Hãy cứu lấy thị trường chứng khoán tuy đã muộn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 11/01/2008.

5581 người đang online, trong đó có 668 thành viên. 18:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 388 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Hãy cứu lấy thị trường chứng khoán tuy đã muộn



    mailto:anhtuminhduc@yahoo.com

    Một trong những giải pháp cả gói cơ quan và đơn vị kinh doanh nên làm để cứu lấy sự tụt dốc không phanh của thị trường chứng khoán Việt Nam, kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp, cũng là cứu lấy sự tổn thất về kinh tế ngày một gia tăng của nhà đầu tư chứng khoán, của chính các doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị IPO, phát hành thêm vốn... theo tôi, cần tập trung mạnh vào thực hiện các hướng sau:

    1. Về phía cầu chứng khoán: tập trung các giải pháp kích cầu

    Kích cầu là giải pháp ưu tiên số một của rất nhiều các bài khuyến nghị gần đây. Theo tôi, kích cầu nên chia theo hai gốc độ:

    - Kích cầu đối với nhà đầu tư trong nước:

    + Cơ chế mới về cho vay chứng khoán cũng cần sớm được ban hành và cơ quan nhà nước cũng không cần mất quá nhiều thời gian loay hoay xây dựng cơ chế thật chi tiết cho vấn đề này dẫn đến việc chậm ban hành. Trên thực tế hoạt động cho vay chứng khoán của các ngân hàng cũng nên xem như một hoạt động cho vay tín dụng thông thường của họ. Điều khác là mức độ rủi ro cao. Vì vậy, mỗi ngân hàng cho vay chứng khóan sẽ tự biết việc họ phải xác lập cho mình một hệ số rủi ro và có khoản dự phòng đối ứng cho các khoản rủi ro đó. Về việc này, các ngân hàng hoàn toàn có công cụ và năng lực thực hiện.

    + Giảm nhiệt trên thị trường nhà đất, thực tế, việc đầu cơ vào nhà đất tạo ra những cơn sốt nóng và sự đổ vỡ của nó sẽ để lại hậu quả không thể kiểm soát. Việc thắt chặt các khoản tín dụng đổ vào lĩnh vực kinh doanh đất đai có thể là giải pháp hợp lí để tạo luồng vốn đầu tư quay trở lại thị trường chứng khoán, thị trường cung cấp vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp.

    + Hạn chế các khoản tín dụng cho vay mua sắm tài sản, phục vụ tiêu dùng cá nhân, các khoản tín dụng này cũng cần có hướng điều chuyển sang thị trường chứng khóan. Việc tăng các khoản tín dụng này hiện nay sẽ góp phần tiếp tục gia tăng sức ép lên lạm phát.

    - Kích cầu đối với nhà đầu tư nước ngoài:

    + Gia tăng sự hiện diện và mức độ tham gia của các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải hiện nay là "room" của các ngân hàng niêm yết và của một số doanh nghiệp đã hết, không còn chỗ cho các quỹ đầu tư mới gia nhập. Vì vậy, giải pháp tăng "room" cũng cần được xem xét theo hướng giữ mức "room" 30% hiện nay đối với các ngân hàng thương mại và 49% đối với các doanh nghiệp niêm yết thuộc các ngành hàng kinh doanh nhậy cảm. Chính phủ cần mở "room" cho các doanh nghiệp không thuộc các ngành hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, những ngành hàng không tác động tới mức cân đối lớn của nền kinh tế.

    + Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục mua vào USD và bán ra VND để đảm bảo các quỹ đầu tư có đồng nội tệ để kinh doanh chứng khoán. Việc thực hiện trên sẽ có nhiều cái lợi sau:

    (1) Nhà nước tiếp tục tăng được dự trữ ngoại tệ mạnh trong bối cảnh đồng USD đang yếu, hình thành được các quỹ ngoại tệ mạnh để sử dụng khi cần thiết sau này.

    (2) Đảm bảo tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do ổn định, tránh để VND lên giá trong bối cảnh chúng ta đang cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu. Thực tế hiện nay là Việt Nam đang "bội thực" đồng USD do tăng mạnh từ cả 05nguồn chính: nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu, nguồn vốn FDI, nguồn vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường chứng khóan, nguồn vốn ODA và nguồn kiều hối đổ về nhất là trong dịp cuối năm hiện nay.

    (3) Tạo lượng tiền sẵn có phục vụ cho đầu tư chứng khoán.

    (4) Giảm sức ép về tăng chi phí vốn của ngân hàng do hiện nay phải nâng lãi suất huy động để tăng khả năng cung ứng tiền mặt cho các doanh động kinh doanh.

    Ngoài ra, Ủy ban tiền tệ quốc gia cũng cần đánh giá kỹ xem lạm phát hiện nay là do từ chính sách tiền tệ nới lỏng của năm 2007, do in quá nhiều tiền rồi phát hành vào lưu thông, hay lạm phạm do chi phí đẩy hoặc những nguyên nhân khác để có biện pháp chuẩn xác hơn.

    Tuy nhiên, việc cung ứng tiền đồng ra lưu thông sẽ gia tăng mức độ lạm phát hiện nay, vì vậy, sau một khoảng thời gian nhất định, khi thị trường chứng khóan có dấu hiệu hồi phục, ngân hàng cần phải thu dần lại VND thông qua hoạt động trên thị trường mở (OMO). Song, trong năm 2006, 2007, chúng ta đã chứng kiến về hoạt động OMO, hút VNĐ về thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu kho bạc, không thành công. Việc không thành công này theo tôi và một số chuyên gia khác, nguyên nhân chính có thể do trái phiếu kém tính hấp dẫn đối với công chúng đầu tư. Về việc này theo tôi, Ngân hàng nhà nước cần chú trọng đến hai giải pháp liên quan đến độ hấp dẫn của các trái phiếu bằng cách:

    (1) Tăng lãi suất triết khẩu của trái phiếu so với mức hiện nay để nâng mức độ sinh lợi cho nhà đầu tư, trong bối cảnh hầu hết lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đều tăng cao, và lãi suất chịu rủi ro ROE của hầu hết các doanh nghiệp đang đứng ở mức khá cao (trên 16%). Đây sẽ là động lực kéo các nhà đầu tư trở về với thị trường trái phiếu phi rủi ro.

    (2) Có biện pháp nâng cao tính thanh khoản cho trái phiếu, đảm bảo nhà đầu tư không chịu quá nhiều rủi ro về độ thanh khoản trong khi lãi suất bồi hoàn cho phần rủi ro này thấp như hiện nay.

    Ngoài ra, việc đẩy lượng tiền đồng vào các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán sẽ tăng lượng tiền mặt hiện có tại các doanh nghiệp, điều này sẽ thuận lợi hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là trong việc giải ngân vốn cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, sự gia tăng trực tiếp của lượng tiền đồng trong doanh nghiệp chưa thể có tác động ngay lên lạm phát, thường thì nó phải có độ trễ nhất định. Sức ép gia tăng lên lạm phát chỉ khi các doanh nghiệp đó không sử dụng đúng mục đích lượng tiền mặt hiện có cho hoạt động kinh doanh thuần của họ như dùng tiền đó để nâng kết quả kinh doanh thông qua các hoạt động đầu tư kinh doanh bất thường. Về vấn đề này, Ủy ban chứng khoán nhà nước cần chú í nhiều hơn đến chất lượng của hoạt động kiểm toán và mức độ minh bạch và cập nhật kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay. Thông tin càng đối xứng thì nhà đầu tư càng có cơ hội đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp, qua đó, những doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nguồn vốn huy động không phục vụ cho hoạt động kinh doanh thuần sẽ bị thị trường tự khắc xa thải.

    2. Về phía cung chứng khoán: mặc dầu chính phủ đã có chủ trương làm chậm lại các cuộc IPO lớn nhưng chủ chương đó cần được hiện thực hóa ngay bằng lộ trình cụ thể theo từng tháng, quí, cùng với kế hoạch tăng vốn của các công ty niêm yết trên sàn. Lộ trình này cần được Ủy ban chứng khoán nhà nước công bố sớm, ngay trong tháng này, tránh để các giải pháp vẫn còn "on the air", khi mà nhà đầu còn đang chờ đợi kết quả kinh doanh cả năm của các doanh nghiệp.

    Về dài hạn, Ủy Ban chứng khóan nhà nước cần có phương thức dự báo sớm trên cơ sở tăng trưởng mức cung theo hàng tháng, hàng quí?Z, hàng năm, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ để có lịch trình hợp l?Zí cho từng doanh nghiệp, nhất là IPO những doanh nghiệp nhà nước lớn. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng việc làm này sẽ một phần nào nó mang tính hành chính, mà việc tăng vốn hay IPO về thông lệ là quyền tự chủ của doanh nghiệp, song trong bối cảnh hiện nay, "bàn tay hữu hình" sẽ đóng vai trò quan trọng . Ngoài ra, việc dãn IPO sẽ làm chậm lại tiến trình cổ phần hóa, một tiến trình phải đẩy nhanh khi Việt Nam cần sớm hoàn tất quá trình đổi mới toàn diện hiện nay, then chốt là cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Về vấn đề này, tôi xin có hướng giải quyết khi nói đến khía cạnh gia tăng cầu hàng hóa chứng khóan để đáp ứng mức cung ở trên.

    3. Người "tiên phong" và quỹ bình ổn thị trường

    Trong lúc niềm tin của nhà kinh doanh đầu tư chứng khoán hiện nay đang xuống rất thấp và gần như là tuyệt vọng mặc dầu chúng ta có chút niềm tin khi đánh giá khối lượng và trị giá giao dịch có vẻ không bị giảm sút quá mạnh trong những ngày qua, thậm chí tăng nhẹ. Trước những giải pháp mới được công bố ở dạng chủ trương như hiện nay không thể là động lực để khuyến khích nhà đầu tư lấy lại niềm tin và bỏ lượng vốn lớn trở lại thị trường.

    Vai trò người tiên phong cần được nhắc đến. Cần chú ?Z ba khía cạnh sau:

    - Theo tôi được biết, ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới, khi thị trường lên "quá nóng" hoặc "xuống quá lạnh" thì các công ty chứng khoán thành viên của các sở giao dịch chứng khóan phải là lực lượng dẫn dắt thị trường. Cụ thể là các công ty chứng khoán cần phối hợp, mua vào một số mã chứng khóan chủ chốt, được xem là nhân tố nâng đỡ thị trường, tạo đà kích thích cho các nhà đầu tư khác gia tăng mức độ tham gia và nâng mức kỳ vọng của thị trường. Vì hơn ai hết, thị trường đi lên thì tổ chức đầu tiên được hưởng lợi là các công ty chứng khóan thành viên từ việc thu phí các hoạt động giao dịch.

    - Nhà nước cũng có thể là người tiên phong trong việc mua vào các cổ phiếu mà nhà nước hiện nay vẫn còn là cổ đông chi phối để cứu giá của chính doanh nghiệp mình làm chủ sở hữu phần vốn đa số. Nguồn tài chính cho việc mua lại này nên sử dụng từ nguồn vốn thặng dư thu được từ các đợt IPO.

    - Chính bản thân các doanh nghiệp niêm yết cũng cần phải hỗ trợ giá của chính doanh nghiệp mình. Về lí thuyết, doanh nghiệp có thể dùng vốn vay để mua lại cổ phiếu outstanding của mình nhằm hỗ trợ giá nếu như chi phí vốn vay sau thuế dùng để mua lại cổ phiếu thấp hơn mức sinh lợi của cổ phiếu trước hoạt động mua lại.

    Qũy bình ổn thị trường: xét về dài hạn, Ủy ban chứng khoán nhà nước cần xây dựng một quỹ bình ổn thị trường chứng khoán, để có thể hỗ trợ thị trường những lúc cần thiết. Đây là việc nên làm để đảm bảo lực lượng dự trữ đủ mạnh để nâng đỡ thị trường. Tôi không ủng hộ việc sử dụng ngân sách của nhà nước để bình ổn thị trường chứng khóan, cái đó nên dùng để hỗ trợ cho người nghèo trước những mất mát từ lạm phát họ phải gánh chịu.

    Một số lựa chọn có tính dài hạn

    Về vấn đề mở room, giả sử Chính phủ đồng í tăng room thêm 5-10% thì chỉ trong ngắn hạn, cổ phiếu có thể hồi phục nhẹ nhưng "room" của các ngân hàng và một số doanh nghiệp sẽ được điền đầy nhanh chóng bởi nhà đầu tư nước ngoài. Khi đã được điền đầy, giá cổ phiếu lại quay đầu rớt giá. Chúng ta đều hiểu rằng, việc nắm giữ càng nhiều cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài thì khả năng thâu tóm và dẫn dắt thị trường của họ sẽ trở nên lớn hơn, và việc đẩy mức giá chung của thị trường xuống trong dài hạn là điều tất cả chúng ta đều dự đoán được, nhất là để họ có thể hưởng lợi từ các đợt IPO lớn sắp tới. Thị trường sụt giảm mạnh trong hai phiên vừa qua, nhất là hôm nay thực sự chỉ là sự phản ứng của thị trường trước kỳ vọng quá lớn về việc chính phủ sẽ mở "room". Giờ đây, chẳng ai còn để í đến kết quả kinh doanh rất tốt đẹp của các doanh nghiệp đang chuẩn bị được công bố.

    Về tăng lượng tiền VND trong lưu thông, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể có cánh tiếp cận khác thay vì mua vào đồng USD, nên khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài đem vào Việt Nam đồng EURO, Bảng Anh và Yên Nhật để đổi ra VND mua cổ phiếu trong bối cảnh đồng USD ngày một rớt giá hiện nay. Chính sách giảm giá đồng USD đang được xem như là chiến lược dài hạn của Chính phủ Hoa Kỳ nhằm hạn chế nhập khẩu, gia tăng xuất khẩu và đối phó với chính sách đồng Nhân dân tệ yếu của Trung Quốc. Hiện nay các thị trường tài chính châu á đang có xu hướng không muốn mua vào đồng USD do càng mua vào, sẽ càng bị lỗ, họ chuyển sang mua vào các ngoại tệ mạnh khác, thậm chí có xu hướng sử dụng ngoại tệ mạnh không phải USD trong các giao dịch, thanh toán quốc tế.

    Xét về mặt dài hạn, nên chăng việc góp vốn của phía nước ngoài nên thay từ việc góp vốn bằng tiền mặt hiện nay sang góp vốn bằng công nghệ, bằng máy móc thiết bị phục vụ cho các dự án, bằng các chương trình đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu... để giảm sức ép của nhu cầu cần dùng đồng VND để giao dịch cổ phiếu, và cũng giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông dùng để tài trợ cho nhập khẩu.

    Trên đây là một số suy nghĩ cá nhân của tôi và những người bạn nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính và cũng là những người trực tiếp đầu tư trên thị trường chứng khóan Việt Nam hiện nay. Mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của cơ quan chức năng và những điều thiếu xót, sai sót trong khuyến nghị sẽ được các độc giả khác bổ sung, sửa chữa, trong một nỗ lực chung nằm cứu thị trường chứng khóan của Việt Nam.

    Minh Đức - Nhật Bản
  2. chung_khoan

    chung_khoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Cái quan trọng nhất là thị trường chứng khoán phải minh bạch và công bằng. Thiếu cái ấy thì hết vị

Chia sẻ trang này