Hãy để quả bom bất động sản nổ, phản đối dùng quỹ dự phòng thiên tai để cứu BĐS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhdungotc, 14/11/2008.

1998 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2924 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. minhdungotc

    minhdungotc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Hãy để quả bom bất động sản nổ, phản đối dùng quỹ dự phòng thiên tai để cứu BĐS

    Nên cho quả bom bất động sản nổ thì bà con nhà ta mới hy vọng mua được nhà để có chỗ cắm dùi ... giá BĐS hiện nay vẫn quá ảo, không cần phải cứu ... đề nghi CP không lấy tiền đóng thuế của dân đem đi cứu thị trường BĐS, đặc biệt là quỹ dự phòng thiên tai ... Các đại gia BĐS ngày càng quá đáng, định đem cả quỹ cứu trợ thiên tai của dân nghèo ra sử dụng, thật là hết chỗ nói ...
    Cứu thị trường địa ốc bằng... quỹ dự phòng thiên tai
    Liệt kê hàng loạt quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, dự phòngthiên tai, bình ổn giá cả... không dùng đến, các chuyên gia kinh tế cho rằng nên đánh thức nguồn tài chính đang "ngủ yên" này để hỗ trợ thị trường địa ốc.

    Ngày 13/11, tại buổi tọa đàm về thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và kinh tế vĩ mô, nhiều chuyên gia kinh tế TP HCM đều cho rằng hiện nay bất động sản đang lâm vào tình thế khó khăn. Vào những tháng cuối năm, doanh nghiệp sẽ phải đối phó với các khoản nợ lớn đáo hạn, rất cần vốn với lãi suất hợp lý dể xoay trở. Tuy nhiên lãi suất của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn còn quá cao, chưa phù hợp với ngành này. Do đó, nhiều chuyên gia đã đề cập đến việc khơi dậy một quỹ SOS (khẩn cấp) để cứu thị trường.


    Một chuyên gia kinh tế đang đề cập đến việc tập hợp dòng tiền từ nhiều quỹ tài chính để ứng cứu bất động sản. Ảnh: Vũ Lê.

    Từng có 15 năm lăn lộn trong lĩnh vực ngân hàng, chuyên xử lý nợ xấu, đối mặt với 3 cơn sốt đất, Phó tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Kiên Long, ông Phạm Khắc Khoan nhận định, cần phải xem khủng hoảng tài chính như một cơn bão. Thông thường khi bị thiên tai phải lập quỹ và kêu gọi cứu trợ từ các quỹ tài chính thì bất động sản cũng nên cầu cứu theo cách này.

    Ông Khoan phân tích, cần huy động các quỹ nhỏ đang "nhàn rỗi" vào một quỹ chung. Hiện nay có các quỹ: bình ổn giá cả, dữ phòng thiên tai, bảo hiểm các loại...chẳng dùng vào việc gì, nên huy động để có nguồn tài chính ứng cứu thị trường bất động sản.

    Mặt khác ông Khoan cho rằng nhiều khả năng phải vận dụng đến việc phát hành trái phiếu chính phủ để hỗ trợ ngân hàng trong việc thanh khoản. Theo ông, giải quyết khó khăn của thị trường bất động sản liên quan đến nhiều bộ ngành, chậm nhất là 5-6 năm mới có thể bình ổn. Bộ Tài chính nên có chính sách miễn giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.

    Đồng tình với quan điểm này, Hiệu phó Trường Đại học Kinh tế TP HCM, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng nên lập một quỹ ứng cứu bất động sản trước khi ngành này đi đến bờ vực của sự đổ vỡ.

    Theo ông Ngân, Việt Nam có nhiều quỹ của các ngành nghề, thậm chí bộ nào cũng có quỹ dự phòng, thế nhưng nguồn tài chính này bị thụ động. Điều cần làm hiện nay là đánh thức các quỹ này, cho nó hoạt động, xem nguồn tài chính này như một quỹ tiển tệ tiềm năng, giúp cho bất động sản trở thành động sản.

    Lãnh đạo trường Đại học kinh tế nhận xét, bất động sản đem đi thế chấp không phải là hàng hóa dễ tiêu thụ mà là hàng hóa đặc chủng, đặc hiệu rất kén khách. Do đó giải chấp hay phát mãi đều mất hết giá trị. Hiện nay nợ xấu là bất động sản khó có thể giải quyết được một sớm một chiều. Nếu không cứu thị trường bất động sản ngay từ bây giờ thì bất động sản tiềm năng cũng sẽ bị đóng băng và bị bán tháo với giá cực rẻ. Doanh nghiệp trong nước có thể phá sản hoặc điêu đứng chỉ vì phải bán tài sản với giá quá rẻ.


    Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phát biểu tại hội thảo ngày 13/11. Ảnh: Vũ Lê.

    Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng TP HCM, ông Đinh Thế Hiển lại khẳng định rằng, cái khó của thị trường bất động sản hiện nay là niềm tin. Vì không còn niềm tin nên ý chí muốn tháo chạy, thoát khỏi thị trường này quá mạnh mẽ. Chính vì vậy, bất động sản mất dần tính thanh khoản do không có đầu ra, không thể tín chấp, thế chấp, giải chấp như trước đây.

    Còn chuyên gia kinh tế - chứng khoán Huy Nam lại cho rằng bất động sản đang mắc chứng dị ứng với thông tin bất thường. Đôi khi cách hành xử, phản ứng của nhà đầu tư càng làm cho tình thế trở nên xấu hơn. Theo ông, chính vì hàng loạt chính sách, cơ chế về tài chính, tín dụng chưa hiệu quả đã làm tê liệt tính thanh khoản của thị trường bất động sản.

    Theo ông Nam, thị trường bất động sản là thị trường nền để làm cơ sở cho các sản phẩm khác chạy trên đó. Bất động sản ngủ thì các ngành khác cũng bị lây ngủ theo.

    Chuyên gia kinh tế này cũng chỉ ra hàng loạt các khiếm khuyết của thị trường nhà đất Việt Nam. Chẳng hạn như sản phẩm bất động sản đơn điệu, chỉ có đất chiếm đa số nhưng cơ chế về đất đai lại nhiêu khê làm cho giá cả đội lên nhiều lần. Công ty bất động sản hầu như chỉ mua bán đất mà không sản xuất ra sản phẩm sử dụng được là nhà ở.

    Cách phát triển bất động sản tại Việt Nam, theo ông Nam, phải được xem xét lại. Công ty bất động sản phải đầu tư xây dựng trên nền đất sạch nhưng thị trường lại khan hiếm đất loại này. Vì vậy, công thêm đầu cơ mua đi bán lại, thị trường bất động sản đổi màu thành bức tranh xám xịt, giá đội lên nhiều lần.

    "Phải nghiên cứu làm sao để đối tượng tiêu thụ bất động sản là tất cả mọi người bình thường, ai cũng có niềm tin với thị trường này, lúc đó tính thanh khoản của địa ốc mới quay trở lại", ông Nam nói.
  2. Xatitmu

    Xatitmu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Cứ để thị trường tự tạo sức đề kháng. bơm tiền vào là bóp méo thị trường. Chỉ được phút chốc rồi tắt lịm dài lâu!
  3. chuotnuoc1

    chuotnuoc1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    649
    Hà hà, các chú này chứ ôm được cổ đấy mà. Thảo nào đợt này SJS trần truống liên tục
  4. cofdness

    cofdness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/07/2008
    Đã được thích:
    1.064
    Phản đối phản đối phản đối.
  5. stcknow

    stcknow Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Đã được thích:
    0
    BDS sẽ phải được khai thông thôi! Tuy nhiên cách nào đó cần phải được cân nhắc kỹ càng! BDS vỡ sẽ liên lụy tới NH, dẫn tới nền KT càng khó khăn hơn! LSCB sắp tới hạ dần là liều thuốc cực kỳ quý giá cho BDS!
  6. vinhhay

    vinhhay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Nhà nước chủ trương khai thông cũng là đúng, lượng tiền trong dân còn nhiều, vốn BĐS toàn vay cứ nằm đấy thì chết hết cả lũ.
    Nếu nguồn vốn nhàn dỗi được đổ vào thì nhẹ gánh cho cả nhà nước lẫn doanh nghiệp.
  7. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    http://www.atpvietnam.com/vn/thuctechoick/22325/index.aspx[/url]

    Khung pháp lý nào cho công ty chứng khoán phá sản?
    Thứ năm, 13/11/2008, 17:29 GMT+7

    Chưa có một báo cáo chính thức nào của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) được công bố ra thị trường để các thành viên qua đó thấy được sức khỏe sơ sơ của gần 100 CTCK đang hoạt động.

    Song thị trường chồng chất khó khăn, đồng thời được tiên liệu có thể kéo dài đến hết quý II/2009 là cơ sở để khẳng định hoạt động của các CTCK đang ở thế căng thẳng. Trong cuộc tranh đua để tồn tại, sẽ là rất bình thường khi có công ty không đủ khả năng cầm cự, buộc phải phá sản.

    Ở góc độ cơ quan giám quản thị trường, UBCK đang rốt ráo để hoàn thiện quy trình xử lý và gia tăng giám sát hoạt động của các CTCK nhằm chủ động phương án xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.

    CTCK có thể lâm vào nguy cơ phá sản do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thị trường không thuận lợi, do yếu kém về năng lực quản lý, tổ chức kinh doanh không phù hợp với điều kiện thị trường, có thể bị cạnh tranh quyết liệt trên thị trường? Nghị định 114/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính mới được ban hành quy định, nếu DN chứng khoán có nguy cơ mất khả năng thanh toán, UBCK có quyền yêu cầu DN thực hiện việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, nhà đầu tư uỷ thác, các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán của DN cho các DN khác thay thế. Việc lựa chọn đối tác để bàn giao quyền và nghĩa vụ do DN tự thoả thuận và phải được UBCK chấp thuận. Trường hợp DN không tự thoả thuận và thống nhất được đối tác bàn giao thì việc lựa chọn DN cùng ngành nghề sẽ do UBCK chỉ định.

    Ngoài ra, UBCK còn có quyền yêu cầu DN chứng khoán thực hiện niêm phong tạm thời một phần hoặc toàn bộ tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hàng và tài khoản tự doanh của DN để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

    Liên quan đến vấn đề phá sản của CTCK, có 3 câu hỏi đặt ra với cơ quan quản lý. Thứ nhất, việc tách bạch tiền, chứng khoán của khách hàng với tài khoản tự doanh của CTCK được thực hiện ra sao để tránh trường hợp CTCK lạm dụng tài sản của NĐT? Trên thực tế, ở những lĩnh vực khác đã có chủ DN có nhiều thủ đoạn, biết nếu bị phá sản sẽ khó thoát khỏi trách nhiệm trả nợ, nên chủ động nộp đơn đến toà. Trong thời gian toà chưa tuyên bố mở thủ tục phá sản, họ tranh thủ tẩu tán tài sản, mua bán thu tiền, thu hồi nợ cho vay, sửa chữa giấy tờ sổ sách, chứng từ với nhiều hành vi gian lận.

    Trả lời câu hỏi này, một quan chức của UBCK cho biết, luật đã quy định CTCK không được dùng tiền, chứng khoán của NĐT, trừ khi có yêu cầu của NĐT. Đã có trường hợp cá nhân, nhân viên môi giới của CTCK cấu kết lạm dụng tài khoản của NĐT, dù đây có thể là việc làm trục lợi của một vài cá nhân, chứ không phải là chủ trương của công ty song khi phát hiện, UBCK đã phạt nặng. Theo yêu cầu, hiện tất cả CTCK phải ban hành quy trình làm việc nội bộ, trong đó quy định chi tiết quy trình môi giới, nộp UBCK làm cơ sở giám sát. Quan chức này cũng cảnh báo, NĐT khi đặt lệnh mua -bán phải có bằng chứng ghi lệnh, nếu ủy quyền phải có văn bản, trường hợp nhờ đặt lệnh tắt (dựa vào quan hệ thân quen, không qua hệ thống chính thức) nếu CTCK phá sản, khi giải quyết hậu quả NĐT hoàn toàn chịu rủi ro.

    Thứ hai là TTCK khó khăn như hiện nay, nguy cơ thua lỗ của CTCK có thể thấy tương đối rõ, vậy UBCK có cơ chế giám sát như thế nào để nắm bắt sát sao tình hình và chủ động có phương án phòng ngừa nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi NĐT? Theo tìm hiểu của ĐTCK, hàng tháng CTCK phải có báo cáo hoạt động kinh doanh, trong đó có chi tiết các khoản mục như doanh thu môi giới, tự doanh, phí tư vấn, bảo lãnh? Hàng quý nộp báo cáo tài chính cho UBCK, khi cần phải có báo cáo đột xuất? Song điều đáng nói là hiện chưa có một quy chuẩn cho việc tính toán các chỉ tiêu an toàn tài chính, CTCK nào thích thì tự tính, lên đến UBCK các chuyên viên tại đây phải mày mò tự tính lại một cách thủ công. Ở ngưỡng nào CTCK ở tình trạng báo động, ở ngưỡng nào cần sự giám sát đặc biệt, hiện ngay trong nội bộ UBCK cũng chưa có sự đồng thuận về việc cần thiết phải xây dựng quy định về những chỉ tiêu giám sát tài chính an toàn.

    Một câu hỏi nữa là trong Luật Chứng khoán có đưa ra quy định, CTCK phải trích lập tiền cho Quỹ bảo vệ NĐT. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, do thiếu văn bản hướng dẫn nên chưa một CTCK nào triển khai hoạt động này. Đại diện UBCK cho hay, họ không soạn thảo quy định liên quan đến nội dung này, mà phải chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    Trước mắt, UBCK đang tập trung xây dựng quy trình thủ tục phá sản CTCK, trong khi chờ văn bản được ban hành, những tình huống cần thiết Ủy ban cũng sẽ có cơ chế dự phòng. "Qua giám sát, thấy CTCK nào có dấu hiệu hoạt động không an toàn, thiếu khả năng thanh toán, chúng tôi có thể làm công văn đề nghị Bộ Tài chính cho phép áp dụng thủ tục khống chế phá sản. Tuy nhiên, điều UBCK mong mỏi là CTCK tự mở lối cho mình, thay vì phải cưỡng chế phá sản", vị quan chức nhấn mạnh.

    Phá sản là một khái niệm dường như rất xấu đối với DN tại Việt Nam, với TTCK đây là điều không mấy dễ chịu khi đề cập, song nhìn sang các TTCK khác, việc phá sản của CTCK diễn ra như một hoạt động kinh tế bình thường. Đơn cử như Đài Loan, trước đây có vài trăm CTCK, nhưng hiện tại chỉ có khoảng 40 công ty, trong đó 5 công ty lớn nắm tới 50% thị phần.(Nguồn: ĐTCK, 13/11)
  8. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    http://www.atpvietnam.com/vn/thuctechoick/22353/index.aspx[/url]

    Chứng khoán 2009: Lo ngại sức cầu
    Thứ sáu, 14/11/2008, 10:32 GMT+7

    Nhiều chuyên gia tham dự cuộc tọa đàm ngày 13/11 với chủ đề "Giải pháp vốn phát triển TTCK và bất động sản 2009" tại TPHCM cho rằng, khó khăn đến với TTCK năm tới chủ yếu là từ sức mua có thể suy giảm mạnh, trong khi cung tiếp tục tăng đều đặn với các kế hoạch niêm yết, phát hành thêm và IPO.

    * Kết quả kinh doanh Quý 3/2008 của các doanh nghiệp trên cả 3 sàn

    Theo thạc sĩ Đinh Thế Hiển - GĐ Viện Nghiên cứu tin học - kinh tế ứng dụng, năm 2009 sẽ còn những khó khăn nhất định, vì các yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển đang bị suy giảm. Vốn FDI giải ngân sẽ giảm do khó khăn của chủ đầu tư và NH tài trợ vốn. Đồng thời, việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) cũng sẽ giảm, vì cơ hội đầu tư về Mỹ của NĐT lớn hơn. Dự báo được ông Hiển đưa ra về nguồn vốn FII thu hút được của VN trong năm 2009 là 1 tỷ USD so với mức ước đạt 2,5 tỷ USD năm 2008 và đạt 6,2 tỷ của 2007.

    Mặt khác, giá dầu và hàng nông sản xuất khẩu của VN đang bị giảm mạnh, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và rơi vào chu kỳ giảm giá... Cùng với những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, TTCK đã sụt giảm trong 2 quý đầu năm. Quý III/2008 thị trường đã ổn định hơn. Tuy nhiên, sang tháng 10/2008, CK VN lại giảm mạnh vì tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, nguồn vốn của NĐTNN đóng vai trò quan trọng trên TTCK VN.

    "Quan sát từ tháng 6/2008 đến nay có thể khẳng định, TTCK phục thuộc rất lớn vào nguồn vốn NĐTNN. Trong 14 phiên cuối tháng 10, NĐTNN bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng khiến cho VN - Index phá đáy 366 điểm", ông Hiển đưa ra dẫn chứng.

    Theo ông Hiển, đối với các NĐT tổ chức hiện nay nguồn vốn sẽ không tăng. Riêng với các NĐTNN nếu có bỏ vốn vào CK VN có thể phải đợi đến năm 2010 khi CK Mỹ hết cơ hội. CK Mỹ giảm do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế đang là cơ hội cho NĐT trở lại. Đơn cử CP của tập đoàn bảo hiểm AIG đã rớt từ 70 USD/CP xuống còn 2 USD...

    Với nguồn vốn hiện tại ông Hiển cho rằng, TTCK khó phát triển. Nguồn cầu không tăng, thậm chí có xu thế giảm. Vốn trong nước suy yếu và tăng chậm. Còn vốn gián tiếp sẽ bị giảm và khó tăng trong năm 2009. Trong khi đó, nguồn cung CP ngày càng tăng, do các CTCP theo kế hoạch sẽ từng bước niêm yết. Các Cty hiện hữu niêm yết sẽ cần phát hành tăng vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. DN nhà nước CPH cũng không thể trì hoãn phát hành lần đầu (IPO). Theo ông, giải pháp cần thực hiện để hỗ trợ TTCK VN là đẩy mạnh nguồn cầu bằng cách đa dạng hóa định chế tài chính, thu hút vốn người dân, cung vốn đều đặn cho thị trường.

    CK xuống giá đã khiến nhiều NĐT thua lỗ và với các quỹ đầu tư nước ngoài cũng không ngoai lệ. Theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc nghiệp vụ Quỹ đầu tư Dragon Capital, với các quỹ đầu tư nước ngoài hiện nay đã lỗ khoảng 60%.

    Theo ông Tuấn, trước đây khi Cty đạm Phú Mỹ (DPM) IPO với mức giá CP 50.000 đồng, có nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ đã bán rẻ tài sản quốc gia, nhưng hiện giá CP DPM giao dịch trên TTCK chỉ còn 38.000 đồng/CP nên khó có thể nói trước được điều gì. Tuy nhiên, các NĐTNN cho rằng, họ luôn có tầm nhìn trung, dài hạn vào CK VN.(Nguồn: LĐ, 14/11)
  9. vni5000

    vni5000 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/10/2007
    Đã được thích:
    0

    Bọn lũng đoạn nó muốn chữa con nghiện bằng cách tiêm thêm heroin. DCM ! Cái đất nước này éo bao giờ khá nổi nếu vẫn cảnh nhà nhà đầu cơ đất, cả nước ôm nhà, ôm đất. Các ngân hàng chỉ nhăm nhe cho vay nhà đất , BDS chết cụ nó rồi thì lại dùng cách ngu xuẩn là tiền của dân để cho vay tiếp, cứu BDS . Trong khi đó các doanh nghiệp SXKD đang bị bóp bằng thắt tín dụng thằng nào thằng đấy sống dở chết dở. Khủng hoảng nhà đất các NH cho vay BDS nhiều quá éo thu hồi được thì doanh nghiệp phải gánh chịu bằng thắt tín dụng, bằng lãi suất cắt cổ...
    Khi nền kinh tế còn bị lũng đoạn như thế này thì dân ta biết bao giờ mới khá được?

    Đả đảo ! đả đảo !
  10. TiChetDuoi

    TiChetDuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Tiên sư bố chúng nó, một lũ mất dạy ăn thịt người kô tanh!
    chúng nó lấy quỹ phòng chống thiên tai ra cứu nguy BDS, thế lúc thiên tai thì chúng nó lấy gì cứu dân lành đây? Lúc thiên tai sảy ra chúng nó chạy mất tiêu rồi! Bọn này nó sướng qua hoá rồ đây.

Chia sẻ trang này