Góc nhìn chứng khoán 13/04/2022 - 1440 khó mà thủng ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nguyenductucg, 12/04/2022.

8225 người đang online, trong đó có 1060 thành viên. 11:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1240 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.234
    Link nhận định phiên hôm trước :http://f319.com/threads/goc-nhin-ch...-hoi-mo-ra-mua-kdkq-q1.1738809/#post-40834511

    Góc nhìn chứng khoán 13/04/2022 - 1440 khó mà thủng ?

    [​IMG]

    Thị trường tiếp tục gây khó chịu cho đại đa số nhà đầu tư .Thậm chí cuối phiên còn khốc liệt hơn đặc biệt là nhóm Bất Động Sản xuất hiện nhiều cố phiếu sàn , thậm chí có cả call margin ở nhóm này ( lý do nhóm này vẫn có nhiều bên cấp kho margin cao ) nên lực bán về cuối phiên càng lúc càng mạnh , lực bán còn lan sang cả các nhóm cổ phiếu khác , như nhóm dầu khí . Nếu như hôm nay thực sự là call margin thì khả năng chỉ còn call nốt phiên sáng là giải quyết xong , vì dư bán ở các cổ phiếu đầu cơ cũng không quá nhiều

    Thị trường chung chung thì vẫn đang giao dịch ở vùng 1440 – 1510 . Thật sự mà nói là mình cũng không tin thị trường sẽ thủng mốc 1440 này khi mà lúc này kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và còn tăng trưởng mạnh . Nếu thực sự thủng 1440 về các mốc sâu hơn thì chỉ có thể do lạm phát nhưng hiện tại lúc này khó có thể xảy ra ở Việt nam được . Nên khả năng là thị trường vẫn cứ trong biên độ 1440 – 1510 và cuộc chơi lại phân hóa đến cùng cực ở các cổ phiếu có KQKD tốt và tăng trươngr

    Không quan tâm đến điểm số lúc này . Thị trường cho thấy rằng kinh tế VN rất ổn và khả năng side đi ngang 1440 – 1500 là rất lớn. Tập trung vào các cổ phiếu có kế hoạch kinh doanh 2022 tốt , sau đó ra KQKD Q1 tốt khẳng định kế hoạch kinh doanh đó khả thi , cuối cùng chờ nó chiết khấu và tạo được đáy là vào mua . Không cần biết chỉ số như nào cả , đấy là cách tốt nhất lúc này

    Chiến lược giao dịch lúc này :

    Chưa có mua thêm gì cả vì thời điểm này vẫn đang là mùa BCTC Q1 và thời điểm chốt lời của những cổ phiếu đã tăng nóng với kỳ vọng BCTC Q1 tốt . Chờ đợi có thể là thời điểm cân bằng , hoặc bị bán quá đà với các cổ phiếu được và còn nhiều kỳ vọng . Đừng nhìn chỉ số để làm tín hiệu mua bán sẽ cực kỳ khó và loạn . Phiên hôm nay tuy là hoảng loạn ở nhiều cổ phiếu đầu cơ nhưng cũng có khá nhiều cổ phiếu đã và đang có dấu hiệu tạo đáy trước thị trường . Quan sát kỹ và theo dõi

    Danh mục hiện tại đang là HHV , KHG, 1 chút VGC và Chờ đợi thêm các cơ hội mở ra ở kỳ BCTC Q1

    Quan sát xem thị trường như nào , vận động của các cổ phiếu ra sao

    Công việc hàng ngày là quan sát và note cổ phiếu. Quan sát các cổ phiếu đã được đưa vào top list , chờ nó có tín hiệu hoặc giá đẹp là vào tham gia . Theo dõi chứ k thể mua hết . Mình chỉ chọn các cổ phiếu top đầu và khả năng tăng giá tốt nhất


    - Đầu Tư Công : FCN , LCG ( nhóm này vẫn tạm ổn )

    - Điện : REE , BCG , GEG , PC1 , HDG ( nhóm điện cũng vẫn nên lưu tâm )

    - Cao su : DPR ( Cao su chỉ chú ý DPR vì có cả KCN )

    - Bất Động Sản :KHG ( đang bị tin tức đập , chờ game tăng vốn )

    - Hóa chất : DGC ( chờ giảm về vùng sâu hơn , tích lũy tăng vốn )

    - Phân : DPM ( đang tạo đáy , chờ )

    - Khu công nghiệp : IDC , VGC , LHG ( Đều bị gãy do ảnh hưởng tin tức , nhưng KQKD rất tốt , chờ đợi canh nhập )

    - Bảo Hiểm : MIG ( nhóm phòng thủ , hôm nay thể hiện MIG cực khỏe )

    - Khác : CTR , C47 …

    - Bán lẻ : MWG , PNJ

    - Nhựa : BMP

    - Thủy sản : CMX , VHC

    - Dệt may : TNG


    Tư vấn mua bán cụ thể liên hệ Z.alo : 0975.406.513
    --- Gộp bài viết, 12/04/2022, Bài cũ: 12/04/2022 ---
    [​IMG]
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.234
    Chứng khoán Mỹ trượt dốc vì lạm phát “nóng” hơn dự báo, giá dầu tăng vọt 6% sau cảnh báo của OPEC
    VnEconomy | 32 phút
    Chia sẻĐăng lạiBình luận (10)
    Sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, sắc đỏ đã quay trở lại và duy trì cho tới khi kết thúc phiên giao dịch...

    [​IMG]

    Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/4), khi nhà đầu tư đón nhận số liệu lạm phát “nóng” nhất 41 năm. Giá dầu thô đồng loạt tái lập mốc 100 USD/thùng sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) lên tiếng cảnh báo về nguồn cung và Thượng Hải nới lỏng phong toả.

    Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,34%, còn 4.397,45 điểm. Chỉ số Nasdaq mất 0,3%, còn 13.371,57 điểm. Đây là phiên giảm thứ ba liên tiếp của hai chỉ số này.

    Chỉ số Dow Jones trượt 87,72 điểm, tương đương giảm 0,26%, còn 34.220,36 điểm.

    Các chỉ số đã đồng loạt tăng điểm mạnh khi mới bắt đầu phiên giao dịch. Có thời điểm, Dow Jones tăng 1,1%; S&P 500 và Nasdaq tăng tương ứng 1,3% và 2%, cho thấy thị trường nỗ lực phục hồi sau phiên giảm mạnh vào hôm thứ Hai. Tuy nhiên, sau khi dữ liệu lạm phát được công bố, sắc đỏ đã quay trở lại và duy trì cho tới khi kết thúc phiên giao dịch.

    Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Mỹ tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo và là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1981. Tuy nhiên, lạm phát lõi, không tính đến giá của hai mặt hàng có nhiều biến động là thực phẩm và năng lượng, tăng ít hơn dự báo. So với tháng 2, CPI lõi tăng 0,3%, thấp hơn mức tăng 0,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI lõi tăng 6,5%.

    Số liệu lạm phát trên làm gia tăng kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nhanh thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kéo giá cả về tầm kiểm soát. Nhà đầu tư lo ngại rằng sự thắt chặt như vậy có thể khiến kinh tế Mỹ giảm tốc. Fed đã nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 và có thể tiếp tục nâng trong tất cả các cuộc họp chính sách còn lại của năm nay, thậm chí sẽ có ít nhất một lần nâng với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm.

    “Tôi cho rằng Fed sẽ phải nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong một vài cuộc họp. Fed sẽ phải nâng lãi suất vượt 3%, thậm chí lên đến 3,5% nếu họ muốn lạm phát giảm tốc. Tôi cho rằng lạm phát đang ngấm sâu vào nền kinh tế rồi”, giáo sư Jeremy Siegel thuộc Trường Wharton nói với CNBC, nhấn mạnh rằng lạm phát cao sẽ tiếp tục “trong nhiều tháng tới đây”.

    Sau báo cáo lạm phát, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm khỏi mức đỉnh của 3 năm vì các nhà giao dịch hy vọng rằng số liệu lạm phát lõi có thể đồng nghĩa với việc lạm phát đang có dấu hiệu đạt đỉnh. Lợi suất này giảm về ngưỡng 2,7% trong phiên ngày thứ Ba, từ mức xấp xỉ 2,8% trong phiên ngày thứ Hai.

    Cổ phiếu năng lượng tăng vào đầu phiên, nhưng lại giảm vào cuối phiên. Microsoft và Nvidia giảm tương ứng 1,1% và 1,9%. Trái lại, cổ phiếu năng lượng có một phiên tăng nhờ giá dầu phục hồi mạnh mẽ. Occidental Petroleum tăng 2,1%; Devon Energy tăng 3,7%; Marathon Oil tăng 4,2%; và Chevron tăng 2,1%.

    Giá dầu tăng khi thành phố Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc đại lục, nới lỏng lệnh phong toả chống Covid-19. Ngoài ra, OPEC cảnh báo rằng việc thay thế cho nguồn cung dầu bị gián đoạn từ Nga là điều không thể.

    Gía dầu Brent giao sau tại thị trường London tăng 6,26%, chốt ở 104,64 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại New York tăng 6,69%, chốt ở 100,6 USD/thùng.

    Chính quyền Thượng Hải hôm thứ Hai cho biết hơn 7.000 khu dân cư của thành phố đã được phân loại là khu vực rủi ro thấp do không có ca nhiễm mới trong 14 ngày. Trên cơ sở này, các quận của thành phố đã quyết định những khu dân cư nào có thể được mở cửa.

    Đợt phong toả vừa qua của Thượng Hải đã dẫn tới lo ngại về sự sụt yếu của nhu cầu tiêu thụ dầu, từ đó gây áp lực giảm lên giá dầu. Bởi vậy, phong toả được nới là cơ hội để giá dầu hồi phục.

    Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho rằng nguồn cung dầu thô và các sản phẩm dầu khác từ Nga có thể gián đoạn 7 triệu thùng/ngày do các biện pháp trừng phạt, và việc bù đắp cho thiếu hụt này là điều không thể.

    Liên minh châu Âu (EU) hiện chưa nhất trí về cấm vận dầu Nga, nhưng một số ngoại trưởng của khối này nói rằng đây vẫn là một lựa chọn mà EU đang cân nhắc.

    “Thị trường dầu vẫn đang dễ tổn thương trước một cú sốc lớn nếu ngành năng lượng Nga bị châu Âu trừng phạt. Khả năng đó vẫn đang còn”, nhà phân tích Edward Moya của Oanda phát biểu.

    Bình Minh
  3. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.234
    [​IMG]

    Nay tiếp tục là 1 phiên nhà đầu tư bán hoảng loạn và bên mua là nhà đầu tư tổ chức
    Như mình nhận định thì mốc 1440 khá khó thủng . Ít nhất là phải hồi ở đây , chúc mừng a e nào không bán hàng hôm nay đã là 1 thành công rồi
    nguyenductucg đã loan bài này
  4. Tinbach

    Tinbach Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/03/2019
    Đã được thích:
    415
  5. nguyenductucg

    nguyenductucg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2012
    Đã được thích:
    5.234
    SSI Research: Lợi nhuận hầu hết doanh nghiệp đầu ngành ngân hàng, cảng biển, thép, phân bón… đều tăng trưởng mạnh trong quý 1/2022
    13-04-2022 - 17:36 PM | Doanh nghiệp

    BÁO NÓI - 3:53

    [​IMG]
    Đặc biệt, nhóm ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng dương mạnh mẽ trong những tháng đầu năm. Đơn cử, Ngân hàng SHB dự đạt 3.200 tỷ đồng (tăng 92% so với cùng kỳ) nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, và tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định...


    [​IMG]
    Cách Tesla đã chinh phục thành phố Thượng Hải chỉ bằng một…chiếc biển số xe

    SSI Research vừa công bố ước lợi nhuận của một số doanh nghiệp đầu ngành ngân hàng, cảng biển, thép, phân bón… Ghi nhận, hầu hết với 30 công ty dự kiến có tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý 1, chỉ có 2 công ty ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.

    Chi tiết, với nhóm phân bón, SSI Research ước tính Đạm Cà Mau (DCM) đạt 1.000 tỷ đồng LNST (tăng 6,6 lần so với cùng kỳ), chủ yếu nhờ giá bán bình quân tăng mạnh.

    Song song, Đạm Phú Mỹ (DPM) cũng kỳ vọng đạt 1.800 tỷ đồng LNST (tăng 10 lần so với cùng kỳ) trong quý 1/2022, chủ yếu nhờ giá bán bình quân tăng mạnh và sản lượng tiêu thụ tăng lên.

    Thực tế, thị trường phân bón đã sôi động từ năm 2021 khi giá trên trường thế giới tăng mạnh. Sang năm 2022, cuộc chiến Nga – Ukraina là cơ hội cực tốt, nhiều doanh nghiệp trong nhóm phân bón sẽ hưởng lợi từ sự kiện này, các chuyên gia nhấn mạnh. Cụ thể, các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ sẽ đẩy giá các mặt hàng tăng cao và tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu khác. Điển hình, Nga là một trong những cường quốc xuất khẩu phân bón lớn, và với một đất nước sản xuất và xuất khẩu phân bón tốt như Việt Nam thì đây là một cơ hội rất sáng.

    Không kém cạnh, các doanh nghiệp đầu ngành cảng biển cũng tiếp đà thăng hoa. Trong đó, SSI Research ước tính tăng trưởng LNTT quý đầu năm của Gemadept (GMD) sẽ duy trì ở mức 20% hoặc cao hơn, chủ yếu nhờ đóng góp của cảng Gemalink khi cảng này đã hoạt động ở mức gần tối đa công suất.

    Không kém cạnh, đơn vị này cũng ước tính LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) của Hải An (HAH) đạt khoảng 200 tỷ đồng (gấp 3 lần so với quý 1/2021), nhờ (i) hoạt động toàn thời gian của 4 tàu cho thuê, (ii) giá cước vận tải nội địa tăng, (iii) giá dịch vụ cảng tăng.

    Đặc biệt, nhóm ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng dương mạnh mẽ trong những tháng đầu năm. Đơn cử, Ngân hàng SHB dự đạt 3.200 tỷ đồng (tăng 92% so với cùng kỳ) nhờ tăng trưởng tín dụng 5% so với đầu năm, và tăng trưởng tiền gửi 2,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,5% trong khi NIM ước tính ổn định.

    Techcombank (TCB) ước tính ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý đạt 6.500 – 6.700 tỷ đồng (tăng 18-21% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chi phí tín dụng giảm.

    Hay Sacombank (STB), ước tính ngân hàng có thể đạt 1.400 – 1.500 tỷ đồng LNTT trong quý 1/2022 (tăng 40-50% so với cùng kỳ). Tăng trưởng đến từ thu nhập hoạt động mạnh mẽ và kiểm soát tốt chi phí dự phòng…

    Mặt khác, nhóm thép - dù không còn nhiều kỳ vọng song các đơn vị trong ngành cũng tăng trưởng đáng kể. Trong đó, SSI Research ước tính LNST quý 1/2022 của NKG đạt 500 tỷ đồng (tăng 57% so với cùng kỳ), nhờ sản lượng ổn định và sự phục hồi của giá thép HRC có thể giúp Công ty hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho.

    Tương tự, Hoà Phát (HPG) cũng ước tính LNST trong kỳ đạt khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ, nhờ nhu cầu tăng mạnh trong quý, với tổng sản lượng tiêu thụ thép ước tính tăng 14,4% so với cùng kỳ, trong đó thép xây dựng và HRC tăng với tốc độ cao hơn lần lượt là 57% và 15%.

    Ngoài ra, giá thép xây dựng tăng 22% so với cùng kỳ và 9% so với quý trước cũng giúp bù đắp cho sự giảm giá HRC và hỗ trợ biên lợi nhuận chung của Công ty.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này