm 2023 sẽ đạt 2,9 triệu TEU (-6%), trong đó sản lượng của Gemalink ước tính đạt 900 nghìn TEU – 18%.

    Trong năm 2024, sản lượng container ước đạt 3,5 triệu TEU (+22%). Trong đó, sản lượng của Gemalink sẽ đạt 1,3 triệu TEU (+44%).

    7. Về tỷ suất lợi nhuận gộp, GMD được dự báo cho năm 2023 từ 39% lên 45,6% và năm 2024 từ 40% lên 46%, bởi khả năng sinh lời trên mỗi TEU gia tăng. Trong 3 năm tới, Gemadept dự kiến sẽ hoàn thành các dự án mở rộng Cảng Nam Đình Vũ và Gemalink, nâng công suất lên 50% vào năm 2026 so với hiện tại.

    8. Doanh thu hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 của GMD là 1.814 tỷ đồng, giảm hơn 2%, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.972 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của Gemadept tăng mạnh do ghi nhận khoản doanh thu tài chính 1.863 tỷ đồng từ thương vụ chuyển nhượng vốn ở Cảng Nam Hải Đình Vũ.

    Về mặt phân tích kỹ thuật, mã cổ phiếu GMD đang được giao dịch tại mức P/E 7.9x lần và P/B 2.2x - mức khá thấp so với trung bình 3 năm trở lại đây của cổ phiếu này.
    [​IMG]

    Khuyến nghị MUA GMD quanh vùng 62-64
    Thời gian nắm giữ từ 6 tháng trở lên
    Giá mục tiêu: 90 upside 35-40%

    C. VSC - hưởng lợi từ việc thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ

    VSC - Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam đang chuyển mình tăng tốc, triển vọng lạc quan trong ngành cảng biển. VSC đang mở rộng năng lực nội tại, chính thức thành Siêu cảng lớn nhất Hải Phòng và lớn nhất phía Bắc với tổng công suất 2.6 triệu TEU sau khi chi hơn 2.000 tỷ đồng thâu tóm Cảng Nam Đình Vũ của Gemadept, trở thành công ty cảng lớn nhất Hải Phòng. Ngoài ra VSC là một công ty logistics đang phát triển ổn định với tình hình tài chính vững mạnh và dòng tiền vững chắc, có dấu hiệu cải thiện trong nửa cuối 2023. Hiện tại VSC là 1 trong 3 cổ phiếu thuộc ngành Cảng biển-Vận tải được đông đảo Nhà đầu tư quan tâm nhờ:

    1. Sản lượng container thông qua khu vực Hải Phòng đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 11% trong giai đoạn 2018 - 2022, theo Tổng cục Thống kê Hải Phòng.

    2. VSC đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu vào tháng 9/2023 nhằm huy động 1.300 tỷ đồng để mua thêm 44% cổ phần tại cảng Nam Hải Đình Vũ, nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại cảng này lên mức 79%.

    3. VSC sẽ trở thành nhà khai thác cảng lớn nhất khu vực Hải Phòng và miền Bắc, sau khi hoàn thành việc thâu tóm cảng Nam Hải Đình Vũ.(Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), khu vực cảng Hải Phòng chiếm 27% tổng thông lượng qua cảng biển của Việt Nam vào năm 2023, dự kiến tăng lên 32% trong năm 2024).

    4. Hưởng lợi trực tiếp từ tăng trưởng giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. theo chiến lược “Trung Quốc +1” của nhiều tập đoàn đa quốc gia.

    5. Tiết kiệm chi phí vận hành 10-30%, nhờ việc vận hành 1 hệ thống cầu cảng dài hơn 1.5km nhờ "liền thổ" với hai cầu cảng khác là VIMC Đình Vũ và VIP Green làm tăng sức cạnh tranh trong ngành.

    6. VSC sẽ không phải di chuyển tàu ra cảng thuê ngoài nếu trùng lịch trình, giúp cắt giảm chi phí thuê ngoài (hiện chiếm trung bình 27% doanh thu trong giai đoạn 2020 - 2022).

    7. Việc mua lại cảng Nam Hải - Đình Vũ còn giúp Container Việt Nam đạt mức tăng trưởng doanh thu cao hơn trong bối cảnh các cảng Green và VIP Green đã hoạt động hết công suất trong khi không còn nhiều dư địa để tăng phí dịch vụ cảng do cạnh tranh gay gắt tại các cụm cảng Hải Phòng.

    8. Cụm cảng Hải Phòng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới nhờ dòng vốn FDI đang chảy mạnh vào Việt Nam. Khu vực phía Bắc chiếm 60% vốn đăng ký FDI trong năm 2023.

    9. Chính phủ đang chú trọng xây dựng các tuyến giao thông mới kết nối với cụm cảng Hải Phòng giai đoạn 2021-2030 nhằm tối ưu thời gian và chi phí vận chuyển đường bộ từ Hải Phòng đến các khu công nghiệp ở khu vực phía Bắc. Qua đó, giúp gia tăng thông lượng tại cụm cảng Hải Phòng.

    10.
    Ngày 15/6/2023, Công ty cổ phần Container Việt Nam đã khởi động Dự án tái cấu trúc công ty, hợp tác với PwC Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược đưa VSC trở thành công ty logistics tầm cỡ khu vực và thế giới.

    11.
    Lũy kế 9 tháng năm 2023, VSC ghi nhận doanh thu 1.555 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng lại giảm 69% xuống còn 81,3 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp hoàn thành 69% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận năm 2023. Tính tới 30/9/2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của VSC bất ngờ tăng 73,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 664,9 tỷ đồng, lên 1.573,3 tỷ đồng và chiếm 30,4% tổng nguồn vốn, trong đó khoảng đầu tư 1.048,67 tỷ đồng mua lại 35% cổ phiếu cảng Nam Hải Đình Vũ.

    Về mặt phân tích kỹ thuật, mã cổ phiếu VSC đang được giao dịch tại mức P/E 5.7x lần và P/B 1.3x lần. Đây là mức định giá hấp dẫn dành cho Anh Chị NĐT yêu thích cổ phiếu rất nhiều yếu tố tăng trưởng như VSC trong năm 2024.

    [​IMG]

    Khuyến nghị MUA VSC quanh vùng giá 28-31
    Thời gian nắm giữ từ 6 tháng trở lên
    Giá mục tiêu: 40-42 upside 35%

    Rủi ro giảm giá bao gồm nhu cầu vận chuyển hàng hóa, xnk nội địa và thế giới suy yếu trở lại so với dự kiến. Tình hình lạm phát, giá dầu tăng trở lại, tình hình kinh tế vĩ mô thế giới chuyển biến xấu hơn hoặc chiến sự ở Trung Đông leo thang sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và hoạt động của doanh nghiệp.

    Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn.

    Rất mong nhận được ngày càng nhiều ý kiến đóng góp giá trị của ACE NĐT quan tâm qua tin nhắn hoặc hộp thư thoại, bằng cách click vào tài khoản NgotMienTay.
    Last edited: 07/01/2024
    Fanliver, ph2020, Tra Ly4 người khác thích bài này.
  2. Vnindex_HP

    Vnindex_HP Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2023
    Đã được thích:
    68
  3. Shyn

    Shyn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    347
    Mình dự đoán 3 nhóm ngành sẽ tăng trong thời gian tới:
    1) Nhóm BĐS KCN vì thu hút FDI đầu tư
    2) Nhóm cảng vận tải biển vì mở rộng giao thương
    3) Nhóm dầu khí, giá dầu thế giới đã chạm đáy và bật lên
    Soigia271 thích bài này.
  4. love4you

    love4you Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2013
    Đã được thích:
    7.649
    1. Giá CCR đang đi ngang ở vùng đáy nhiều năm, vùng kháng cự rất mạnh ở mức 10-11-12k, trong khi kinh doanh bắt đầu dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Tăng trưởng như nào có thể nhìn vào Eport hàng ngày của công ty xem lượng tàu ra vào, LNST quý rồi cũng đã tăng 50% so cùng kỳ.

    2. Lợi nhuận luôn dương. Trong gần chục năm liền dù là dịch bệnh thì lợi nhuận hàng quý của ccr luôn luôn dương và tăng trưởng đều đặn (trừ đột biến LN 2020-2021 nhờ mặt hàng điện gió).

    3. Thị trường định giá công ty tầm 270 tỷ (11k/ cp) trong khi lượng tài sản của công ty bao gồm tối thiểu 67Ha (là 67 x 10,000 = 670,000 m2 đất biển vịnh cam ranh). Chỉ riêng phần này đã gấp mấy lần vốn hoá của công ty. Ngoài ra còn các tài sản khác như cầu bến, kho bãi, toà nhà trụ sở, hệ thống cntt, mạng lưới khách hàng hiện hữu, và các hạ tầng kt khác. Công ty liên tục đầu tư nâng công suất cảng trong nhiều năm liền, đặc biệt đang nâng bến 1 lên 50.000DWT , bến 2 lên 70,000DWT.

    3. Cổ tức tiền mặt đều đặn hàng năm. Do 2020-2021 trúng gói điện gió nên LN tăng đột biến nên cổ tức lên 1,200/cp, tuy nhiên, tới 2022 dù không có điện gió thì lợi nhuận vẫn ổn định; và chi cổ tức 550d/cp. Nếu so sánh dấu hiệu sinh lãi so với gửi bank (đang giảm dần) thì CCR là nơi trữ tiền không thua bank, cổ tức đều đặn ít nhất 5-6%/ năm trong khi thị giá bị định giá quá thấp so với giá trị tài sản thực.

    4. Nợ vay giảm dần đều qua các năm nhờ vào dòng tiền từ LN hàng năm. Hiện tại nợ chỉ còn tầm hơn mươi tỷ trong khi tài sản ngắn hạn gần 30 tỷ. Sỡ dĩ còn khoản nợ vay vì công ty đang mở rộng hạ tầng cảng Ba ngòi - mục tiêu tăng công sức lên 6,5tr tần/ năm trong vài năm tới. Hiện tại tầm 4tr tần.

    5. Giá cước dịch vụ cảng biển tối thiểu có khả năng trỗi dậy trong thời gian tới do mức giá đã neo quá lâu. Trong thời gian ngắn thì chưa biết, nhưng về lâu dài thì sẽ luôn đi lên giống các mặt hàng khác. Một khi có thay đổi tăng giá tối thiểu dv cảng thì là con sóng thần lớn với cả ngành cảng biển, ko chỉ riêng ccr.

    Thị trường vẫn nhiều hàng tốt, có nhiều con cảng biển tốt hơn. Tuy nhiên, xét về kỹ thuật và mức độ an toàn mình lại prefer con hàng đang ở vũng đáy của chục năm, như mua cục đất mà giá vẫn ở mức 10 năm trước. Nhìn đồ thị thì trước đây mấy anh đã đánh lên 30k - 40k mấy lần nên điểm rơi tiếp theo có thể là trong vài quý tới :) .
    Game thoái vốn nhf nước sẽ thực hiện 2024
    Choi268, Soigia271NgotMienTay thích bài này.
  5. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    766
    No idea vs CCR của Anh. Nhưng NĐT trên thị trường thì có đến 99,99999% nhìn CCR không dám mua.
    ph2020Soigia271 thích bài này.
  6. WowRainmaker

    WowRainmaker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2021
    Đã được thích:
    876

    VSC dư địa và động lực tăng giá mạnh nhất trong ngắn hạn Add nhé.
    ph2020Soigia271 thích bài này.
  7. Soigia271

    Soigia271 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/08/2015
    Đã được thích:
    23.286
    VSC sắp tăng vốn để mua cảng@};-
    Choi268 thích bài này.
  8. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    766
    Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển VN giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ sẽ ưu tiên đẩy mạnh các tuyến vận tải và cảng container kết nối thành các tuyến: Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì (qua sông Đuống); Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình (qua sông Luộc); Hà Nội - Lạch Giang; tuyến vận tải Hải Phòng - Hà Nội (qua cửa Văn Úc). Chí phí vận chuyển đường biển hàng hóa qua cảng Hải Phòng cộng chi phí vận chuyển đường bộ từ các tỉnh ra Hải Phòng vẫn thấp hơn so với chi phí vận chuyển đến cảng khu vực miền Trung. Hải Phòng cũng là khu vực gần các tỉnh có các khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh, Hải Dương, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

    Kế hoạch của VSC là để đón đầu xu hướng thay đổi cách vận chuyển của doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
    FanliverSoigia271 thích bài này.
  9. meocon8864

    meocon8864 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    5
    bác ngó thêm PVT và họ hàng (PVP, GSP,...). vận tải hàng hoá nào cũng tăng giá thì đừng quên cả dầu khí cũng có cửa :D
    FanliverSoigia271 thích bài này.
  10. NgotMienTay

    NgotMienTay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2023
    Đã được thích:
    766
    Đồng ý với bác luôn. Lúc này mình chỉ việc đi tìm và phân tích xem ngành nào hồi phục sớm cùng với nền kinh tế mua để đó.
    FanliverSoigia271 thích bài này.

Chia sẻ trang này