Gửi tiền ngân hàng có lợi hơn cả sản xuất : Cái cách giảm lạm phát quá đột ngột sẽ khiến nền kinh tế

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi diepvienxp, 23/02/2008.

3425 người đang online, trong đó có 533 thành viên. 11:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 481 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. diepvienxp

    diepvienxp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Gửi tiền ngân hàng có lợi hơn cả sản xuất : Cái cách giảm lạm phát quá đột ngột sẽ khiến nền kinh tế phải trả

    Nguy cơ đóng băng thị trường

    TT - Cảnh báo này đã được các ngân hàng (NH) thương mại đưa ra với UBND TP.HCM trong cuộc họp ngày 21-2, sau khi NH Nhà nước đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát.

    Nếu tình trạng này kéo dài, trước mắt có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) do khó vay vốn, lãi suất vay đắt đỏ hơn, có thể dẫn đến "bãi đầu tư? vì gửi tiền NH có lợi hơn sản xuất kinh doanh... Hậu quả cuối cùng là công ăn việc làm ít đi, tăng trưởng kinh tế chậm lại, nặng nề hơn đó là suy thoái kinh tế.

    Dấu hiệu đóng băng đã có trên các thị trường: chứng khoán, bất động sản, tiền tệ. Chứng khoán liên tục đỏ sàn. Khi mọi người e dè với chứng khoán thì nguồn vốn cho đầu tư sẽ hụt đi.

    Lúc này ít người dám mạo hiểm ôm tiền đi mua nhà, đất bằng mọi giá. Điều này khiến các DN bất động sản phải "lên ruột" vì khả năng dội hàng có thể xảy ra. Càng lo ngại hơn khi thị trường có nguy cơ nguội lạnh ngay thời điểm các DN bất động sản tăng tốc đổ tiền vào các dự án.

    Nhưng nguy hiểm hơn, đó là tình trạng đóng băng trên thị trường tiền tệ đã và đang tạo ra những nguy cơ mới cho nền kinh tế. Các NH vì phải đảm bảo khả năng thanh toán đã bắn tiếng hạn chế cho vay. Riêng các NH nhỏ, vì đã lỡ quá tay trong kinh doanh, bị hụt khả năng thanh toán nên phải dừng cho vay, đồng thời liên tục tăng lãi suất để thu hút vốn từ các NH khác, tạo nên sự nhốn nháo không đáng có trong hệ thống NH và làm hoang mang DN rằng việc vay vốn đã tắc vì... hết tiền.

    Tình hình này tạo tâm lý bi quan khi DN triển khai các dự án mới. Đã xuất hiện tình trạng "ăn theo" chủ trương thắt chặt tiền tệ để hưởng lợi. Một số DN và cá nhân có nhiều vốn, nhân NH "đói" tiền đã liên tục gây sức ép với NH để tăng lãi suất, nếu không sẽ rút đi gửi NH khác. Một số DN khác dù đến hạn trả nợ nhưng vì lo ngại NH không cho vay lại nên đã "cố thủ?, chấp nhận chịu lãi phạt. NH thì lấy cớ thiếu tiền đồng để tăng lãi suất cho vay. Nhiều NH ém vốn vì sợ khách gửi rút tiền đi, khách vay không trả nợ? Hậu quả là một lượng vốn khổng lồ của nền kinh tế bị đóng băng...

    Toa thuốc chống lạm phát đã được kê, thuốc đã bốc và con bệnh đã ngấm thuốc. Nhưng có lẽ toa thuốc đó quá nặng và con bệnh bị sốc. Cần phải ôn lại bài học chống lạm phát với cái giá phải trả rất cao trong những năm cuối của thập niên 1980. Khi đó, DN, người dân đã bán máy móc, nguyên vật liệu để gửi NH vì lãi cao hơn sản xuất kinh doanh. Hệ quả là sản xuất đình đốn, hệ thống NH rơi vào khủng hoảng với hàng loạt hợp tác xã tín dụng bị đổ vỡ...

    Chống lạm phát là việc phải làm nhưng không thể bằng mọi giá. Nhất là lúc này, chúng ta cần phải khai thác các lợi thế mang lại từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới cho tăng trưởng kinh tế. Nếu không, cơ hội sẽ đi qua...
    theo tuổi trẻ.
  2. diepvienxp

    diepvienxp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Được diepvienxp sửa chữa / chuyển vào 14:48 ngày 23/02/2008
  3. locphat6899

    locphat6899 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    203

    Lại đem bài chống lạm phát những năm 89-90 ra áp dụng vào năm 2008 thật là máy móc.Hồi đó cũng tăng lãi suất thu tiền đồng về thì thành công vì hàng hóa nằm rất nhiều trong dân và nền kinh tế mở cửa chưa nhiều.Bây giờ nền kinh tế đã hội nhập rồi thì nếu muốn giảm lạm phát nên giảm thuế cho doanh nghiệp xuống khoảng 15% thôi,dừng những chi tiêu không cần thiết của CP lại(xây đường,xây cầu . . .) mà ưu tiên cho các DN vay ưu đãi thế mới tốt và hạn chế cho vay tiêu dùng

Chia sẻ trang này