Hãy cẩn trọng BID

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tmtuyenim, 14/07/2016.

4412 người đang online, trong đó có 498 thành viên. 08:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1119 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. tmtuyenim

    tmtuyenim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    5
    Hết HAG lại đến KSS còn không biết bao nhiêu công ty khác chưa bị nghĩa lộ
    KSS hủy niêm yết, BIDV có "méo mặt" với khoản nợ 1.000 tỷ?
  2. lephongxd

    lephongxd Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Đã được thích:
    6.156
    BID có một cái tin mà ko ai để ý, đó là việc làm trung gian thanh toán tiền mua bán ck của hai sở giao dịch ăn phí rất ngon bao lâu nay, nay đã bị chuyển về cho NHNN thực hiện, giảm lợi nhuận đáng kể
  3. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.436
    Kiến giữa sa mạc
  4. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.436
    Tổng tài sản các ngân hàng thuộc khối Nhà nước tăng đột biến

    Trong tháng 5, ngoại trừ tổng tài sản của ngân hàng chính sách xã hội giảm nhẹ 1,2 nghìn tỷ đồng, tài sản của tất cả các khối còn lại đều tăng khá mạnh. Trong đó tăng mạnh nhất là khối NHTM Nhà nước khi tăng thêm 58,6 nghìn tỷ đồng lên 3,4 triệu tỷ đồng.

    Theo thống kê của NHNN, trong tháng 5, tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tăng mạnh.

    Cụ thể, tính đến cuối tháng 5/2016, tổng tài sản có toàn hệ thống đã tăng 4,26% so với đầu năm, đạt mức 7,63 triệu tỷ đồng. So tháng trước, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 104 nghìn tỷ đồng.

    Trong tháng 5, ngoại trừ tổng tài sản của ngân hàng chính sách xã hội giảm nhẹ 1,2 nghìn tỷ đồng, tài sản của tất cả các khối còn lại đều tăng khá mạnh. Trong đó tăng mạnh nhất là khối NHTM Nhà nước khi tăng thêm 58,6 nghìn tỷ đồng lên 3,4 triệu tỷ đồng. Kế đó là khối NHTMCP với mức tăng 32 nghìn tỷ đồng, đạt 3 triệu tỷ đồng tổng tài sản.

    [​IMG]

    Không chỉ tổng tài sản, vốn tự có, vốn điều lệ của toàn hệ thống cũng tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 5.

    Theo đó, đến cuối tháng 5, vốn tự có của toàn hệ thống đạt gần 595 nghìn tỷ đồng, tăng 3 nghìn tỷ đồng so với tháng trước và tăng gần 17 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 2,93%) so với cuối năm 2015. Trong đó, vốn tự có của tất cả các khối đều tăng.

    Xét về giá trị tuyệt đối, hiện khối NHTMCP lại dẫn đầu về vốn tự có (240 nghìn tỷ đồng), tăng 1,2 nghìn tỷ đồng; đứng thứ hai là khối NHTM Nhà nước (206 nghìn tỷ đồng), tăng 1,3 nghìn tỷ; xếp thứ ba là khối ngân hàng liên doanh - nước ngoài (gần 126 nghìn tỷ), tăng 400 tỷ đồng.

    Vốn điều lệ của toàn hệ thống cũng tiếp tục tăng 355 tỷ đồng lên 469,8 nghìn tỷ đồng. So với cuối năm 2015, vốn điều lệ của toàn hệ thống đã tăng 9,6 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 2,09%.

    Hiện khối NHTMCP cũng đang dẫn đầu về vốn điều lệ với 196 nghìn tỷ đồng; kế đến là khối NHTM Nhà nước với 137 nghìn tỷ đồng; thứ ba là khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 100 nghìn tỷ đồng.

    Tính đến cuối tháng 5/2016, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của toàn hệ thống đạt 12,68%, giảm nhẹ so với mức 12,76% của thời điểm cuối tháng 4 và cao hơn đáng kể so với tỷ lệ cho phép của NHNN là 9%. Tỷ lệ này tại tất cả các khối đều cao hơn quy định.

    Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của toàn hệ thống tại thời điểm cuối tháng 5 là 31,42%, tăng nhẹ so với mức 31,22% của tháng 4.

    Tổng tài sản các ngân hàng đã tăng hàng chục nghìn tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tháng
    Mai Ngọc

    Theo Trí thức trẻ
  5. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.263
    KSS hủy niêm yết, BIDV có 'méo mặt' với khoản nợ 1.000 tỷ?
    [​IMG]

    Tại thời điểm cuối năm 2015, KSS còn vay nợ gần 1.000 tỷ đồng tại BIDV. Khoản vay này sẽ phải trả trong năm 2016 nhưng với tình hình doanh nghiệp hiện tại, khả năng trả nợ thực sự mơ hồ.
    Ngày 13/7, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa ký quyết định về việc hủy niêm yết hơn 49,43 triệu cổ phiếu KSS của CTCP Khoáng sản Na Rì Haminco từ ngày 12/8/2016. Nguyên nhân do công ty kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính kết thúc năm 2015.

    Khoản nợ kếch xù của BIDV

    Tại thời điểm cuối năm 2015, KSS vay nợ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV, mã:BID) chi nhánh Bắc Kạn gần 948 tỷ đồng. Đây là khoản vay dài hạn tại BIDV theo hợp đồng tín dụng đầu tư ngày 20/5/2009 thời hạn vay 7,5 năm lãi suất 6,9%/năm, bảo đảm bằng tài sản. Khoản vay dài hạn đến hạn trả và được chuyển sang khoản mục vay ngắn hạn. KSS cũng vay ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Bắc Kạn Thái Nguyên 53 tỷ đồng.

    Tổng vay nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2015 là 1.001 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệpnày vay dài hạn BIDV Bắc Kạn gần 39 tỷ đồng. Như vậy, tổng vay nợ gần 1.040 tỷ đồng, đến hạn trả vào cuối năm 2016.

    Tại thời điểm cuối quý 1/2016, khoản vay ngắn hạn của KSS là 1.139 tỷ đồng. Tuy không thuyết minh cụ thể nhưng có thể dự đoán rằng số dư nợ không khác là bao so với thời điểm cuối năm 2015.

    Khoản nợ này lớn gấp đôi vốn điều lệ của KSS, và với tình hình doanh nghiệp hiện tại, khả năng trả nợ thực sự mơ hồ.

    Tại thời điểm 31/3/2016, tài sản ngắn hạn của công ty đạt 1.531 tỷ (trong đó 76,5% là các khoản phải thu) trong khi nợ ngắn hạn của công ty lên tới 1.709 tỷ đồng, công ty lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn lưu động và có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Tiền và các khoản tương đương tiền của KSS chỉ còn gần 11 tỷ đồng và hàng tồn kho còn 346 tỷ đồng.

    Dòng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này cũng thường ở trong tình trạng "hẻo", âm 37 tỷ trong năm 2015.

    Và như lý do đã khiến KSS bị hủy niêm yết, báo cáo tài chính của công ty này bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến do không thể xác định được tính đúng đắn của các khoản công nợ phát sinh đến thời điểm 1/1/2015.

    KSS lấy gì trả nợ?

    Không rõ các khoản nợ của KSS được đảm bảo bằng tài sản nào, trong khi đó, xét về tài sản nhìn thấy được, các mỏ của doanh nghiệp đang ở trong tình trạng không mấy khả quan.

    Mỏ Sắt Pù Ổ từ năm trước đã khai thác cầm chừng. Nhà máy chế biến Chì kẽm Ngân Sơn gần như dừng hoạt động trong cả năm 2015. Chỉ còn nhà máy bột đá Cabonat đã chuyển sang địa điểm mới tại Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái hiện đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đang lắp đặt máy móc thiết bị.

    Còn nếu xét về cổ phiếu – một công cụ có thể dùng để thế chấp vay nợ tại ngân hàng thì như trên, cổ phiếu chuẩn bị hủy niêm yết. Trước đó, KSS đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt cách đây 1 năm khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ ******* tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Dĩnh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty Na Rì Hamico để điều tra về tội danh làm giả con dấu.

    Giá cổ phiếu này đã lao dốc suốt 5-6 năm qua, giờ chỉ còn giá 800 đồng/cp.

    KSS “hi sinh” nhưng doanh nghiệp khoáng sản này không những đã kéo theo nhiều nhà đầu tư đang ngậm đắng nuốt cay mà có lẽ còn gây khó khăn cho các ngân hàng chủ nợ nữa.
  6. Thienmaminhchu

    Thienmaminhchu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2016
    Đã được thích:
    2.527
    Ghê nhỉ
    doccocauhoa thích bài này.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.079
    Quan trọng chó gì, nó thích đẩy thì kể cả hết vốn nó vẫn đẩy.

    ----------------------------------------------------------------------------

    Mở tài khoản: phí giao dịch 0.15%, margin 3:7, lãi 12%/năm

    Thêm sức mua miễn phí trong 2 ngày cùng nhiều tiện ích khác

    Liên hệ: 0912107487 Sky & yahoo: ntk77822
  8. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.263
    BID: Chất lượng tài sản giảm trong quý 2/2016 – Báo cáo KQKD

    [​IMG]
    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 với tăng trưởng lợi nhuận từ HĐKD cao, nhưng chi phí dự phòng vẫn ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chúng tôi có khả năng điều chỉnh giảm giá mục tiêu trong báo cáo cập nhật sắp tới do rủi ro tín dụng cao hơn khi nợ xấu đã tăng nhanh trong quý 2.

    * LN thuần từ HĐKD tăng 19,2% nhưng chi phí dự phòng cao hơn đã làm giảm tăng trưởng LNTT và LNST so với cùng kỳ còn lần lượt 6,2% và 6,6%.

    * Tăng trưởng khoản vay trong 6 tháng đầu năm là khá cao khi đạt 9,9% so với 9% trong nửa đầu năm 2015, và tăng trưởng huy động mạnh mẽ 22,6%.

    * Một lo ngại lớn đối với BID là nợ xấu tăng mạnh từ 1,8% trong quý 1 lên 2% trong quý 2, với nợ nhóm 2 đến nhóm 5 gia tăng.

    * Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) giảm từ 2,6% trong quý 1 còn 2,2%, một phần do nợ xấu gia tăng.

    * Chi phí dự phòng tăng 30,8% so với cùng kỳ, chủ yếu liên quan đến dự phòng cho trái phiếu của VAMC.

Chia sẻ trang này