Hà nội 36 phố phường - những điều ít ai biết đến.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Market.au, 26/01/2013.

6628 người đang online, trong đó có 836 thành viên. 12:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4449 lượt đọc và 72 bài trả lời
  1. Market.au Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Sống ở phố cổ Hà Nội - Kỳ 1: Nhật ký một đêm phố cổ

    23/01/2013 9:41
    Phố cổ, một đêm đông rét mướt cuối tháng 12-2012. Ngõ 44 Hàng Buồm - một trong những con ngõ nhỏ hẹp thuộc dạng “top ten” phố cổ - phủ một màu tối đen như mực.

    Điểm sáng duy nhất là ánh sáng hắt ra từ tận sâu cuối con ngõ - khu vực bể nước tập thể.
    Hết cái này lại đến cái kia
    Trước khi đi ngủ, anh Hoàng Văn Xuân (một người dân trong ngõ) dẫn chúng tôi đi “tiền trạm” nhà vệ sinh và xem công tắc. Công tắc điện nằm ở ngay phía ngoài. Muốn đi vệ sinh phải bật công tắc điện ở ngoài này trước vì bên trong khu vực nhà vệ sinh rất tối. Đã thế, đường đi vào có một đoạn trần nhà chỉ cao chừng 1,3m, phải khom lưng chui vào.
    Nhà anh Xuân thật ra là một căn buồng nhỏ nằm lọt thỏm trên gác xép, dài chưa đến 3m, ngang 2,5m! Một phần của nhà cơi nới ngay trên lối đi tập thể. Phòng bên cạnh là nhà vợ chồng em trai anh. Tối nay gia đình người em về nhà ngoại ngủ.
    [​IMG]
    Một cô gái gội đầu ở khu bể nước tập thể tại ngõ 15 Hàng Điếu. Dọc theo bờ tường là những máy giặt được để trong thùng, khóa lại cẩn thận bằng ổ khóa riêng - Ảnh: My Lăng
    “Thỉnh thoảng vợ chồng con cái nó lại về bên ngoại ngủ vì ở đây chật, bí bức quá”, anh Xuân giải thích. Vợ anh Xuân đã về quê mấy tháng ngay sau ca phẫu thuật vì không thể leo lên leo xuống căn nhà chỉ với những mấu sắt cắm vào tường. Để có chỗ ngủ cho khách, con trai anh phải lánh sang nhà bạn. Một chủ nhà, hai khách. Bề ngang của nhà chỗ nằm ngủ chỉ vẻn vẹn đúng sáu ô gạch. Mỗi người chia nhau hai ô vuông.
    Chúng tôi nằm thẳng đuột, chân quay ra vuông góc với lối đi lên nhà. Cái tĩnh lặng của đêm trong lòng phố cổ thỉnh thoảng lại bị xé nát bởi tiếng còi xe, tiếng động cơ chạy qua lại vọng xoáy vào tận trong nhà, âm âm xuống nền bêtông nơi chúng tôi nằm. Khi chúng tôi đang thiu thiu thì tiếng dép lê dài loẹt quẹt, tiếng guốc lọc cọc, tiếng đồ vật chạm vào nhau lạch cạch, tiếng đóng mở hộc tủ gỗ phầm phập, tiếng cười nói chộn rộn xôn xao cả lối đi ngay phía dưới nhà. Anh Xuân bảo: “Nhà chị Bảy bán xôi gà dọn hàng về đấy. Mùa đông bán xôi ế nên hơn 12g đêm mới dọn”.
    Khó mà chợp mắt đánh liền một giấc vì vừa hết cái thanh âm của chén đũa va vào nhau lách cách mãi một hồi lại đến tiếng loa ******* phường nhắc nhở đám đông giải tán lao xao; đang mơ màng thì tiếng bước chân, tiếng đồ vật như là inox rơi xuống sàn nhà, tiếng xả nước ào ạt từ phía trên trần nhà dội xuống rõ mồn một. Anh Xuân nói như “thuyết minh”: “Đấy, người ta đang đi vệ sinh đấy. Nghe tiếng nước chảy là biết đàn ông hay đàn bà đi. Ở trên làm gì là ở dưới này nghe thấy hết”.
    Đang chập chờn, chúng tôi lại mở choàng mắt khi nghe tiếng giày vọng lên phía dưới nhà. “Anh Thái làm nghề lái xe ở trên gác hai mới đi làm về đấy. Vậy là tầm một rưỡi, hai giờ sáng rồi”, anh Xuân cho hay. “Ở đây một là lăn ra ngủ như chết thì mới ngủ được. Tôi bao nhiêu năm nay chả đêm nào ngủ no giấc. Một đêm dậy 2-3 lần. Cứ nằm một chốc lại nghe tiếng chân loạt xoạt, lạch cạch thế này đố ngủ được”, anh Xuân vừa nói vừa ngáp dài, mắt díu lại. Dường như ở cái ngõ này chỉ cần nghe tiếng bước chân anh đã biết là ai và lúc đó là mấy giờ.
    Tầm 3g sáng, tiếng lục cục, lạch cạch mở thứ gì đó như là nắp gỗ, rồi tiếng múc nước, rồi tiếng mẹ anh Xuân khàn khàn gọi vọng lên gác xép: “Xuân ơi, mở khóa nước bơm không sáng ra lại hết nước đấy”. Cụ đã hơn 80 tuổi, nằm ngủ ở căn buồng dưới trệt. Anh Xuân lại lọ mọ bật dậy leo xuống dưới...
    Đủ thứ mùi vị
    Trằn trọc mãi không ngủ được, thấy ánh sáng nhấp nháy, mở mắt ra tôi thấy anh Xuân đang... bật tivi, tắt hết tiếng. Nhìn đôi mắt anh trĩu xuống rõ mệt mỏi. Đã 3g25 sáng.
    Mới diu díu mắt được một lát, chúng tôi lại bị đánh thức khi nghe tiếng dép đi loẹt xoẹt, tiếng bước chân gấp gáp phía dưới đường đi. “5g, 5g30 rồi đấy. Nhà chị Hoan đi chợ lấy hàng về làm bún chả trưa bán đấy”, anh Xuân nói khi thấy chúng tôi trở mình. Những âm thanh chộn rộn ngay dưới đường đi khiến chúng tôi không thể chợp mắt được nữa. Buổi sáng ở phố cổ bắt đầu từ rất sớm như thế.
    Mùi than tổ ong quyện đặc làm khen khét cả không khí trong trẻo của sớm mai. Chúng tôi còn nhớ khi lần trước đến, vào buổi chiều, khu sinh hoạt tập thể này vốn đã nhỏ hẹp lại càng trở nên chật chội mỗi khi chiều đến. Người đi làm, đi học về, các chị lo việc nấu nướng... tất cả dồn vào con ngõ nhỏ. Ở góc cầu thang dẫn lên những hộ gia đình trên gác này, 4-5 bếp than tổ ong đỏ rực lửa. Người luộc rau, người thì luộc trứng, rán cá, kho thịt... chen chúc nhau ở cái khoảng không chưa đến 2m2.
    Dưới khu bể nước, thau chậu, rổ rá bày la liệt. Các bà các chị nhặt rau, làm cá, thái thịt, vo gạo... cứ người này đứng lên là người kia bước vào. Nền nhà nhớp nháp ướt rượt. Mùi tanh tanh của thực phẩm tươi sống quyện vào mùi khen khét của gần chục bếp than tổ ong cùng hàng tá thanh âm hỗn độn, những bước chân vội vã... tạo nên một thứ không gian rất lạ, rất riêng của chiều trong lòng phố cổ.
    Dù sao ở đây mỗi nhà đã có nhà tắm riêng cũng không còn cảnh chờ đợi đánh răng, rửa mặt mỗi sáng như khu tập thể đường sắt 15 Hàng Điếu. Ở đó, chờ đợi được coi như nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày. Ông Phạm Đức Ninh, một người dân ở tầng hai, cho biết: “Tầm 6-7g sáng, mọi người ngồi thành dãy múc nước đánh răng, đi vệ sinh, giặt giũ. Mọi nhà đến giờ cơm nước đều vo gạo, rửa rau, làm cá... cũng ở sân tập thể này.10-11g trưa mọi người lại tập trung nấu nướng. Đông nhất là tầm 4-5g chiều. Hãi nhất là mùi bếp than, bếp dầu và mùi thức ăn lùa vào”. Điều đặc biệt nữa là các nhà ở đây đều... không có giường. Họ ngủ trên chiếu trải trên nền đất.
    Ở đây chỉ có hai hộ trên gác hai làm được nhà vệ sinh khép kín trong nhà do có cống nước sẵn. 19 hộ còn lại dùng chung hai nhà vệ sinh tự hoại từ thời Pháp. “Nói là hố xí tự hoại nhưng không có chế độ tự động mà phải giội nước. Có người không ý thức, giội bẩn hoặc chả thèm giội. Trước chỉ có một cái, sau thấy nhà để đi tiểu rộng quá, cải tạo thành một hố xí ngồi xổm. Giờ không thể cải tạo vì nhà này đã 100 năm, đục vào tường sợ sập mất”, ông Ninh cho hay.
    Khu tập thể có 70 con người nhưng chỉ có một nhà tắm công cộng. Bà Vũ Thị Thân, một người dân, cho biết: “Có người tắm lâu người tắm nhanh. Có người đợi lâu quá vừa bỏ vào, ra thì bị người khác xí mất. Thế là cãi cọ. Mùa đông lạnh muốn mắc bình nóng lạnh cũng không được. Chả lẽ mỗi nhà một bình nhưng chỗ đâu mà để hết. Mùa hè nóng nực quá cũng muốn tắm sớm, thế là các bà phải rủ nhau... tắm chung cho tiết kiệm thời gian. Có khi phải đến 12g đêm mới được tắm. Ở phố cổ khổ thế đấy...”.
  2. Market.au

    Market.au Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2012
    Đã được thích:
    16
    Kỳ 3: Ngõ siêu nhỏ
    25/01/2013 10:07
    Ở phố cổ Hà Nội có khá nhiều ngõ ngách chật hẹp. Nhưng mọi sinh hoạt dân phố đều lệ thuộc vào những cái ngõ siêu nhỏ này.

    >> Kỳ 1: Nhật ký một đêm phố cổ

    Người béo phải nghiêng, người cao phải cúi

    “Ở cái ngõ này người béo phải đi nghiêng, người cao phải cúi” - bà Nguyễn Thị Huệ (68 tuổi), một cư dân của ngõ 24 Hàng Điếu, cho biết. Con ngõ ấy nơi hẹp nhất chỉ 49,5cm, chỗ rộng nhất 61,5cm, nơi thấp nhất 1,68m. Ngõ không dài nhưng phần phía trong không có ánh sáng trời nên 24/24 tối mù mịt, muốn đi vào trong ngõ phải bật đèn từ ngoài. Đã thế có đoạn lại trồi lên mấy bậc ximăng, đi ban ngày bật đèn pin không cẩn thận vẫn ngã dúi dụi.

    Ngõ siêu nhỏ 1
    Ngõ 24 Hàng Điếu chỉ vừa khít một người đi - Ảnh: My Lăng

    “Trước nó rộng được 70cm, vách bằng liếp hơn 20 năm. Năm 2004 người ta lấy lại tường, xây tường con kiến nên mới chật như thế”, bà Huệ cho hay. Ngõ nhỏ đến mức bế cháu nhỏ phải bế thẳng, nếu bế bên hông phải đi nghiêng song song với bờ tường. Đang đi mà có người ở ngoài muốn vào phải nhường nhau một người đi trước. Ngõ hẹp đến nỗi khi có việc dắt xe đạp ra phải ép sát lưng vào tường, phải lách, phải nhích từng chút một. “Đánh vật với nó ít nhất 10 phút mới ra được dù ngõ chưa đến 20m”, bà Huệ chia sẻ.

    Căn nhà bà Huệ trước là hầm trú máy bay. Vì nhà quá nhỏ nên khi con dâu bà sinh đứa thứ hai, vợ chồng người con út đã xin về nhà ngoại bên phố Khâm Thiên. “Thoắt cái đã 14-15 năm. Ngày đám cưới nó tôi phải mượn nhà người bạn ở 37 Hàng Điếu, mượn luôn cả lối đi dọc phố lấy chỗ đặt bàn” - bà Huệ trầm ngâm hồi tưởng.

    Kỷ lục con ngõ nhỏ nhất thuộc về ngõ 34 Hàng Da với chỗ rộng nhất 60cm, nơi hẹp nhất chỉ có 46cm do lồi ra một cột chống ximăng. “Năm 1980, người ta đục bớt một góc cái bờ tường lồi ra ấy, vừa đúng chỗ tầm tay để dắt xe đạp ra chứ nó nhỏ quá, không ngồi lên xe mà đi được” - ông Lê Thanh Bình (45 tuổi), một người dân trong số nhà 34 Hàng Da, cho biết.

    “Ở ngõ tôi, tất cả những ai có xe đều đưa hết ra vỉa hè khóa lại, cũng phải đến 10 chiếc. Được cái ở đây rất an ninh, lại gần bar, có người thức đêm bán hàng nước và taxi đỗ nhiều, mười mấy năm nay chưa bao giờ mất xe” - anh Hoàng Văn Xuân, một người dân ở ngõ 44 Hàng Buồm, cho biết.

    Cũng có người không dám đi xe tay ga xịn, phải đổi xe khác. Đó là câu chuyện có thật của anh Ngô Văn Tín ở ngõ 80 Đồng Xuân. “Ngày mới về đây tôi đi xe Dylan, ở được 2-3 ngày tôi phải bán rẻ đi mua xe Dream. Người ở đây hạn chế xe tay ga, chỉ mua xe rẻ tiền. Xe tay ga vào đây hay bị sứt sát. Đến cái xe máy nhỏ còn phải tháo núm, bẻ bớt một bên gương, đi vừa khít hai vai”, anh Tín chia sẻ.

    Ngõ siêu nhỏ 2
    Rửa chén bát ngay tại lối đi chung là hình ảnh quen thuộc ở rất nhiều con ngõ trong phố cổ (ảnh chụp ở 14-16 ngõ Gạch) - Ảnh: My Lăng

    Tắt điện là không nhìn thấy nhau

    Ít ai ngờ phía trên tầng hai của căn biệt thự cổ ở 14-16 ngõ Gạch lại là những căn phòng bằng gỗ, ván ép đã mấy chục năm nay, đêm cũng như ngày, chìm trong bóng tối ảm đạm, hun hút. Bật đèn pin từ điện thoại để dẫn chúng tôi vào thăm nhà, bà Nguyễn Thị Nga (55 tuổi) bảo: “Những nhà ở trên gác này ai cũng mua điện thoại có đèn pin để lên cầu thang, ngày cũng như đêm. Nhà lúc nào cũng phải có điện 24/24. Tắt điện là không nhìn thấy nhau”.

    Hai cánh cửa nhà bà Nga chỉ mở được một bên (rộng 40cm), vừa đủ để một người đi vào. Nếu mở thêm một cánh nữa thì chướng ra lối đi chung. “Dân phố cổ ở chật chội vậy đấy. Ngày cưới tôi, nhà trai nhà gái đứng hết ở ngoài, chỉ một số đại biểu vào, nháo nhào một tí rồi về”, bà Nga vừa bước vào nhà vừa nói.

    Sáu người, 14m2. Gác xép thì mọt, trở mình một cái là ẽo ọt. Mẹ chồng và mấy mẹ con bà Nga nằm ngủ ngay dưới sàn gỗ, là chỗ đi lại hằng ngày. Bề ngang chỗ ngủ chưa được 2m, xoạc chân là hết. “Mẹ chồng tôi đã 85 tuổi. Hằng tháng mới tắm gội cho cụ một lần vì cụ mắt kém, đi lên đi xuống cầu thang rất nguy hiểm. Mùa hè ở đây nóng như cái lò, nóng hơn ngoài đường, phải đổ hết ra đường tránh nóng. Đêm một người phải hai quạt. Tôi muốn gắn cái điều hòa nhưng không lẽ lại treo máy điều hòa lên liếp” - bà Nga than thở.

    Con trai bà Nga năm nay 25 tuổi, làm nhân viên lái xe điện. Anh đã có người yêu được hai năm nhưng chưa dám dẫn bạn gái về nhà. “Có lần nó hỏi tôi: mai này con lấy vợ lễ gia tiên ở đâu. Tôi bảo làm lễ ở nhà gái thôi. Tôi động viên con: lấy vợ rồi mẹ thuê nhà cho ở... Khổ, nhà cửa thì bé tin hin. Cái cầu thang bê một mâm cơm lên phải lượn lách. Ngày 28 tết năm đầu tiên về đây tôi bị trượt chân vì cầu thang gỗ ọp ẹp, sẩy thai đứa đầu lòng”.

    Chuyện tang ma ở ngõ nhỏ

    Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày chưa phải là đỉnh điểm cho cái sự chật chội, ngột ngạt ở phố cổ. Khổ sở nhất là khi có người cần cấp cứu hay tang ma.

    “Vừa rồi ông Thạch cấp cứu lúc nửa đêm, xe bệnh viện đến đậu ngoài đường nhưng cáng cứu thương không sao lọt vào được, hàng xóm cõng ra cho kịp chứ không thì nguy”, anh Hoàng Văn Xuân kể. Còn ông Nguyễn Trọng Hào, ngõ 51 Hàng Bạc, cho biết: “Cấp cứu phải dùng cáng nhỏ. Còn không vào được thì phải cõng ra đường. Bị ốm chưa sợ bằng trong nhà có người chết. Con ngõ nhỏ đến cái xe đạp mini phải vừa dắt vừa lách mới vào được thì khênh áo quan đi làm sao lọt. Cho nên gia đình nào có ông bà trên 80 tuổi, ốm nặng, con cháu phải đưa ngay đến bệnh viện. Khi mất là đưa về nhà tang lễ Phùng Hưng chứ để trong nhà, mất, liệm rồi đưa thế nào ra ngoài được. Lúc đầu có gia đình có người mất trong nhà, phải quấn lại rồi chờ nhà tang lễ đến, loay hoay mãi mới đưa ra ngoài được. Sau lần đó, những hộ gia đình ở đây đều rút kinh nghiệm”.

    Trên bờ tường ngay góc cầu thang của ngôi biệt thự cổ số nhà 14-16 ngõ Gạch vẫn còn dấu vết rất đặc biệt. Đó là một mảng tường hình chữ nhật đứng được trám lại bằng gạch, ngay góc cầu thang dẫn lên những hộ gia đình trên tầng hai. Bờ tường đó là một phần nhà anh Nguyễn Văn Khánh ở tầng trệt. “Ngày ấy trên tầng hai và gác ba còn nhiều ông bà già. Khi có người mất đưa áo quan xuống rất vất vả vì bị kích một phần ở chỗ gấp khúc của cầu thang. Nhà anh Khánh có một phía tường nằm áp vào cầu thang nên khi anh ấy xây nhà, những người trên gác đấu tranh mãi. Cuối cùng anh ấy cũng đồng ý. Đáng lẽ phải xây tường vuông vức nhưng có một khoảng chừa ra, che lại bằng ván liếp, như là tường nhà bị bom rơi trúng một lỗ hổng để lượn áo quan xuống không bị kích. Nghĩ cũng áy náy với nhà anh ấy vì mỗi lần như thế là anh ấy phải tháo miếng ván liếp ra, áo quan đưa vào cả một khoảng trong nhà người ta...” - bà Nga cho biết. Bây giờ người già trên gác không còn nữa. Nhà anh Khánh đã xây kín lại. Nhưng dấu vết của lần trám ấy vẫn còn hằn rõ trên bờ tường.
  3. minhduc2003

    minhduc2003 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2011
    Đã được thích:
    2.121
    1m2 giá 1 tỷ đấy. Ai cũng không muốn đi vì mình đi thì thằng ở lại nó hưởng thế là chết chùm với nhau
  4. KeTamThan

    KeTamThan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    63
    Đố các chú: phố nào ngắn nhất khu phố cổ?
    ( Khu phố cổ tạm coi là khu Hoàn Kiếm nhé, chứ mấy khu Hà Lội nở rộng thì tớ cũng chịu!)
  5. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Phố Hồ Hoàn Kiếm.
  6. KeTamThan

    KeTamThan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    63
    Yes!
    Thế phố nào chỉ có 1 số nhà?
  7. trader_huyvan

    trader_huyvan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    101
    phố Tù :)>-
  8. KeTamThan

    KeTamThan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    63
    Yes! (Phố Hỏa Lò)
    Phố Hàng Lọng hiện giờ là phố nào?
  9. trader_huyvan

    trader_huyvan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/05/2010
    Đã được thích:
    101
    nê ruẩn phỏng
  10. KeTamThan

    KeTamThan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    63
    Không chơi Google đâu nhé!

Chia sẻ trang này