HA NOI MOI Signal ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi meohoang145, 10/06/2009.

6028 người đang online, trong đó có 931 thành viên. 09:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 310 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. meohoang145

    meohoang145 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2008
    Đã được thích:
    0
    VN - index tăng liên tiếp với tốc độ phi mã:
    Đâu phải bỗng nhiên hưng phấn
    10/06/2009 07:41

    Các nhà đầu tư tại sàn chứng khoán ACB. Ảnh: Trung Kiên

    (HNM) - Sau 6 phiên giao dịch, VN-Index tăng liên tiếp với tốc độ phi mã. Trước khi bước vào phiên giao dịch hôm qua (9-6), hầu hết nhà đầu tư đều thấp thỏm mong thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ có phiên điều chỉnh.

    Chưa bao giờ, kể cả những thời điểm tưng bừng nhất của TTCK Việt Nam trong các năm 2006, 2007 nhà đầu tư lại có tâm trạng kỳ lạ như bây giờ: muốn thị trường dừng lại chốc lát để nghỉ ngơi, tích lũy, lấy sức chạy tiếp, nhưng thị trường lại nhất định không chịu "chiều" các nhà đầu tư...


    Xuất hiện dấu hiệu bền vững

    Bỏ mặc TTCK Mỹ qua hai phiên liên tiếp giảm điểm nhẹ, có thể coi đó là cái cớ khá hợp lý để TTCK Việt Nam điều chỉnh, phiên giao dịch hôm qua (9-6) lại trình làng một kiểu điều chỉnh đầy "thách thức" với những nhà phân tích, nhà đầu tư thiên về sự thận trọng, cảnh giác cao khi VN-Index đã vượt ngưỡng 500 điểm và thị trường tăng quá "nóng": Giảm điểm "lấy lệ" ở giữa phiên, kết thúc phiên giao dịch VN-Index vẫn tăng mạnh, bỏ khá xa mốc tâm lý 500 điểm với hàng loạt kỷ lục lịch sử mới về khối lượng giao dịch (hơn 132 triệu cổ phiếu - CP) và giá trị giao dịch (hơn 5.000 tỷ đồng) mà trước giờ mở cửa chắc chẳng ai có thể nghĩ tới. TTCK Việt Nam sau các cơ hội "trăm năm mới có một lần" của năm 2006, cơ hội vàng của năm 2007, thì nay lại thêm câu chuyện thần kỳ của mùa hè năm 2009. Điều lý thú ở đây là người phát hiện ra cơ hội, người dốc sức đầy quả cảm khơi dòng xu thế lại không phải là các học giả, các nhà kinh doanh chuyên nghiệp đã từng "chọc trời khuấy nước" từ Tây sang Đông, họ chỉ khiêm tốn trong danh vị nhà đầu tư cá nhân, hầu hết là nhỏ lẻ và thường được nhắc đến với đặc trưng "chụp giật, bày đàn". Chính những nhà đầu tư kiểu này có lúc đã cười phá lên, khi thấy các đại gia bán ròng cả tháng trời, bán như tống táng đi cái của nợ, bán từ lúc CP này chỉ ở mức giá còn 13.000 đồng/CP (không bằng giá một củ su hào trong những ngày Hà Nội mưa lụt) để sau đó CP này tăng một mạch đến hôm qua lên sát 60.000 đồng/CP - đó là CP BVS của Công ty Chứng khoán Bảo Việt. Trường hợp các "đại gia" mấy tháng qua và giờ vẫn đang "liệng vàng" đi có rất nhiều ví dụ. Trong nghề kinh doanh chứng khoán có khái niệm "dòng tiền thông minh" để chỉ dòng vốn của các nhà đầu tư tổ chức. Trước thực tế thị trường khởi sắc, tăng trưởng mạnh, đã xuất hiện dấu hiệu bền vững (chỉ điều chỉnh ngắn, nhẹ, rất khó điều chỉnh sâu) nhiều nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng đứng ngoài, ngâm ngợi câu châm ngôn "lãi ít hơn lỗ ít", có nhà phân tích đã phân vân, chả biết ai thông minh hơn ai, chả biết dòng tiền của ai đáng gọi là thông minh? Còn giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài công khai thừa nhận: Chắc chắn chúng tôi không thông minh, vì chúng tôi đã giải ngân vào thời điểm giá CP ở mức đỉnh.


    Thoát khủng hoảng đón kinh tế phục hồi

    Thời gian gần đây, thị trường luôn có sự trái ngược giữa diễn biến thực với phân tích cơ bản và bảng biểu kỹ thuật của những nhà phân tích chuyên nghiệp đưa ra. Có những phân tích đọc đi đọc lại thấy rất thấu đáo, sâu sắc, phản ánh sự tỉnh táo của người ngoài cuộc đến mức lạnh lùng. Nhưng chỉ hết buổi sáng hôm sau những nhận xét, phán đoán vừa làm ta phải giật mình, bái phục đã trở thành sai bét. Rất nhiều cảnh báo, gần như khẳng định, thị trường đang tăng rất nóng, điều chỉnh là tất yếu, tăng nóng từ tháng 4, qua tháng 5 bây giờ là tháng 6 vẫn tăng nóng và cứ tăng. Nếu tin theo những chỉ bảo như thế thì thiệt hại cho nhà đầu tư là không kể xiết. Bởi vậy, có nhà đầu tư cá nhân đã bộc bạch: Tôi khuyên người chơi CK hãy tự mình nghiên cứu để có quyết định đúng. Các nhà phân tích hầu hết đều nói nước đôi vì sợ sai (vốn thường thấy) hoặc họ phân tích rập khuôn kiểu khuyên thoát ra khi TTCK đi lên và vào khi đi xuống. Chỉ một số ít, rất ít dám mạnh dạn đưa ra dự báo theo tình hình thực tiễn mà thôi. Tôi đã mạnh dạn không nghe theo lời chuyên gia và đã giữ lại CP. Tôi không cho là thị trường tăng nóng. Tôi cầm CP lúc nó đang rơi xuống dưới 1.000 điểm, không ai bảo nóng cả. Giá hiện nay vẫn là rẻ. Và mức giá này có được là nhờ khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu không thì khó có cơ hội như vậy... Chỉ khi nào VN-Index lên cỡ 900-1.100 điểm mới xem là nóng.

    Nhìn nhận TTCK Việt Nam vào thời điểm này, không ít người cho rằng nhà đầu tư quá say đến mức mê hoặc, thị trường bị dẫn dắt bởi tâm lý và yếu tố đầu cơ, niềm tin là tất cả. Sự thật có phải là như vậy? Ý kiến các nhà đầu tư nêu trên đã giải đáp một phần câu hỏi này. Với các nhà đầu tư, hơn ai hết họ hiểu thế nào "của đau con xót", "đồng tiền liền khúc ruột" họ không thể là những người "duy cảm". Hơn nữa thông tin giờ đây tràn ngập 24/24 giờ, họ luôn căng mắt, căng tai ra theo dõi. Chẳng ai thiếu thông tin, chỉ cơ hội thì không phải ai cũng dễ nhận ra. Có nhà đầu tư đã rỉ tai nhau: Động lực của TTCK năm 2006 là Việt Nam chuẩn bị ra "biển" lớn, cuối năm 2007 là sự bật dậy bù đắp thiệt hại của 6 tháng đầu năm, còn động lực của thị trường trong mùa hè năm 2009 là đón đầu thoát ra khủng hoảng, kinh tế phục hồi. Những nhận xét như thế không thể nói là "cảm tính, bày đàn".


    Tâm lý của các nhà đầu tư không bỗng nhiên có thể hưng phấn, niềm tin kỳ vọng càng không thể từ trên trời rơi xuống. Nó được nhào nặn chắt lọc từ hàng núi thông tin được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng về triển vọng kinh tế thế giới và trong nước. Tất nhiên, phàm cái gì là "quá" đều có thể dẫn đến mất cân bằng, là không tốt. Còn thị trường hôm nay xanh, mai đỏ là chuyện bình thường, còn rủi ro là một thuộc tính của kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh chứng khoán.

    Nguyễn Viết Sơn

Chia sẻ trang này