Hãy coi như cho TTCK vay với lãi xuất 30% năm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dadieu55, 13/05/2008.

7358 người đang online, trong đó có 963 thành viên. 13:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 347 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. dadieu55

    dadieu55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Hãy coi như cho TTCK vay với lãi xuất 30% năm

    Kể từ sau ngày 25/3/2008, tưởng như các mức 496,64 của VN-Index và 166,57 của HaSTC-Index đã là đáy của thị trường khi các cơ quan quản lý vào cuộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

    Tuy nhiên, chưa đầy 2 tháng sau, cả hai mốc này lần lượt bị phá vỡ. Ngày 06/5, HASTC-Index về mức 163,89 điểm, bỏ qua mức đáy ngày 25/3 của chỉ số này. Ngày 12/5, VN-Index về mức 492,04 điểm trong sự thẫn thờ của hầu hết các NĐT. Không hề có một chút ngạc nhiên nào đối với cả hai sự kiện trên, bởi tất cả đều có thể dự đoán trước! Điều này đồng nghĩa với việc gần như mọi nỗ lực cứu thị trường đã bị thất bại.

    Nhưng đó chưa phải là những gì u ám nhất xảy đến với thị trường. Liên tục kể từ khi các đáy mới được thành lập trên cả hai sàn HOSE và HASTC, các chỉ số tại đây cũng liên tục đi xuống. Chính xác hơn, hai chỉ số này đang trong quá trình dò? đáy!

    Nhiều chuyên gia, NĐT và cả các tổ chức tài chính ngân hàng có uy tín cũng đã thử "đo" đáy của thị trường. Hầu như ngày nào trên các diễn đàn cũng có câu hỏi "đã đến đáy chưa?", và đa phần câu trả lời đều là "còn giảm nữa!".

    Ngay cả HSBC, ngày 8/5 vừa qua cũng đã đưa ra nhận định rằng có thể 500 điểm sẽ là đáy của VN-Index!?

    Phiên giao dịch ngày 13/5 tại sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Hose), khối lượng giao dịch đã sụt giảm tới 51,7% so với trước với 1,07 triệu cổ phiếu được giao dịch. Đây được coi là mức giao dịch thấp nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây.

    Trong bối cảnh hiện nay, chứng khoán đã trở thành một mối lo ngại lớn không chỉ của các NĐT, của những cơ quan trực tiếp quản lý thị trường, mà vấn đề này đã vào đến Quốc hội. Tuy vậy, xét cho cùng thì vẫn không có nhiều lựa chọn cho các chính sách quản lý thị trường.

    Có thể chia các lựa chọn hiện nay ra ba nhóm:

    Thứ nhất, để thị trường tự quyết định: Trả biên độ về mức cũ và không tác động thêm gì nữa (bằng các biện pháp hành chính).

    Chưa có một cuộc thăm dò chính thức nào được đưa ra, nhưng có lẽ đây là lựa chọn được nhiều nhà đầu tư ủng hộ vào thời điểm này. Họ ủng hộ không hẳn bởi tin rằng đây là giải pháp sẽ giúp thị trường phục hồi, mà đơn giản chỉ vì thị trường đã sụt giảm mạnh rồi, giảm thêm nữa cũng chẳng sao!

    Xét từ góc độ tâm lý, đây là một lựa chọn có phần? cầu may, đặc biệt là khi đưa mức dao động về 5% như cũ. Lựa chọn này có thể khiến cho thị trường đi lên vù vù, và cũng có thể khiến cho thị trường xuống đến mức không thể thấp hơn.

    Khách quan mà nói, giá chứng khoán hiện nay đã ở ngưỡng khá hấp dẫn, nếu không muốn nói là thấp. Hiện nay tâm lý của các nhà đầu tư vẫn là bán tháo để gỡ gạc vốn, thời gian vừa qua cũng đã có một số người có tâm lý mua vào để đầu tư lâu dài, nhưng sự sụt giảm của thị trường đã khiến họ chần chừ chưa ra quyết định mua.

    Mức dao động cao hơn đồng nghĩa với việc thua lỗ cao hơn và lợi nhuận thu được sẽ hấp dẫn hơn. Cân đong đo đếm thiệt hơn, nhà đầu tư có thể sẽ chấp nhận mạo hiểm để mua vào tại thời điểm hiện nay. Bởi xét cho cùng, nếu có giảm, về hết cỡ thì theo nhiều nhà đầu tư chỉ số VN-Index cũng chỉ giảm hơn 400 nữa là cùng (!), còn tăng thì sẽ tăng đến mức (lý thuyết là) không giới hạn. Mà thị trường chứng khoán là nơi đánh giá các kỳ vọng cũng như niềm tin, nếu niềm tin rằng thị trường đi lên nhiều hơn thì thị trường sẽ đi lên.

    Hơn nữa, về lâu dài thì vẫn phải trả lại cho thị trường những gì vốn có của nó, các biện pháp giảm biên độ dao động đã được khẳng định là tạm thời thì không thể trở thành mãi mãi được.

    Thứ hai, tiếp tục sử dụng biên độ dao động

    Nếu tiếp tục sử dụng biên độ 2% như hiện nay (và 3% đối với HASTC) thì rõ ràng không có nhiều biện pháp có thể tác động thêm vào để "cứu" thị trường. Còn nếu giảm về 1% thì trước mắt có thể hãm đà giảm của thị trường và thậm chí có thể giúp thị trường đi lên, nhưng điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư sinh tâm lý chán nản, bản thân các nhà quản lý cũng chẳng hào hứng gì với biện pháp này.

    Trường hợp cuối cùng, tăng biên độ dao động. Nếu tăng thì tăng hẳn về mức cũ bởi để ở mức 3 hay 4% không khác nhiều so với mức 2% hiện nay và mức 5% như cũ. Hơn nữa, việc tăng biên độ như vậy cũng sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và niềm tin của các nhà đầu tư nơi các cơ quan quản lý thị trường.

    Và như vậy, trong lựa chọn thứ hai này, biện pháp khả dĩ nhất là giữ nguyên biên độ "tạm thời" hiện nay và tiếp tục chờ xu hướng thị trường.

    Thứ ba, tạm ngừng giao dịch

    Đây là lựa chọn "cực chẳng đã" và cũng đã được nhắc đến không ít lần trên một số trang báo điện tử hiện nay. Tạm ngừng giao dịch có thể khiến cho các nhà đầu tư tĩnh tâm trở lại và cũng có thể tránh cho một cơn tháo chạy của mọi thành viên trên sàn. Tuy nhiên, việc tạm ngừng giao dịch sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới điều quan trọng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là tâm lý người chơi. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán trên sàn cũng là bài toán nan giải đối với các cơ quan quản lý.

    Thực tế cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường của tâm lý, và rất nhiều người đã thất bại trong việc sử dụng các mô hình, các phân tích kỹ thuật để dự đoán thị trường. Bỏ qua mọi nhận định, mọi dự đoán, giao dịch của các nhà đầu tư vẫn khiến cho người ta không thể đoán được đâu sẽ là đáy của thị trường. Đa phần các nhà đầu tư hiện nay đang phỏng đoán và chờ đợi các động thái từ phía các cơ quan quản lý.

    Có thể thấy rằng, nếu không có giải pháp cụ thể, rõ ràng hơn, xu hướng thị trường trong thời gian ngắn hạn sẽ không thay đổi. Và kịch bản này sẽ dẫn đến một đáy mới tại thời điểm? tạm ngừng giao dịch!

    Nhìn về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam, rõ ràng mức độ lạm phát đang ngày một cải thiện, các mặt hàng thiết yếu đã và đang được yêu cầu tạm ngừng tăng giá. Tức là về trung và dài hạn, các nhà đầu tư vẫn có thể tin vào một tương lai ổn định hơn cho lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Vậy thì trong ngắn hạn, thay vì tham gia vào cơn hoảng loạn của thị trường, nên chăng cứ ngồi im và? chờ!

    Có 1 điều đa số các nhà đầu tư tin tưởng là VNIndex sẽ cán mốc 600 trong thời gian tới, tối đa là 1 năm.

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/05/782896/
  2. tree

    tree Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Đã được thích:
    0
    Em thì ko tin lắm nhưng mấy hôm nay em dek thèm nhìn bảng nữa rồi
    Đợi sang tháng 6 khi bão giá bung ra thì cp của mình mất bao nhiêu %

Chia sẻ trang này