Góc tài chính vĩ mô: Khi thuốc bốc sai bệnh, thị trường chứng khoán VN sẽ sớm chìm trong bể máu!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi AK10000, 09/05/2012.

8215 người đang online, trong đó có 1027 thành viên. 10:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1101 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.616
    Ai cũng biết, sức mạnh nền kinh tế dựa vào hệ thống doanh nghiệp. Họ là người tạo ra giá trị sản xuất xã hội, mà hiện nay thì 70% đang què quặt héo mòn, may ra chỉ có 30% là tồn tại nhờ vào tầm nhìn, kế hoạch phát triển bền vững.


    1. Thực lực doanh nghiệp việt Nam
    a. Phỏng vấn người trong cuộc

    Doanh nghiệp vẫn chết dù lãi suất đã hạ

    Ngân hàng hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng, khó tiếp cận vốn vay nên chết vẫn nhiều là phản ánh của nhiều hiệp hội tại cuộc tọa đàm bàn cách tháo gỡ khó khăn diễn ra sáng nay.

    [​IMG]
    Chủ tịch Hiệp hội Thép Phạm Chí Cường.
    Ông Nguyễn Hữu Cát, Trưởng ban Đào tạo thuộc Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông tin: Trong 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 98% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước) có tới 39% gặp khó khăn, 25% phá sản và chỉ còn 36% hoạt động bình thường.
    Tổng thư ký Hiệp hội xi măng Việt Nam - Đỗ Đức Oanh cũng chia sẻ, gần 100 doanh nghiệp ngành này đang rất khó khăn. Từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay, 3 đơn vị lớn thua lỗ nặng nề thậm chí ngừng sản xuất. Nhà máy xi măng Cẩm Phả sau 3 năm hoạt động, lỗ lũy kế gần 1.300 tỷ đồng. Tương tự, sau 2 năm hoạt động, xi măng Hạ Long lỗ hơn 980 tỷ đồng. Xi Măng Đồng Bành từ cuối năm 2011 cũng lỗ tới 149 tỷ đồng và bắt đầu ngừng sản xuất từ năm nay.
    Đại diện Hiệp hội Xi măng cho biết, khó khăn lớn nhất là sức tiêu thụ giảm mạnh do nhiều dự án bị đình trệ. Năm 2010, sản lượng tiêu thụ là 50,2 triệu tấn, nhưng đến năm 2011 chỉ còn 49 triệu và ước cả năm nay còn 47 triệu tấn. "Tiêu thụ giảm thì doanh nghiệp không bán được hàng. Hiện nhiều công ty xi măng còn không có tiền để mua than và điện", ông Oanh tiết lộ.
    Ông này cũng nói thêm, lãi suất cho vay công bố là xuống khoảng 15% một năm nhưng không phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. "Liều thuốc cứu của ngân hàng chưa đủ mạnh. Ngân hàng cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn lưu động và giãn nợ", lãnh đạo Hiệp hội xi măng kiến nghị.
    Ngay sau phát biểu của đại diện hiệp hội, ông Lê Văn Chung - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) chia sẻ doanh nghiệp đang ở thế "không thể chịu đựng hơn được nữa". Vicem trước kia lãi 1.600 tỷ đồng thì nay chỉ còn 400-500 tỷ đồng. "Nhiều doanh nghiệp xi măng lỗ 700-800 tỷ đồng xin nhập về tổng công ty nhưng chúng tôi không dám nhận, vì nhận cũng hết hơi", ông Chung thẳng thắn.
    Vị lãnh đạo này cho rằng, lãi suất cho vay đã hạ nhưng vẫn cao gấp 3 lần các nước xung quanh nên doanh nghiệp vẫn khó chịu nổi. Ông Chung chia sẻ, năm 2008, doanh nghiệp đón nhận khủng hoảng với một tinh thần khác vì được giảm thuế cùng nhiều cơ chế kích cầu, thì năm 2011 ngược lại. "Doanh nghiệp đi vay với khí thế hừng hực của năm 2008 thì đã 'chết' rồi. Sản phẩm chưa hình thành đã bị siết tín dụng", Chủ tịch Vicem nói.
    Không công khai danh tính vì "sợ ngân hàng xử lý", Chủ tịch Hiệp hội Thép - Phạm Chí Cường cho biết, Hiệp hội có khoảng 7-8 đơn vị mấp mé "cái chết". Có những đơn vị không sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động trong vài tháng và không đủ tiền để thuê bảo vệ.
    [​IMG]
    Đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Xuân Châu. Ảnh: Hoàng Lan. Đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Hoàng Long thông tin, năm qua, tất cả các doanh nghiệp sản xuất chè đều gặp khó khăn, dù chè đứng thứ 5 về xuất khẩu. 50% doanh nghiệp chè chưa dám sản xuất vì nợ cũ chưa trả xong nên chưa vay được khoản mới. Ông Long chia sẻ là rất vui khi nghe tin lãi suất vay hạ song băn khoăn: "Liệu có vay được không?".
    Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Minh nêu ý kiến, ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ cho người tiêu dùng để kích cầu, nhằm giải bài toán đầu ra cho doanh nghiệp. Ông này cũng thông tin, nhiều doanh nghiệp bất động sản sống lay lắt vì giá căn hộ sụt giảm 10-15% kể từ đầu năm, nhiều dự án không triển khai được.
    Còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I/2012 có 2.400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản làm thủ tục giải thể; 11.600 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế. Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - ông Trần Bắc Hà thì bình luận: "Cách đây 4 năm địa ốc đếm tiền, còn nay thì đếm tràng hạt"
    Đại diện Ngân hàng Nhà nước, ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến doanh nghiệp và báo cáo Thống đốc. Tuy nhiên, ông này cho rằng, các doanh nghiệp cần tự cứu mình bằng cách cơ cấu, rà soát lại hoạt động, và các khoản nợ.



    2. Du hành thị trường

    Đi dạo quanh các siêu thị, nhà hàng --> một thực tế diễn ra là khách hàng thì ít mà nhân viên thì nhiều, ngồi vêu mỏ.
    Cả 01 cái siêu thị vincom to ịch giờ đây chỉ lác đác vài người đi dạo, khách hàng vắng hoe.
    .............................................


    II. Thực hư thị trường tài chính:
    Từ những tháng đầu năm, các NHTM lớn đã dư thừa một mớ tiền, trong khi doanh nghiệp đói khát vốn như nắng hạn chờ mưa.
    Kinh doanh thua lỗ, ko bán dc hàng, chả có TCTD nào đủ can đảm bơm vốn cho doanh nghiệp, dù vẫn biết với lãi suất nào doanh nghiệp cũng vay với hy vọng sống còn. Nhưng nào dễ dàng vay được. Bài học Vinashin vẫn còn đó, nợ quá hạn tràn lan trên thị trường liên ngân hàng tới nay vẫn tồn đọng. Đến bản thân các TCTD còn ko lưu thông dc tiền tệ lẫn nhau thì kỳ vọng gì lưu thông trong doanh nghiệp.

    Thế là lượng vốn dư thừa này chỉ còn cách ném vào trái phiếu chỉnh phủ, tín phiếu ngân hàng nhà nước để giải quyết bài toán hiệu quả ngân hàng. Thực tế khẳng định là từ đầu năm khối lượng trúng thầu trái phiếu, tín phiếu tăng mạnh mẽ, lãi suất các loại giấy tờ này cứ hạ từ từ


    II. Gói hỗ trợ doanh nghiệp 25k tỷ ==> Chỉ là bài toán PR


    Doanh nghiệp vốn què quặt, kinh doanh thua lỗ, thì còn đâu lợi nhuận mà nộp thuế. Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chả có nhiều ý nghĩa
    Cái doanh nghiệp cần là kích cầu ==> giải quyết cái mớ hàng tồn kho khủng đang ngự trị lâu nay=> Việc giãn VAT chả có tác dụng gì vì đâu có tiêu thụ dc hàng hóa

    --------------------------------------
    Còn nữa....
  2. Choichuan

    Choichuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    4.403
    Kinh nghiệm của tui: Làm ngược số đông ở 319 là thắng đến 90%.
  3. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.616
    Phỏng vấn anh Trần Bắc Hà

    Chủ tịch BIDV: Doanh nghiệp “chết”, ngân hàng cũng khó tồn tại




    [​IMG]
    Ngân hàng và doanh nghiệp đang đi chung một con thuyền, nếu không “cứu” doanh nghiệp lúc này thì ngân hàng cũng khó mà tồn tại được.
    Đó là chia sẻ của ông Trần Bắc Hà, chủ tịch Ngân hàng BIDV trong buổi Tọa đàm của BIDV với các Hiệp hội về giải pháp tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay, được tổ chức ngày 4/5/2012.
    Kinh tế bất ổn
    Tăng trưởng GDP trong 4 tháng đầu năm chỉ đạt 4% là mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Về nông nghiệp tăng trưởng 2,84% so với 4% năm trước, công nghiệp tăng 2,94%, dịch vụ tăng 5%. Chỉ số CPI qua 4 tháng nếu tính lũy kế so với đầu năm chỉ đạt 2,6%, tháng 4 tăng 0,55% so với tháng 3.
    Chỉ số hàng tồn kho đang cho thấy dấu hiệu tăng cao, quý 1/2012 tăng 39,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong tháng 4 này có giảm nhẹ khoảng 3,2%. Thậm chí có ngành hàng tăng quá 50% như xi măng tăng 55%, sắt thép tăng 59,5%, phân bón tăng 56%...
    Tỷ giá vẫn giữ ở mức ổn định trong suốt 4 tháng qua.
    Qua các chỉ số trên, BIDV đánh giá nền kinh tế ngày càng trở nên khó khăn hơn, những dấu hiệu đình đốn trở nên rõ nét. Từ tháng 4 bắt đầu đã có dâu hiệu suy thoái. Điều này có hệ lụy rất nghiêm trọng đối với nền kinh tế, và doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Với tình hình này còn tiếp diễn, theo dự báo của BIDV năm 2012 tăng trưởng GDP chỉ ở mức khoảng 4,8% đến 5,1% thấp hơn so với mức Quốc hội đề ra là 6% - 6,5%.
    Những dấu hiệu của nền kinh tế vĩ mô vừa qua như tăng trưởng thấp, tín dụng tăng trưởng âm, CPI giảm mạnh,…chưa hẳn đã là tốt cho nền kinh tế. Việt Nam ngày càng hội nhập sau rộng hơn với nền kinh tế thế giới, do đó những bất ổn của kinh tế thế giới được dự báo là chưa thể phục hồi những năm tới, điều này tác động đến Việt Nam, nên vẫn sẽ còn những khó khăn, thách thức.
    [​IMG]

    Doanh nghiệp “chết” lâm sàng
    Theo đánh giá chung của các Hiệp hội, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, và “nóng bỏng” bây giờ. Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản ngày càng tăng cao, nợ xấu tại các ngân hàng có xu hướng tăng, dấu hiệu đình đốn trong sản xuất đang lộ rõ nét,…
    Ông Phạm Chí Cường – Chủ tịch Hiệp hội thép cho biết, Hiệp hội có 116 thành viên, hiện có khoảng 75 doanh nghiệp đang sản xuất, hầu hết doanh nghiệp nào cũng khó khăn vì đầu ra không có, từ năm 2011 ngành thép bắt đầu đi xuống.
    Để nói công bố phá sản thì chưa, nhưng gần như doanh nghiệp đã chết lâm sàng, khoảng 10% có nguy cơ phá sản, và nhiều DN hiện nay không có sản lượng, không bán hàng.
    Ông Cường kiến nghị hiện nay nên giãn nợ cho các DN và giảm lãi suất cho vay để các DN có dòng vốn để tiếp tục sản xuất.
    Còn theo đại diện Hiệp hội chè, năm 2011 tất cả DN sản xuất chè đều gặp khó khăn và thua lỗ chỉ có một số DN xuất khẩu không tham gia sản xuất là không lỗ. Hiện nay, niên vụ mới đã bắt đầu nhưng có tới hơn 50% DN chưa đi vào sản xuất vì không có vốn, cũng như đang phải nợ ngân hàng. Một số doanh nghiệp coi như đã “chết”, nếu ngân hàng không giãn nợ thì DN sẽ dừng sản xuất, khi đó hàng triệu nông dân sẽ mất việc làm.
    Vị này kiến nghị, hỗ trợ vay với lãi suất thấp, giảm thuế VAT xuống 5% thậm chí là 0% để tạo điều kiện niên vụ mới vận hành thuân lợi.
    Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS, ông Ngyễn Văn Minh cho rằng, Hiệp hội hiện có 1457 hội viên, trên dưới 150.000 DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chiếm tỷ trọng lao động lớn nhất trên 6 triệu lao động. Là lĩnh vực nộp ngân sách nhiều nhất chiếm 60%.
    Riêng đối với DN bất động sản, nguồn vốn của mỗi DN trên dưới 100 tỷ đồng. Tài sản cố định chiếm 3,2 tỷ cho một lao động.
    Theo số liệu GSO, tỷ lệ lợi nhuận/vốn năm 2004 là 5,27%, nhưng hiện xuống chỉ còn khoảng 2,6%. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu khoảng 26,66% năm 2007 là mức cao nhất, hiện nay còn 16-17%. Như vậy, có thể đánh giá, lĩnh vực bất động sản có ảnh hưởng rất lớn đến đồi sống xã hội, và đang có chiều hướng đi xuống và khó khăn hơn.
    Về thị trường căn hộ Quý 1 năm 2012 giảm khoảng 10-15%, còn so với năm trước giảm 20-50%. Tại Tp.HCM giảm nhẹ hơn, vì thị trường đã xuống và trầm lắng từ năm 2008. Kinh doanh bất động sản cần rất nhiều vốn, và quay vòng mất từ 3-5 năm, đối với HN thì vất vả hơn nhiều, từ 2008 đến nay 836 dự án đều trong tình trạng chờ quy hoạch. Do đó, các khoản đầu tư thường đắp chiếu vài năm nay, các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản đang rất khó khăn.
    Ông Minh kiến nghị hiện nay cần hỗ trợ vốn cho người dùng cuối cùng để có khả năng mua bất động sản, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, khi thuế sử dụng đất, thuế VAT, thuế TNDN được miễn giảm sẽ góp phần giảm giá thành, hỗ trợ tích cực cho kích cầu thị trường.
    Cứu doanh nghiệp, nhưng liều thuốc chưa đủ
    Theo con số thống kê mà ông Nguyễn Hữu Cát, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra tại buổi tọa đàm, trong khoảng 600.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (97% doanh nghiệp VN) thì số lượng DN hoạt động bình thường chiếm 36%, DN khó khăn chiếm 39%, DN giải thể, phá sản chiếm 25%.
    Cái khó khăn lớn nhất là vốn, quy mô DN nhỏ nên phần lớn là đi vay. Tiếp cận vốn gặp nhiều khó khăn, nếu có vay được cũng không sản xuất được, mặc dù hạ lãi suất nhưng vẫn còn khá cao.
    Hàng tồn kho tăng rất nhanh tiêu thụ rất khó, và sản xuất thu hẹp lại.
    Nắm được thực trạng doanh nghiệp các ngành nghề đang rất khó khăn, và nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. NHNN mới đây đã có một loạt các giải pháp hỗ trợ và đã có tác động tích cực.
    Mới đây, Bộ tài chính đã đề xuất đưa ra gói cứu trợ DN về vấn đề thuế lên đến 29.000 tỷ đồng, sắp tới Chính phủ sẽ ra một Nghị quyết riêng đối với vấn đề này. Theo con số ước tính của Bộ tài chính, việc giãn thuế VAT khoảng 12300 tỷ đồng, giãn thuế TNDN khoảng 3500 tỷ đồng, miễn giảm các loại thuế khoảng 4500 tỷ đồng, giảm 50% tiền thuê đất khoảng 1500 tỷ đồng,…
    Ngoài ra, NHNN cũng vừa mới ra Thông tư 14 áp trần lãi suất cho vay 15%/năm đối với 4 nhóm lĩnh vực gồm nông nghiệp nông thôn, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và xuất khẩu.
    Theo ông Lê Văn Chung, chủ tịch VCEM, hiện nay chúng ta đưa ra giải pháp hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp nhưng chưa thực chất cứu doanh nghiệp. Trong khi đó, lãi suất cho vay ở nước ta từ 16-18% vẫn cao gấp 3 lần so với các nước xung quanh nên chi phí đầu vào sẽ tăng, cạnh tranh là rất khó.
    Trong nước tiêu thụ sản phẩm đã khó, xuất ra bên ngoài với giá vốn cao như vậy rất khó để cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp nguy cơ phá sản là rất cao.
    Vì thế, ông Chung cho rằng một số giải pháp mới được đưa ra cũng đã có động thái hỗ trợ tích cực cho DN nhưng “liều thuốc” này chưa cao để cứu sống được doanh nghiệp.
    Gia Hân

    Theo TTVN
  4. Cuong_dolaUSD

    Cuong_dolaUSD Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Cài này làm giảm bớt cái đầu đang quá hưng phấn.
  5. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.616
    III. Chính sách trần lãi suất tín dụng 15% ==> Giải pháp đẩy doanh nghiệp và TCTD ra xa nhau hơn

    Các doanh nghiệp khó khăn kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, vốn dĩ từ tháng 10 năm 2011, với lãi suất nào cũng vay nhằm lưu thông tài chính, tồn tại chờ tương lai. Các TCTD đang lượng lữ rất lớn khi lượng tiền tồn đọng quá nhiều, mà tín dụng chẳng dám giải ngân.

    Giờ đây với chính sách trần tín dụng này, việc giải ngân ko bù đắp đc nhiều rủi ro ==> ko còn tỏ ra hấp dẫn về lợi nhuận nữa==> các TCTD lại càng khắt khe hơn trong việc tăng trưởng tín dụng vì hiệu quả chả bao nhiêu mà nhỡ vớ phải thằng như Vinashin thì 05 năm làm quần quật ko bù đắp đủ.

    Các điều kiện cho vay, chắc chắn sẽ ngặt nghèo hơn nữa, doanh nghiệp đừng mơ hảo về sự hào phóng tín dụng của bank.


    ==> Khả năng tăng trưởng tín dụng âm thêm 01 - 02 quý cho tới khi vĩ mô có thay đổi
  6. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.730
    Vụ scandal tài chính đầu tuần thấy báo chí kín tiếng thía nhẩy, riêng 1 vụ vỡ nợ đã bằng cả gói cứu trợ của nhà nước ^:)^^:)^^:)^
  7. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.616
    Bác ko thấy ngay đầu tờ công văn là "MẬT". Lặng lẽ đọc và lặng lẽ biết.
    Đang họp được bác phụ trách sản xuất nói 1/3 trong 10 năm là tốt rồi. Thiết bị mua về đang vứt chỏng chơ, có tiền đâu mà làm. Đơn hàng nước ngoài chịu phạt rồi hủy.
  8. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.616

    Chả có bác nào "VOTE" em làm em chả có hứng gõ nữa. CHÁN!
  9. bochungkhoan

    bochungkhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhưng vào lúc nay xem ra có sáng suốt ;));));));));))
  10. vnindex1100

    vnindex1100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    373
    bạo phát thì sẽ có bạo tàn

Chia sẻ trang này