HAR - Huyền thoại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi longkted, 03/10/2017.

7377 người đang online, trong đó có 996 thành viên. 16:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 40070 lượt đọc và 277 bài trả lời
  1. longkted

    longkted Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    865
    CÂU CHUYỆN UNILEVER - VẠN SỰ KHỞI ĐẦU TỪ XÀ PHÒNG
    Unilever là tập đòan sản xuất hàng tiêu dùng đang sở hữu những thương hiệu lớn như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo...với hơn 300 000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên thế giới cùng mức doanh thu hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 55 tỷ euro. Ngành sản xuất thực phẩm của Unilever đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nestlé.

    [​IMG]
    William Lever – một công dân Anh, người sáng lập ra Unilever, chính là người đầu tiên tạo dựng nên ngành công nghiệp sản xuất xà phòng vào cuối thế kỷ XIX. Thừa hưởng một doanh nghiệp do cha mình để lại, William đã tạo dựng ra một nhà máy sản xuất của riêng mình và trở thành công dân giàu có nhất của Vương quốc Anh lúc bấy giờ.

    Ông là người đầu tiên nghĩ tới việc kinh doanh không chỉ xà phòng mà còn cả nhãn hiệu. Các chiến dịch PR của ông nhằm quảng bá cho các sản phẩm của mình đã đi vào lịch sử marketing thế giới. Tuy nhiên, để có được vị trí như ngày hôm nay, tập đoàn này cũng đã trải qua nhiều khó khăn tưởng chừng như khó mà vượt qua nổi. Bài viết này tóm lược từ Đường đến sa mạc và trở về* - cuốn sách đề cập khá đầy đủ về cuộc cải tổ hoàn hảo nhất của Unilever.

    Vạn sự khởi đầu từ… xà phòng
    William Hesketh Lever sinh ngày 19/91851 tại thành phố Bolton thuộc miền bắc nước Anh, là người con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái. Và cậu cũng là người duy nhất trong gia đình được cha mẹ bàn giao công việc kinh doanh trà, cà phê, hạt tiêu cùng một số mặt hàng tiêu dùng khác.

    Năm mười sáu tuổi, William rời trường học để bước vào môi trường kinh doanh sôi động của gia đình. Công việc kinh doanh tiến triển tốt, và chỉ một thời gian ngắn sau, Lever trở thành một thương gia kinh doanh hàng thực phẩm danh tiếng tại Liverpool và Manchester. Từ năm 1874, khi William tròn 23 tuổi, công ty của anh chuyển hướng sang kinh doanh xà phòng. Theo thói quen của mọi người thời bấy giờ, sản phẩm này thường được cung cấp cho các cửa hàng ở dạng thanh hoặc cục, theo đó, nếu khách hàng chỉ cần mua một mẩu nhỏ, người bán hàng sẽ thái một khoanh nhỏ như khoanh giò, gói vào mảnh giấy và bán cho khách hàng.

    Thời bấy giờ, loại xà phòng của Lever là Lever’s Pure Honey (mật ong nguyên chất của Lever) được coi là sản phẩm bán chạy nhất. Trước đây, xà phòng là một sản phẩm không bản sắc, không hương vị và được sản xuất bởi hàng chục nhà máy nhỏ lẻ. Nhưng mùi vị và chất lượng đặc biệt của loại xà phòng Lever's Pure Honey đã góp phần làm thay đổi diện mạo ngành sản xuất và kinh doanh xà phòng.

    Năm 1884, Lever mua cho mình một xưởng sản xuất xà phòng nhỏ. Điều này giúp ông không còn phải phụ thuộc vào việc mua xà phòng của các nhà cung cấp hiện hành đồng thời hoàn toàn kiểm soát được thành phần cũng như chất lượng, mùi vị của sản phẩm. Sau nhiều năm kinh doanh và gặt hái thành công trong lĩnh vực xà phòng, một lần nữa Lever lại cho tung ra sản phẩm xà phòng chất lượng cao với tên gọi Sunlight (ánh sáng mặt trời).

    Chính sự xuất hiện của loại sản phẩm này mà các tờ báo đã đồng loạt đưa tin rằng làn da phụ nữ thường yếu hơn da nam giới vì phụ nữ phải tiếp xúc hàng ngày với loại xà phòng kém chất lượng, và Sunlight chính là sản phẩm “mềm mại” giúp cho phụ nữ bảo vệ làn da của mình một cách hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, điều thú vị nhất vẫn là chương trình quảng cáo về người đẹp Gvendolin. Vì buồn bã và tuổi tác mà người phụ nữ xinh đẹp này trông ủ rũ với làn da khô nẻ. Nàng sử dụng nhiều loại xà phòng nhưng rốt cuộc cũng không hiệu quả. Một người bạn đã khuyên nàng sử dụng loại xà phòng Sunlight.

    Vậy là giới phụ nữ ào ào đổ xô mua loại xà phòng này. Để kích cầu, nhà sản xuất đã đưa ra một chế độ khuyến mại hiệu quả. Cứ mỗi một hộp xà phòng Sunlight đều tương ứng với một khoản tiền nhất định nào đó. Với khoản tiền tương ứng số hàng mua, người tiêu dùng thoải mái lựa chọn sản phẩm nào mà họ yêu thích. Mức thưởng hồi đó không hạn chế, vì vậy mà dẫn đến nhiều trường hợp buồn cười. Ví dụ, một khách hàng đã nghĩ ra cách thu thập 25 nghìn hộp xà phòng để đổi lấy một chiếc xe hơi trị giá 250 bảng Anh và một số xe đạp giá 9 bảng.

    Chính nhờ vào các chiến dịch tiếp thị hiệu quả mà chỉ trong vòng một năm, nhà máy sản xuất xà phòng của Lever đã tăng trưởng từ 20 đến 450 tấn/tuần và Sunlight đã trở thành một trong những loại xà phòng nổi tiếng nhất tại Anh. Sự thành công này đã tạo ra cho Lever động lực để bứt phá hơn nữa. Lever quyết tâm xây dựng một nhà máy sản xuất xà phòng quy mô lớn. Ông mua 23 hecta đất trên bờ sông Mersey. Dự án sản xuất xà phòng được một kiến trúc sư nổi tiếng người Liverpool có tên là William Owen thiết kế và bắt đầu khởi động vào tháng 3/1888. Kể từ đây, Lever đã mở thêm ba nhà máy sản xuất xà phòng mới tại Anh.

    Năm 1890, Lever mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình ra khỏi biên giới nước Anh. Ngoài nhà máy tại Mỹ, Lever còn “bành trướng” sang tận Úc, Canada, Đức và Thụy Sĩ. Ngay tại quê hương của mình, vào năm 1911, Lever Brothers chiếm một thị phần rất lớn, cứ ba bánh xà phòng trên thị trường thì có một bánh xà phòng là sản phẩm của Lever. Năm 1906, Lever mua lại Vinolia – một công ty sản xuất xà phòng, năm 1910 – mua lại Hudson's – một hãng sản xuất bột giặt lớn ở Anh. Còn từ 1910 đến 1915, ông mua thêm ba công ty chuyên sản xuất xà phòng Anh mà một trong số đó chính là Pears, một đối thủ chính của Unilever.
    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Lever tiếp tục “bành trướng” sang tận châu Phi. Năm 1918, ông được bầu chọn làm thị trưởng thành phố Bolton. Ông mất năm 1925 – bốn năm trước khi diễn ra “cuộc sáp nhập thế kỷ” mà con trai ông thực hiện với Liên minh bơ tại Hà Lan để tạo ra một Unilever đẳng cấp trên thế giới.

    Cuộc sáp nhập thế kỷ

    Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã củng cố thêm vị trí của Unilever trên thị trường nội địa cũng như quốc tế. Lever mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình sang lĩnh vực sản xuất bơ thực vật (margarin).

    Mặc dù margarin được phát minh tại Pháp song những nhà máy sản xuất loại bơ thực vật đầu tiên trên thế giới lại được người Hà Lan xây dựng vào thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước. Hai trong số những nhà máy lớn nhất ở Hà Lan chính là Jurgens và Van Van den Berg. Đối tượng chính sử dụng loại bơ rẻ tiền này chính là tầng lớp công nhân lao động.

    Ban đầu, các công ty Hà Lan sử dụng mỡ động vật để sản xuất ra margarin. Nhưng vào đầu thế kỷ 20, giá nguyên liệu này tăng cao khiến cho các nhà sản xuất phải tính đến biện pháp tìm nguyên liệu khác rẻ hơn thay thế - mỡ thực vật. Margarin bắt đầu được chế tạo từ dầu dừa, dầu cọ, dầu đậu phộng…

    Các nhà sản xuất margarin tại Hà Lan đã thống nhất với nhau để không xảy ra cạnh tranh giữa các hãng. Tuy nhiên, thỏa thuận mà họ đưa ra không mấy tỏ ra hiệu quả, dẫn đến việc hình thành một liên minh bơ - Margarine Union, vào năm 1927 giữa Jurgens và Van den Berg để kiểm soát toàn bộ thị trường bơ tại châu Âu.

    Sau đó, Margarine Union bắt đàm phán với Lever Brothers về khả năng sáp nhập giữa các bên nhằm tạo ảnh hưởng với thị trường châu Âu. Tuy nhiên, ngay lúc này, đề nghị đó đã không được thực hiện.

    Cho đến tháng Giêng 1930, sự hợp nhất giữa Margarine Union và Lever Brothers mới được thực hiện. Một liên minh mới Anh-Hà Lan có tên là Unilever đã ra đời. Để tránh hệ thống đánh thuế kép, liên minh này quyết định tách thành hai công ty: Unilever PLC có trụ sở tại Anh và Unilever NV đóng trụ sở tại Hà Lan. Và dù hai công ty này có cơ cấu hoạt động gần như độc lập, song Unilever vẫn như một thục thể thống nhất. Cổ đông của Unilever, dù ở Anh hay Hà Lan cũng đều nhận được một mức cổ tức như nhau.

    Tăng trưởng ngoạn mục thông qua những cuộc cải tổ

    Unilever tăng trưởng mạnh bằng các cuộc thôn tính, mua bán diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Những tên tuổi lớn trên thế giới như Lipton's (Mỹ và Canada), Brooke Bond (Anh), Pepsodent (Mỹ), Bachelors (Anh), Chesebrough-Pond's (Mỹ)…đã lần lượt “rơi” vào tay Unilever.

    Ngoài mặt hàng chủ yếu buổi ban đầu là xà phòng, Unilever đã mở rộng nhiều chủng loại sản phẩm như trà, kem, dầu gội đầu, kem đánh răng, nước giải khát, phụ gia thực phẩm…với các nhãn hiệu được “cả thế giới tin dùng” như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr, Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo. Và đó cũng chỉ là một con số nhỏ trong tổng số các nhãn hiệu của tập đoàn.

    CÂU CHUYỆN XÀ BÔNG CÔ BA - NHÀ KỸ NGHỆ ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM TRƯƠNG VĂN BỀN
    [​IMG]

    Có một thời, xà bông “Cô Ba” là món mỹ phẩm không thể thiếu của các bà, các cô từ miền Đông Nam bộ đến miền Tây Nam bộ. Có một thời, xà bông “Cô Ba” đánh bật những thương hiệu xà bông nổi tiếng nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, trở thành một “thương hiệu Việt” có tiếng nhất thời bấy giờ. Lớp thanh niên bây giờ không biết, nhưng những người lớn tuổi ở miền Nam nói tới xà bông “Cô Ba” với hình ảnh

    Người Sài Gòn cũng như không ít người Nam bộ, có ít nhất hai thế hệ đã được tắm gội bằng xà bông Cô Ba. Trước giải phóng, sản phẩm này hầu như không có đối thủ.

    Sau ngày giải phóng, vì là tư sản dân tộc, hãng xà bông của ông Trương Văn Bền vẫn còn được giữ lại dưới hình thức công tư hợp doanh có tên là nhà máy Xà bông Việt Nam.

    Cho đến trước năm 1995, bóng dáng của Cô Ba vẫn bao trùm cả miền Nam lẫn miền Bắc do thị trường lúc đó chưa có một “nhan sắc” xà bông ngoại lai nào.
    [​IMG]

    Ông Trương Văn Bền sanh ngày 10 tháng 10 năm Giáp thân thời vua Hàm Nghi, (tháng 12 1884).

    Thưở thiếu thời, như nhiều gia đình khá giả và học thức, lúc đầu Trương Văn Bền học chữ Hán. Sau đó năm 1896, ông bắt đầu giáo dục Pháp, học ở các trường Ecole Municipale de Cholon, Collège de My Tho, Lycée Chasseloup-Laubat (Saigon). Năm 1889, chính quyền thuộc địa Pháp tổ chức lần đầu tiên kỳ thi Brevet élémentaire (cao đẳng tiểu học), Trương Văn Bền ghi tên và thi đậu dễ dàng. Ông được bổ nhiệm chức vụ Ký lục thượng thư.
    [​IMG]
    Năm 1901, ông rời bỏ không làm cho chính quyền Pháp nữa và trở lại nghề buôn bán của cha ông. Lúc đầu ông bán đậu phọng, đậu xanh, đường, trong một cửa tiệm nhỏ tọa lạc ở số 40 rue du Cambodge (Chợ Lớn). Sau đó ông khuếch trương mua các loại hàng sỉ từ các thương gia người Hoa rồi bán lại cho các tiệm bán lẻ ở Chợ Lớn. Năm 1905, ông mở một xưởng sản xuất và tinh luyện dầu ở Thủ Đức. Ông dùng máy ép bằng hơi làm ở Mỹ, mua từ Pháp. Một năm sau, ông mở một nhà máy xay gạo ở Chợ Lớn và một ở Rạch Các. Ông cũng có một khách sạn và một tiệm mỹ phẩm ở Chợ Lớn. Tuy vậy các cơ sở này không thành công bằng cơ sở sản xuất dầu của ông ở Thủ Đức. Năm 1918, ông mở thêm một cơ sở sản xuất dầu nữa ở Chợ Lớn. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dấu nấu ăn, dầu salat (salad oil) đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ.
    Xà bông là sản phẩm mang lại cho ông nhiều tiếng tăm và tiếp cận mọi người nhiều nhất. Tên của Trương Văn Bền gắn liền với xà bông Việt Nam, xà bông “Cô Ba”. Hãng xà bông của ông tọa lạc trên đường Rue de Cambodge (nay là Chợ Kim Biên, quận 5). Công ty của ông gọi là Trương Văn Bền và các con – Dầu và Xà bông Việt Nam (Truong Van Ben & fils – Huilerie et Savonnerie Vietnam). Xưởng dầu của ông ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1500 tấn dầu dừa và hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine trong năm 1943, vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh đệ nhị thế chiến. Công ty Trương Văn Bền và các con là công ty quan trọng nhất sản xuất dầu và xà bông trên toàn cõi Đông Dương.
    Xà bông Việt Nam và xà bông thơm “Cô Ba” được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng tốt và giá phải chăng cho mọi người tiêu dùng. Trên thị trường, xà bông Việt Nam và xà bông thơm “Cô Ba” đánh bạt xà bông thơm “Mac Xây” (Marseille) của Pháp nhập từ chính quốc. Ngoài Việt Nam, xà bông “cô ba” được dùng rộng rãi ở Lào và Cam Bốt, được xuất khẩu qua Hong Kong, Tân Đảo (Nouvelle Caledonie) và một số các nước châu Phi.
    [​IMG]
    Trương Văn Bền là một doanh nhân luôn tìm hiểu với tầm nhìn xa và nhạy bén đến những áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thực tiễn và đầu tư khuếch trương tìm những hướng đi mới. Với đầu óc thoáng và rộng rãi, ông đã thiết lập thành công cơ sở sản xuất và kinh doanh của công ty ông rất hữu hiệu và hiện đại. Ông không tự tìm hiểu và học hỏi để trở thành chuyên viên làm xà bông có chất lượng tốt như nhiều người lầm tưởng. Ban đầu ông gởi một kỹ sư giỏi qua Paris để tìm hiểu kỹ thuật làm xà bông với một kỹ sư người Pháp ở nhà máy làm xà bông Mazet. Lúc đó đã có hai nhà máy làm xà bông của Pháp ở Saigon do các ông Mazet và Boris làm chủ.
    [​IMG]
    Trong hồi ký của ông, ông viết về sự chọn lựa tên sản phẩm xà bông của ông như sau (2):

    “ Tôi đang tìm kiếm tên nào kêu, dễ gọi, dễ nhớ để đặt tên cho Xà-bông mà chưa kiếm ra. Ngoài Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu nổi lên nhiều chỗ và đã bị thất bại đau đớn, đến lúc Tây xử tử họ ở Yên Bái thì mười người như một, trước khi đút đầu vô máy chém đều bình tĩnh hô to : “Việt Nam vạn tuế” gây một luồng dư luận sôi nổi ở trong nước và thế giới.

    Tôi không bỏ lỡ vội chụp lấy vụ này, lấy tên Việt-Nam đặt cho xà-bông, gọi Savon Việt-Nam để nêu lòng ái quốc đang bồng bột ở trong xứ, xà-bông Việt-Nam là của người Việt làm cho người Việt, người Việt yêu nước phải dùng đồ Việt Nam”.

    [​IMG]
    Về sự chọn lựa biểu tượng của xà bông Việt Nam, ông đã dùng hình ảnh của một người con gái đẹp Việt nam rất đậm dân gian Nam bộ là “Cô Ba”. Không biết trong trường hợp nào ông đã dùng hình ảnh của một người phụ nữ “cô Ba” với nét đẹp có duyên Nam bộ, nhưng biểu tượng này của vùng đất miền Nam đánh trúng tâm lý dễ dàng nhận diện và quen thuộc của con người trong vùng đã là một yếu tố quan trọng để sản phẩm của ông được tiếp nhận rộng rãi. Một trong những tin đồn huyền thoại dân gian kể lại thì “Cô Ba “ chính là con gái Thầy Thông Chánh ở Trà Vinh, người đàn bà đẹp nhứt Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ 20. Theo ông Hứa Hoành (1) thì cái hay của ông Trương Văn Bền là biết áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh “Cô Ba”, người đẹp huyền thoại trong dân gian làm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình bán chạy. Nhưng các giai thoại và tin đồn như trên về “Cô Ba” đều không đúng. Thật ra người phụ nữ ấy chính là người vợ của ông. Ta có thể thấy hình ảnh trên nhãn hiệu và ảnh của phu nhân ông Trương Văn Bền là một. Vả lại, trước kia trong phong làm việc của ông tại công ty Xà Bông Việt Nam có tương bằng đồng đen hình vợ ông dùng làm mẫu cho hình trên hộp xà bông (2).
    [​IMG]
    [​IMG]
    Với sự ra đời của hãng xà bông Trương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932, Việt Nam hãnh diện có được một xưởng công nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong thời kỳ phôi thai.

    Trong sự tiếp thị sản phẩm trên thị trường cạnh tranh lúc đầu và sau này cho đến khi ông mất để khuếch trương thương hiệu, Trương Văn Bền đã khôn khéo sáng tạo không kém những doanh nhân nổi tiếng hiện nay như Bill Gates của Microsoft. Trên báo chí ở Việt Nam từ khi xà bông Việt nam được sản xuất vào năm 1932, trong mục quảng cáo thường đăng “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” hoặc “Người Việt Nam nên xài xà bông Việt Nam” của Hãng Xà bông Trương Văn Bền. Trong các cuộc triển lãm được mở cửa hàng năm tại các tỉnh và Sài Gòn, bao giờ gian hàng của ông Bền cũng được thiết kế ấn tượng nhất với mô hình một cục xà bông khổng lồ gây được sự chú ý và tò mò đặc biệt của người xem. Chưa dừng lại ở đó, tại các gian hàng còn có bán xà bông gọi là chào hàng với giá rẻ hơn bên ngoài đến 25%. Trương Văn Bền còn đưa nhãn hiệu xà bông Trương Văn Bền vào những loại hình nghệ thuật dân tộc được người Việt yêu thích như vọng cổ, thơ lục bát đề cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước... khiến cho từ giới bình dân đến trí thức người Việt đều biết đến sản phẩm của ông (3).
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau đây là là vài đoạn trong nhật ký của ông Trương Văn Bền (2):
    « Thấy xà-bông bán chạy tôi làm thêm một chảo nữa. Nay nhiều thêm thì phải làm quảng cáo dữ mới bán được. Một mặt phải kiếm thế ép mấy hàng tạp hóa mua xà-bông Việt Nam về bán, vì tiệm tạp hóa hầu hết của khách trú, chúng xấu bụng không mấy khi chịu mua đồ của người Việt-Nam chế tạo về bán, chi trừ khi nào món đồ ấy đã được thông dụng đem cho chúng một mối lợi hàng ngày thì chúng mới chịu mua. Tôi bèn huy động một tốp người cứ lần lượt hàng ngày đi hết các tiệm tạp hóa hỏi có xà-bông Việt-Nam bán không ? Hễ có thì mua một, hai xu, bằng không thì đi chỗ khác, trước khi bước chân ra khỏi tiệm nói với lại một câu « Sao không buôn xà-bông Việt-Nam về bán ? Thứ đó tốt hơn xà-bông khác nhiều ». Hết người này tới người khác, thét rồi chủ tiệm cũng phải đẻ ý lấy làm lạ, phải hỏi lại chỗ bán xà-bông Việt-Nam, cho người mua thử về bán. Tốp thì ôm đờn ca vọng cổ tán dương tính chất của Xà-bông Việt Nam, tốp thì đi đánh võ rao hàng, rồi đá banh tôi cũng cho mặc áo thêu Xà-bông Việt Nam. Nói tóm lại tôi không bỏ lỡ một dịp nào mà không làm quảng cáo, nên Xà-bông Việt-Nam bán chạy lắm ».
    [​IMG]
    « Nhờ sức mạnh của quảng cáo, xà-bông Việt-Nam tiến phát mau lắm, chỗ nào cũng buôn xà-bông Việt-Nam, ai nấy chỉ dùng xà-bông Việt-Nam thôi. Thấy mối lợi như vậy nhiều người chóa mắt cũng làm xà-bông để tranh dành, như Bà Đốc phủ Mầu ra xà-bông « Con Cọp », Balet ra xà-bông « Nam-Kỳ » cũng đầu người đờn bà như Việt-Nam, Nguyễn Phú Hữu ra xà-bông « 3 sao » ở Cần Thơ, v.v. nhưng tranh đua không lại Xà-bông Việt-Nam, đều bị thất bại, bỏ cả. Số sản xuất của Xà-bông Việt-Nam lần lần lên tới 200 tấn, bán cùng Saigon, lục tỉnh, Trung kỳ, Bắc kỳ, Ai lào, Cao miên. »

    « Năm 1941, tôi chịu cho sở binh lương một ít lợi quyền, nên bán được giá cao, chở đi Madagascar, Réunion, v.v. Mấy xứ thuộc địa Pháp này vẫn mua xà-bông Mạc-Sây, nay chiến tranh giao thương bế tắc nên phải mua của tôi, mà chính là mấy hãng ở Mạc-Sây thiệt thọ mua để bán đi các nơi ».

    Ông cũng cho biết: « Trong 6 năm thế giới chiến tranh (1939-1945) mấy hãng dầu và xà-bông làm ăn tấn phát lắm, một cơ hội may cho mấy hãng Tây như Borris, Mattrat và Delaunay, vì chiến tranh, việc xuất nhập cảng khó khăn. Trong ủy ban giám đốc hầu hết là người Pháp nhưng tôi là nhân viên Hội đồng quản hạt, hãng xà-bông của tôi lại sản xuất nhiều hơn họ nên họ phải để tôi làm Chủ tịch ».
    [​IMG]
    Vì thế cũng không lạ gì, tên tuổi và sản phẩm của Trương Văn bền nổi tiếng và là niềm tự hào của nhiều người, nhất là ở trong Nam. Mặc dầu ông mất từ năm 1956 nhưng cho đến đầu thập niên 1970, nhiều người vẫn còn nhắc đến ông với sự kính trọng trong tình đồng bào và tình cảm thân cận gần gũi như trong nhà. Ông đã chỉ ra và làm gương cho nhiều người đi sau để khuếch trương tiềm năng tháo vát sáng tạo và tinh thần của người Việt Nam trong kinh tế và thương mại.

    Cũng theo ông Hứa Hoành (1) thì trong bảng lượng giá để đánh thuế của Phủ toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội, năm 1941, ông Trương Văn Bền phải đóng cho chính phủ một số tiền lên tới 107.000 đồng (trong khi đó, giá vàng khoảng 60 đồng/lượng). Điều này chứng tỏ công ty Trương Văn Bền và các con là một trong những công ty làm ăn rất phát đạt ở Đông Dương tạo ra của cải công ăn việc làm cho bao người và thúc đẩy kinh tế phát triển trong nhiều lãnh vực.
    [​IMG]


    Sau năm 1948, Trương Văn Bền rời Việt Nam và sống tại Paris. Ông trở thành hội viên của Phòng thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce) và đi chu du khắp nơi trên thế giới. Ông viết hồi ký ở Paris và khi ông mất, anh Phillipe Trương cho đến nay giữ tập hồi ký này của ông. Ông Trương Văn Bền cũng là bạn ông Hui Bồng Hỏa (chú Hỏa), gia đình hai bên thỉnh thoảng thăm viếng ở Saigon và Nước Ngọt nơi hai ông có cư dinh (2).

    Ông Bền có nhiều con, trai lẫn gái. Một người con là ông Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trị Việt nam Công Thương Ngân Hàng (lập năm 1953) tại Sài gòn và là tổng giám đốc công ty xà-bông Việt Nam từ 1959 đến 1965. Ông Trương Khắc Huệ, sau khi tốt nghiệp trường đại học hóa học tại Marseille, tham gia vào công ty Trương Văn Bền làm giám đốc kỹ thuật từ năm 1945 đến 1965 và tổng giám đốc từ năm 1965-1970. Ông Huệ cũng là hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà-bông miền Nam Việt Nam (1965-1975) và là tổng thư ký Tổng Đoàn Công Ty kỹ nghệ Việt Nam (1969-1975). Trong thời gian này, ông Trương Khắc Huệ là nguời tạo ra những sản phẩm mới như xà-bông hương ngài và nhứt là bột giặt (2). Người con trai út, ông Trương Khắc Cần, quản lý công ty từ năm 1970 đến 1975.
    Xà bông Cô Ba đã có mặt trên hầu hết các tiệm tạp hóa ở miền Nam trước 1975 và người ta không thể thống kê nổi số gia đình sử dụng sản phẩm này.
    abala121, Tieugiasadek, vinazoo6 người khác thích bài này.
    abala121, hosino, X_Factor2 người khác đã loan bài này.
  2. longlam2

    longlam2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Đã được thích:
    5.112
    Viết tiếp một huyền thoại.
    Rolex4646, d3vilsxlongkted thích bài này.
  3. longkted

    longkted Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    865
    Làm sống dậy một thương hiệu trăm năm của người Việt, gia nhập ngành công nghiệp - thương mại trị giá 5 tỷ $/ năm :)
    Một khởi đầu xuất sắc
    d3vilsx thích bài này.
  4. tinhhoa01

    tinhhoa01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2016
    Đã được thích:
    425
    chả có ăn nhập gì , toàn đếm cua úp bô nhỏ lẻ , làm ăn cái gì , vốn hơn 1000 tỷ , doanh thu vài tỷ , lợi nhuận què quẹt .Vãi mấy ông đếm Cua HAR
    09xx189279longkted thích bài này.
  5. longkted

    longkted Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2015
    Đã được thích:
    865
    Sao cụ lại thù ghét doanh nghiệp nhỉ ? Những việc họ đang làm được, đóng góp cho xã hội lớn hơn cụ rất nhiều :) , thay vì gõ phím ngược dòng để thể hiện cái tôi hãy im lặng nhìn nhận những gì họ làm được. Đặt lợi ích cá nhân lên quá cao làm mờ mắt và ích kỉ mù quáng cụ ah :)
    Kukumina đã loan bài này
  6. Nguyensrtc

    Nguyensrtc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2014
    Đã được thích:
    418
  7. tinhhoa01

    tinhhoa01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2016
    Đã được thích:
    425
    làm được cái gì cho xã hội , mua mua bán bán mấy cái dự án lon con , toàn thấy đếm Cua
  8. maihunter

    maihunter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/07/2017
    Đã được thích:
    76
    Cụ vẫn là người rất tâm huyết! làm ấm lòng những cổ đông trung thành
    d3vilsx thích bài này.
  9. longlam2

    longlam2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Đã được thích:
    5.112
    Đề nghị cụ chủ Pic đừng dây dưa trả lời những con vô lại đeo bám như thế. Kệ chúng nó.
    Chó vẫn sủa, đoàn người vẫn đi.
    d3vilsx thích bài này.
  10. tinhhoa01

    tinhhoa01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2016
    Đã được thích:
    425
    Đi đâu con Lợn , sống có đức tí đâu , đừng đếm Cua lùa gà úp bô như vậy là vô hậu , vốn hơn 1000 tỷ làm ăn phọt phẹt như 1 cửa hàng .

Chia sẻ trang này