HBB chỉ còn 481 VND - Rất gấp!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Emxinduoi, 11/05/2012.

4212 người đang online, trong đó có 386 thành viên. 21:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1295 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. Emxinduoi

    Emxinduoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Đã được thích:
    7.054
    Đọc xong bài viết này em run quớ:


    Vinashin trong cuộc “hôn nhân” HBB - SHB

    Trong phần phụ lục danh sách các công ty con, đơn vị liên doanh, liên kết đi kèm báo cáo tài chính có kiểm toán của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) xuất hiện cái tên ở vị trí cuối cùng: Công ty Vinashin - Habubank.
    Công ty này vẫn thuộc Vinashin, không nằm trong diện các đơn vị được chuyển về Vinalines (Tổng công ty Hàng hải) hay PetroVietnam (tập đoàn Dầu khí). Chỉ không biết hiện giờ số phận nó ra sao, còn tồn tại hay đã giải thể? Dù còn, dù mất, nó là một bằng chứng cho thấy mối quan hệ cao hơn “khách hàng thân thiết” của tập đoàn Vinashin với Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội.

    Khoản nợ mòn mỏi

    Có nhiều nguyên nhân khiến Habubank với tuổi đời 20 năm buộc phải sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và từ bỏ vĩnh viễn thương hiệu một thời của mình. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là khoản nợ cho đến giờ không thể trả được của Vinashin. Habubank đã cho Vinashin vay 2.745 tỉ đồng, thêm 600 tỉ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng 3.345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ (Nguồn: Đề án sáp nhập Habubank - SHB, tr. 10). Theo quy định của ngành ngân hàng, một tổ chức tín dụng không được cho vay một khách hàng quá 15% vốn tự có. Tuy nhiên, ở thời điểm 5-6 năm trước, khi Vinashin là một doanh nghiệp có bề ngoài đang lên, không ít ngân hàng đã cho tập đoàn vay những khoản tiền lớn, vượt 15% vốn tự có, không riêng gì Habubank.

    Với những ngân hàng mạnh, khoản nợ Vinashin không phải dễ đòi, nhưng họ có khả năng trích dự phòng rủi ro dần từng năm để bù đắp. Họ cũng tích cực bán tài sản thế chấp nhằm thu hồi nợ. Habubank không có được ưu thế ấy. Ngân hàng cũng không nằm trong diện những tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng vốn huy động ở tốp đầu. Hậu quả là mỗi năm, chỉ nguyên bù đắp khoản chi phí huy động vốn cho khoản vay của Vinashin, Habubank mất đứt 500 tỉ đồng. Liên tục ở trong tình trạng phải có bằng được vốn huy động sau trả cho vốn huy động trước đã dùng cho Vinashin vay, Habubank năm 2011 đã không tránh khỏi trở thành ngân hàng đầu tiên báo lỗ. Đề án nhấn mạnh rằng “Habubank luôn thường trực nguy cơ mất khả năng chi trả, và thực tế đã mất khả năng thanh toán” (tr. 11).

    Mở màn xử lý nợ Vinashin

    Trước khi SHB vào cuộc, đã có ít nhất bốn tổ chức tín dụng “nghiên cứu” Habubank theo gợi ý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và cả bốn lắc đầu. Có lẽ những ưu đãi mà NHNN đưa ra không đủ sức thuyết phục họ. Chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng đã từng “ngắm nghía” Habubank, nhận xét Habubank có bề dày thâm niên, có mạng lưới, khách hàng và đội ngũ nhân viên tương đối tốt, chỉ hiềm nỗi giải quyết khoản nợ Vinashin sẽ tốn kém thời gian. Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, dành thời gian và công sức tháo gỡ nợ Vinashin đồng nghĩa để vuột đi cơ hội tiến về phía trước.

    Cuộc “hôn nhân” Habubank - SHB được NHNN bật đèn xanh với trọng tâm xử lý nợ Vinashin. Theo đó ngân hàng sau sáp nhập sẽ phân bổ trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay và trái phiếu Vinashin trong năm năm, mỗi năm 447,2 tỉ đồng. Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông SHB ngày 5-5-2012, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng, ông Đỗ Quang Hiển, cho biết NHNN đã đồng ý cho trích lập năm năm.

    Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, dành thời gian và công sức tháo gỡ nợ Vinashin đồng nghĩa để vuột đi cơ hội tiến về phía trước.

    Kế đó SHB sẽ được NHNN hỗ trợ các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp. Với sự bảo lãnh của Chính phủ, Vinashin sẽ phát hành trái phiếu có trị giá bằng 30% nợ, 30% trái phiếu mà Habubank đã mua. Số trái phiếu này được giao dịch trên thị trường mở (OMO) tạo thành nguồn vốn vay giá rẻ cho SHB. Dư nợ còn lại và dư nợ trái phiếu còn lại được cầm cố để vay tái cấp vốn của NHNN. Lãi suất vay tái cấp vốn của SHB thấp hơn 3% lãi suất tái cấp vốn thông thường.

    Giải pháp này giúp lợi nhuận của SHB gia tăng đáng kể. Thử tính toán: 30% dư nợ Vinashin tại Habubank tương đương 823,5 tỉ đồng; 30% trái phiếu là 180 tỉ đồng. Bằng trái phiếu mới của Vinashin, SHB coi như “đòi” được 1.003,5 tỉ đồng. Tất nhiên thời điểm “đòi” được dứt điểm còn phụ thuộc vào kỳ hạn trái phiếu dài, ngắn. Phần còn lại 2.341,5 tỉ đồng được thu hồi dần từ kinh doanh nguồn tiền vay tái cấp vốn, tốc độ thu hồi nhanh chậm tùy vào “tài” xoay xở của SHB.

    Nặng ký nhất là SHB xin Nhà nước cho áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0 (không) trong ba năm 2012-2014.

    Với Habubank - SHB, khúc dạo đầu xử lý nợ Vinashin đã khởi động. Câu chuyện tiếp theo là với những chủ nợ khác cách thức gỡ nợ sẽ ra sao.

    Vinashin là doanh nghiệp nhà nước, nợ chỉ có thể được xử lý bằng tiền ngân sách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trả một phần nợ bằng trái phiếu là thêm gánh nặng cho ngân sách.

    Theo thông tin TBKTSG có được, xử lý nợ Vinashin dự kiến dựa trên ba phương thức: 1. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ các chủ nợ giải quyết một phần nợ trong thời gian 1-3 năm; 2. Cho chủ nợ được khoanh giãn nợ; 3. Chủ nợ có thể được nhận một phần dư nợ bằng trái phiếu Chính phủ. Cả ba phương thức nói trên đều được áp dụng cho trường hợp cụ thể tại SHB sau sáp nhập.

    Như vậy xét về mặt số học, 3.345 tỉ đồng nợ của Vinashin ở Habubank trên tổng số 26.000 tỉ đồng nợ (báo cáo của NHNN cuối năm 2010) đã tìm thấy đường ra. Xử lý nợ Vinashin chính là một phần không thể thiếu của tiến trình tái cơ cấu ngân hàng. Xét cho cùng Vinashin là doanh nghiệp nhà nước, nợ chỉ có thể được xử lý bằng tiền ngân sách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trả một phần nợ bằng trái phiếu là thêm gánh nặng cho ngân sách. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm nguồn thu hao hụt. Về phần mình, các chủ nợ cũng không hẳn hài lòng bởi thay vì thu hồi nợ đúng hạn, họ phải kéo dài trong 3-5 năm. Tất cả các bên đều mệt mỏi.

    Liệu có phương thức xử lý nợ nào khả thi hơn không? Cho đến hiện tại có lẽ là không. Gánh thiệt hại cuối cùng của Vinashin vẫn là những người nộp thuế.

    Riêng SHB, với cuộc “hôn nhân” với Habubank, thách thức cũng nhiều như cơ hội. Trước mắt năm 2012 toàn bộ lợi nhuận làm ra của SHB sẽ dùng để xử lý lỗ lũy kế của Habubank, đồng nghĩa với việc cổ đông sẽ không có được đồng cổ tức nào. Hiệu quả kinh doanh những năm sau phụ thuộc nhiều vào quản trị doanh nghiệp, vào sự hòa hợp văn hóa của hai ngân hàng khác nhau. Bên cạnh đó, giá chuyển đổi 1 cổ phiếu Habubank bằng 0,62 cổ phiếu SHB rẻ hay đắt cũng còn nhiều ý kiến tranh luận. Nếu nhìn vào vốn chủ sở hữu của Habubank chỉ còn 195 tỉ đồng trên 4050 tỉ đồng vốn điều lệ, tương đương 405 triệu cổ phiếu, tính ra giá trị mỗi cổ phiếu hiện tại chừng 481 đồng. So với giá cổ phiếu Habubank trên sàn ngày 4-5-2012 6.300 đồng, khoảng cách là khá lớn.

    Lưu Hảo

    TBKTSG

    http://*********.vn/2012/05/vinashin-trong-cuoc-hon-nhan-hbb---shb-764-222654.aspx
  2. vuongkiet28

    vuongkiet28 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2008
    Đã được thích:
    80
  3. theluan

    theluan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    1.254
    rất chân thật đấy chứ :D
  4. Emxinduoi

    Emxinduoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Đã được thích:
    7.054
    Hôm nay SHB đè thấy rõ
    Em chờ ngày SHB 10 phiên trần như VID ;)!
  5. LuckyLuckeVNT

    LuckyLuckeVNT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    839
    Bài viết này phản ánh thông tin có vẻ như khách quan nhưng lại lộ ra cái đuôi chim lợn gài cắm ở cuối bài viết của tác giả Lưu manh Hảo...:D
    Phân tích cop nhặt từ những cái có sẵn rồi lái mọi người theo cái con số vốn CSH còn gần 200 tỏi thì tương đương giá HBB=481 đồng là hành động vô cùng thâm hiểm của tác giả...Sự thật ở đây hoàn toàn ko phải như vậy. Việc SHB nhận sáp nhập HBB là đã có sự bật đèn xanh hết cỡ từ phía NHNN. Cổ đông SHB tuy phải gánh nhiều thứ từ SHB nhưng cả trong ngắn hạn và dài hạn đều được lợi từ việc năm 2012 có 21% cổ tức bằng cp, 5% bằng tiền mặt, 2013 vẫn hưởng cổ tức bình thường, với quy mô ngày càng phát triển thì việc các chim lợn cay cú là việc bình thường...:D
    Ở VN ta có một câu nói rất ý nghĩa đó là : " Không ăn được thì đạp đổ" . Việc Bầu Hiển nhận rất nhiều ưu đãi từ NHNN và bỗng nhiên trở nên lớn mạnh hơn đã làm không ít các chú vừa ái vừa dòm đứng ngoài ghen ăn tức ở nên việc chim lợn dưới mọi hình thức là không tránh khỏi...:D
  6. vuongkiet28

    vuongkiet28 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2008
    Đã được thích:
    80
    Bac chi duoc cai noi dung, tui ss gio ko cover lai hang kip thi co ma di nang nhe [r23)]
  7. Pm_kevin

    Pm_kevin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2011
    Đã được thích:
    2
    Dzi muon hang HBB ss di ..... Doi no ve 5 roi cover lai .....
  8. quangcao23

    quangcao23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    0
    SHB: Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác TS NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội đăng ký bán 195.700 cp và mua 2.000.000 cp


    - Tên tổ chức thực hiện giao dịch: Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB-AMC)
    - Mã chứng khoán: SHB
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 195.700 CP (tỷ lệ 0,04%)
    - Tên của người có liên quan tại TCNY: Nguyễn Văn Lê
    - Chức vụ hiện nay của NCLQ tại tổ chức niêm yết: Tổng Giám đốc
    - Quan hệ của NCLQ với tổ chức thực hiện giao dịch: Chủ tịch HĐQT
    - Số lượng cổ phiếu NCLQ đang nắm giữ: 1.819.988 CP (tỷ lệ 0,38%)
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 195.700 CP
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 2.000.000 CP
    - Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
    - Mục đích thực hiện giao dịch: Cơ cấu danh mục đầu tư
    - Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 14/05/2012
    - Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 31/05/2012.
  9. phanpv

    phanpv Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    288
    Không biết tường tận không nên đưa ra tiêu đề hay nhận định nhảm nhí !
  10. quangcao23

    quangcao23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    0
    SHB: Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác TS NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội đăng ký bán 195.700 cp và mua 2.000.000 cp


    - Tên tổ chức thực hiện giao dịch: Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB-AMC)
    - Mã chứng khoán: SHB
    - Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 195.700 CP (tỷ lệ 0,04%)
    - Tên của người có liên quan tại TCNY: Nguyễn Văn Lê
    - Chức vụ hiện nay của NCLQ tại tổ chức niêm yết: Tổng Giám đốc
    - Quan hệ của NCLQ với tổ chức thực hiện giao dịch: Chủ tịch HĐQT
    - Số lượng cổ phiếu NCLQ đang nắm giữ: 1.819.988 CP (tỷ lệ 0,38%)
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 195.700 CP
    - Số lượng cổ phiếu đăng ký mua: 2.000.000 CP
    - Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
    - Mục đích thực hiện giao dịch: Cơ cấu danh mục đầu tư
    - Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 14/05/2012
    - Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 31/05/2012.

Chia sẻ trang này