Gói giải pháp của Chính phủ cho thị trường chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi viettrader102, 05/03/2008.

3091 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 04:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 291 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Gói giải pháp của Chính phủ cho thị trường chứng khoán

    Giữa các biện pháp đang tiến hành như cho vay đầu tư chứng khoán có kiểm soát, không hạn chế các công ty tham gia niêm yết, thì việc siêu Tổng công ty SCIC có thể mua vào cổ phiếu là giải pháp khá mới được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán "đang cơn bối rối".
    > Chứng khoán đề nghị dừng giao dịch

    Cổ phiếu mà Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có thể được cho phép mua vào phải là loại có hiệu quả, có tính thanh khoản cao, và chỉ mua trong những trường hợp cần thiết.

    Trong văn bản do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký hôm 3/3 gửi tới Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán và các bộ ngành, Chính phủ yêu cầu áp dụng các biện pháp mạnh nhằm kìm chế lạm phát, thúc đẩy thị trường bất động sản và chứng khoán phát triển.

    Công việc của Bộ Tài chính là hoàn thiện "Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán", tạo điều kiện tăng cung hàng hóa, không hạn chế các công ty tham gia niêm yết trên sàn giao dịch; xác định tiến trình cổ phần hóa và IPO các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu với giá cao nhất làm chuẩn để IPO.

    Chỉ đạo của Chính phủ có sự khác biệt với nguyện vọng của một số nhà đầu tư cá nhân tại TP HCM, những người hôm 4/3 đã cùng kiến nghị tạm dừng đưa thêm cổ phiếu mới lên thị trường.

    Việc kiểm soát cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán tiếp tục được triển khai theo Quyết định 03, nhưng phải tuyên truyền rõ để tránh tạo yếu tố tâm lý cho rằng Nhà nước chủ trương thu hẹp thị trường.

    Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với chứng khoán chưa niêm yết sẽ được xem xét theo hướng bảo đảm được yêu cầu quản lý, giảm thiểu rủi ro và không được cao hơn mức áp dụng hiện nay đối với công ty niêm yết, đồng thời phù hợp với điều lệ của công ty.

    Chính phủ cũng xem xét khả năng cho phép thành lập chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam để quản lý, đồng thời thu hút có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường tính công khai minh bạch.

    Chính phủ cho rằng việc lập thêm các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại cổ phần cần phải được kiểm soát nhằm bảo đảm đầy đủ điều kiện và tiêu chí quy định. Bên cạnh việc phát triển số lượng, cần tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán ổn định và từng bước tăng trưởng để tập trung thu hút nguồn ngoại tệ đang có ở trong nước, tạm thời chưa phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài.

    Về các giải pháp kìm chế lạm phát, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành rà soát các quy chế, cải thiện môi trường đầu tư để huy động đủ vốn đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng. Đồng thời, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư, nhất là lĩnh vực đầu tư công, xem xét lại những công trình, dự án đọng vốn quá lâu, thậm chí đình hoãn những công trình chưa thật cần thiết. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

    Ngân hàng Nhà nước công bố và thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại để bảo đảm khả năng thanh toán, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc. Đồng thời tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đã công bố, bảo đảm phù hợp với tình hình diễn biến tiền tệ và khả năng chịu đựng của các tổ chức tín dụng.

    Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường; điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái phiếu, tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng.

    Ngoài ra, các ngân hàng cần tiếp tục thực hiện mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư, tính toán xem xét thứ tự ưu tiên việc việc mua ngoại tệ cho các đối tượng. Nghiên cứu triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước bằng đồng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tư ra nước ngoài. Tiếp tục điều hành tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng đôla Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hướng căn cứ vào cung cầu trên thị trường, với biên độ dao động ± 2%.

    Các giải pháp chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, các bộ ngành cần áp dụng các giải pháp chống đầu cơ bất động sản thông qua việc kiểm soát tín dụng, chính sách thuế, kết hợp với những biện pháp hành chính cần thiết.

Chia sẻ trang này