Góc nhìn trái phiếu trong quý IV/2024 và năm 2025

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi player2712, 19/11/2024 lúc 10:24.

6384 người đang online, trong đó có 831 thành viên. 12:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 98 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. player2712

    player2712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2023
    Đã được thích:
    6
    Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Công ty CP xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) trong tháng 10 năm nay, nhóm bất động sản nhà ở chiếm 60% tổng lượng trái phiếu chậm trả.

    Trong số 42 trái phiếu đáo hạn trong tháng 11, VIS Rating đánh giá có 14 trái phiếu nguy cơ chậm trả nợ gốc. Hầu hết những trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó. 33% số trái phiếu đáo hạn tháng 11 năm nay có nguy cơ chậm trả gốc, cao hơn so với tỷ lệ 10,5% trái phiếu chậm trả nợ gốc trong 10 tháng đầu năm 2024.

    Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc.






    Theo ông Nguyễn Bá Khương, Trưởng bộ phận phân tích Trung tâm tư vấn đầu tư VNDirect, quý IV có giá trị đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm. Do đó, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tăng trong quý IV/2024, sau đó hạ nhiệt vào quý I và quý II/2025 rồi tăng trở lại vào quý III và quý IV/2025.

    Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích khối khách hàng cá nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) nhận định, áp lực đáo hạn trái phiếu chủ yếu liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Ông Minh cho rằng, dòng tiền thời gian qua tập trung nhiều vào kênh tiết kiệm. Thực tế cho thấy, dòng tiền đang nằm chờ cơ hội đối với thị trường bất động sản. Khi lượng cung của thị trường bất động sản tăng lên, thanh khoản trên thị trường này sẽ hồi phục trở lại. Đây có thể là điểm thuận lợi cho thị trường bất động sản cũng như doanh nghiệp lĩnh vực này, góp phần giải tỏa áp lực đối với trái phiếu đến hạn.

    Phần nhận định của ông Minh khá hay !

    Cụ thể theo mình thấy thì dòng tiền thời gian rồi nằm nhiều ở kênh gửi tiết kiệm khi tính đến cuối tháng 8 tiền gửi của người dân đạt kỷ lục gần 7 triệu tỷ đồng trong lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng cao nhất được công bố là 6.15%/năm. Trong khi đó mức lãi suất trung bình trong khoảng thời gian từ 2000-2024 phải là 6.69%/năm , giai đoạn 2015-2024 thì 2015-2018 mới là giai đoạn có mức lãi suất benchmark cao nhất nhưng lượng tiền gửi tiết kiệm vẫn không bằng 8T. 2024 ! Vậy thì trường hợp người dân gửi tiền chờ nguồn cung bđs cải thiện rồi bắt đầu đảo tiền sang bđs là hoàn toàn hợp lí trong bối cảnh hiện tại Ông Minh cho rằng, dòng tiền thời gian qua tập trung nhiều vào kênh tiết kiệm. Thực tế cho thấy, dòng tiền đang nằm chờ cơ hội đối với thị trường bất động sản. Khi lượng cung của thị trường bất động sản tăng lên, thanh khoản trên thị trường này sẽ hồi phục trở lại. Đây có thể là điểm thuận lợi cho thị trường bất động sản cũng như doanh nghiệp lĩnh vực này, góp phần giải tỏa áp lực đối với trái phiếu đến hạn.

Chia sẻ trang này