HBB-SHB: từ những thông tin đã công bố

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi king0fking, 04/05/2012.

4742 người đang online, trong đó có 447 thành viên. 22:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 550 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. king0fking

    king0fking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT=&quot]Về nguyên nhân sát nhập do Habubank bị lỗ hơn 4000 tỷ, tỷ lệ mất vốn cao và không thể duy trì thanh khoản:[/FONT]
    [FONT=&quot][:p]Trong bài trả lời phỏng vấn của báo vneconomy, lãnh đạo SHB có nói có 3 sự kiện chính khiễn SHB có thể tự tin xử lý khoản lỗ của NH mới ngay trong năm 2012:[/FONT]
    [FONT=&quot] [r23)] [/FONT][FONT=&quot]“Thứ nhất, căn cứ vào yêu cầu của tổ chức kiểm toán bắt buộc phải trích lập 100% dư nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và trái phiếu của Vinashin khoảng 3.700 tỷ đồng tại Habubank. Sau sáp nhập, SHB sẽ “xin” Ngân hàng Nhà nước phân bổ khoản trích lập đó trong vòng 5 năm, năm đầu là 342 tỷ đồng. Lãnh đạo SHB khẳng định tính hiện thực của cơ sở này.” [/FONT]

    [FONT=&quot]“Thứ ba, một thông tin hé mở cơ hội mới cho cả hai bên: các khoản nợ và trái phiếu của Vinashin tại các tổ chức tín dụng đã có định hướng xử lý. Trong đó, một tỷ trọng đáng kể được bảo lãnh, một phần đáng kể của phần còn lại sẽ được hỗ trợ bằng nguồn vốn có kỳ hạn dài với lãi suất ưu đãi hơn nhiều so với lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước hiện nay.”[/FONT]

    :)>-[FONT=&quot]như vậy, việc xử lý phần nợ xấu rất lớn từ phía HBB là do NHNN áp dụng cho toàn thị trường. Một vấn đề lớn như vậy tại sao tại đại hội cổ đông của HBB, cả Đoàn chủ tịch, công ty kiểm toán EY lẫn NHNN đều không nhắc đến mà vẫn công bố và xác nhận những khoản như của Vinashin bị chuyển 100% thành lỗ? Hơn nữa, lãnh đạo SHB "khẳng định tính hiện thực của cơ sở này", trong khi đại diện NHNN tại ĐHCĐ của HBB lại khẳng định trích lập 100%. Vậy thông tin từ bên nào là chính xác?[/FONT]


    [FONT=&quot] [r23)][/FONT][FONT=&quot]Thứ hai, trong báo cáo kiểm toán lại tài sản, đơn vị kiểm toán yêu cầu Habubank phải trích lập dự phòng các khoản tiền gửi liên ngân hàng đã quá hạn. Tuy nhiên, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, những khoản này đến 2013 mới phải trích lập. Trước đó, đơn vị kiểm toán yêu cầu trích lập 50% các khoản đó nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của Habubank. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2012 sẽ không trích lập, đồng nghĩa với một nguồn được hoàn nhập, vừa bù cho khoản lỗ vừa tạo nguồn “mới” cần thiết cho hiện nay."[/FONT]

    :-??[FONT=&quot]Tại sao NHNN và HBB cũng như SHB lại đưa con số mà theo chính lãnh đạo SHB phát biểu là "đến 2013 mới phải trích lập" và sử dụng con số này ngay lập tức trong đề án sát nhập; đồng thời sau khi sát nhập lại đưa con số này về đúng bản chất, nghĩa là không trích lập trong năm 2012?[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot] [:p][/FONT][FONT=&quot]Trong đề án sát nhập của SHB công bố để sử dụng trong ĐHCĐ, SHB có công bốtỷ lệ khả năng chi trả của Habubank tại thời điểm cuối 2011 và cuối tháng 2 năm 2012 đều là khoảng 0.01, trong khi quy định của NHNN là >1. Theo quy định của NHNN, nếu NH không đảm bảo các chỉ số tối thiểu về mặt thanh khoản thì sẽ chịu một số hình thức như: x[/FONT][FONT=&quot]ử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.[/FONT][FONT=&quot] Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, NHNN không hề thông báo có NH nào bị mất thanh khoản, cũng như không hề thông báo HBB chịu kiểm soát đặc biệt và phải xin hỗ trợ về mặt thanh khoản từ NHNN. Vậy con số này SHB đưa ra là căn cứ theo nguồn nào? [/FONT][-(
    [FONT=&quot]Nếu SHB đưa ra con số này dựa trên những con số trong báo cáo mà trong đó, con cố lỗ của HBB lên đến 4000 tỷ thì chính bản thân lãnh đạo SHB đã nói báo cáo đó đã buộc HBB trích lập ngay lập tức 50% những khoản mà đúng ra đến 2013 mới phải trích lập. Vậy phải chăng SHB đưa ra con số không chính xác cho cổ đông biểu quyết?[/FONT]
    [FONT=&quot][:p]SHB có nói cổ đông của SHB sẽ không bị mất quyền lợi do sẽ được chia thêm cổ phiếu thưởng của NH mới sau sát nhập, phần cổ phiếu thưởng sẽ tương đương với 21% cổ tức cho năm 2012. Lãnh đạo NH SHB cũng đã nói sẽ giải quyết khoản l[/FONT][FONT=&quot]ỗ[/FONT][FONT=&quot] ngay trong năm 2012, vậy tại sao NH mới lại có kế hoạch không chia cổ tức trong 3 năm?? Lãnh đạo SHB cập nhật tình hình NH mới rất khả quan (thay vì mất 3 năm nay chỉ mất 1 năm để xử lý phần lỗ) nhưng hoàn toàn không cập nhật gì về quyền lợi cổ đông, và vẫn đưa ra ĐHCĐ để trình phương án sẽ không chia cổ tức trong 3 năm?[/FONT]
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
  2. king0fking

    king0fking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Có phải cổ đông SHB cũng đang bị lừa như cố đông HBB k các bác nhể????
  3. LuckyLuckeVNT

    LuckyLuckeVNT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2010
    Đã được thích:
    839
    Suy nghĩ như vậy thì ko nên quan tâm đến cp SHB làm gì...;));));))
  4. thienphu

    thienphu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    437
  5. thienphu

    thienphu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2010
    Đã được thích:
    437
    Sáp nhập HBB là cơ hội kinh doanh tốt

    04-05-2012 10:11:54


    Ông Đỗ Quang Hiển



    (ĐTCK) Đó là khẳng định của ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng sau sáp nhập.

    > Diễn biến thương vụ SHB-HBB

    Theo Đề án sáp nhập HBB trình ĐHCĐ ngân hàng này vừa qua, do đánh giá lại tài sản theo kết quả kiểm toán đặc biệt thì HBB bị lỗ tạm thời hơn 4.000 tỷ đồng. Ông đánh giá như thế nào về khoản lỗ tạm thời này?
    Theo Báo cáo đánh giá lại tài sản và các khoản dự phòng liên quan của HBB do Công ty Kiểm toán Ernst & Young thực hiện thì HBB chịu khoản lỗ lũy kế là 4.066 tỷ đồng, số lỗ này trên cơ sở trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản cho vay và đầu tư ở mức độ xảy ra rủi ro cao nhất. Nguyên nhân chính là do trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản vay và trái phiếu của Vinashin ngay trong năm đầu lên tới 2.236,36 tỷ đồng.
    Tuy nhiên, sau ĐHCĐ của HBB, HĐQT HBB và SHB đã tiếp tục xem xét và dự tính các giải pháp thực hiện trong thời gian tới để đảm bảo lợi ích các cổ đông và tạo thuận lợi cho sự phát triển của Ngân hàng SHB sau sáp nhập. Chúng tôi sẽ xây dựng phương án trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản vay và trái phiếu Vinashin trong vòng 5 năm, mỗi năm là 447,2 tỷ đồng. Như vậy, số lỗ lũy kế của HBB tại thời điểm 29/2/2012 là 1.829 tỷ đồng chuyển sang SHB sau sáp nhập.

    Vậy theo ông, làm thế nào để cổ đông của SHB sau sáp nhập tin tưởng rằng khoản lỗ này sẽ được bù đắp đủ trong năm 2012 và kể từ năm 2013 sẽ có lãi?
    Trước khi có phương án sáp nhập HBB, kết quả kinh doanh của SHB năm 2011 có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng và kế hoạch kinh doanh năm 2012 dự kiến đạt lợi nhuận hơn 1.250 tỷ đồng.
    Đồng thời, căn cứ vào kết quả kinh doanh bình thường của HBB trong các năm trước (trước khi xảy ra khó khăn về tài chính) thì lợi nhuận của HBB cũng đạt gần 600 tỷ đồng/năm. Vì vậy, kế hoạch kinh doanh 2012 của Ngân hàng SHB sau sáp nhập với lợi nhuận dự kiến khoảng 1.850 tỷ đồng là hoàn toàn khả thi và đủ bù đắp khoản lỗ lũy kế 1.829 tỷ đồng (nêu trên). Kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận năm 2012 đạt 1.850 tỷ đồng có đầy đủ cơ sở khoa học và các giải pháp hợp lý như sau:
    Một là, thu hồi các khoản nợ quá hạn từ tiền gửi thị trường liên ngân hàng của HBB trước khi sáp nhập. Khoản tiền gửi quá hạn này cũng đã được trích lập dự phòng là 263 tỷ đồng theo yêu cầu của công ty kiểm toán. Khả năng thu hồi khoản nợ này là 100%.
    Hai là, dự kiến thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu của HBB đã được trích lập dự phòng đầy đủ là 560 tỷ đồng trước khi sáp nhập. Thực tế, có rất nhiều khoản mục lỗ lũy kế của HBB trước khi sáp nhập đều có tài sản đảm bảo đầy đủ và có thể thu hồi được.

    Với thời gian hoạt động trên 20 năm, HBB có lợi thế lớn về thị trường, thị phần

    Ba là, đối với khoản nợ vay và trái phiếu của Vinashin, dự kiến 30% sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu Vinashin phát hành có bảo lãnh thanh toán của Chính phủ. Vì vậy, nợ Vinashin sau sáp nhập vào SHB chỉ còn lại 70%, dư nợ xấu và trái phiếu Vinashin sẽ được trích lập dự phòng phân bổ đều trong 5 năm. Trái phiếu này SHB sẽ sử dụng để vay trên OMO với lãi suất tương đối thấp so với lãi suất huy động, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh của SHB.
    Bốn là, NHNN sẽ cho vay tái cấp vốn 25% trên tổng dư nợ và trái phiếu Vinashin với lãi suất 10%/năm trong thời hạn 5 năm và được tăng, giảm tùy từng thời điểm. Đây là nguồn vốn lãi suất thấp, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của SHB sau sáp nhập.
    Năm là, thu hồi các khoản ủy thác đầu tư mà theo yêu cầu của kiểm toán trích lập dự phòng rủi ro có tài sản đảm bảo. Chúng tôi đánh giá sẽ thu hồi được các khoản ủy thác này trong năm 2012 là 50%.
    Sáu là, sau sáp nhập, SHB đã có kế hoạch cấp vốn đảm bảo thanh khoản cho HBB, đồng thời, giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào của HBB vì lãi suất huy động bình quân của SHB thấp hơn rất nhiều so với HBB và SHB đang thừa vốn khả dụng. Đồng thời, chúng tôi có kế hoạch cơ cấu lại các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng của HBB trước sáp nhập nhằm giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh đáng kể trong năm 2012.
    Bảy là, sau sáp nhập, SHB sẽ đẩy mạnh phát triển tín dụng khu vực sản xuất nông nghiệp - nông thôn, nhằm đảm bảo cơ cấu tín dụng cho vay phục vụ khu vực này chiếm 40% tổng dư nợ toàn hệ thống. Như vậy, theo chính sách của NHNN hiện nay thì SHB sẽ được giảm 40% tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường theo quy định của NHNN. Điều này giảm đáng kể chi phí đầu vào của SHB trong năm 2012.
    Tám là, tiết giảm chi phí hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sau sáp nhập.

    HBB hoạt động không hiệu quả và đang bị lỗ rất nặng. Vậy, tại sao SHB lại nhận sáp nhập HBB, thưa ông? Dưới con mắt của một nhà đầu tư, ông đánh giá như thế nào về thương vụ này?
    Là một ngân hàng TMCP, chúng tôi luôn đặt lợi ích các cổ đông lên trước tiên. Do đó, khi thực hiện một thương vụ kinh doanh mới, SHB phải tính toán thận trọng và kỹ lưỡng. Chúng tôi đánh giá đây là một cơ hội kinh doanh tốt, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển của SHB và kỳ vọng của các cổ đông, nhà đầu tư.
    Thương vụ HBB sáp nhập vào SHB thành công sẽ hình thành một định chế tài chính có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tính đến 29/2/2012), có hệ thống mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước với 242 chi nhánh, phòng giao dịch, gần 4.600 CBNV đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời, với thời gian hoạt động hơn 20 năm qua, HBB đã có những lợi thế lớn về thị trường, thị phần, khách hàng thân thiết truyền thống và đa dạng sản phẩm, dịch vụ tiện ích… Đó là những thế mạnh của SHB sau sáp nhập.
    Sau sáp nhập, SHB trở thành 1 trong 10 NHTM lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và thị phần. Nếu không có thương vụ sáp nhập HBB, để đạt được quy mô lớn và các lợi thế trên, SHB cần ít nhất thời gian 5 năm nữa với các chi phí rất lớn.
    Đối với lợi ích cổ đông của SHB thì sau khi nhận sáp nhập HBB, trong năm 2012, cổ đông SHB cũ (theo danh sách chốt trước ngày sáp nhập) sẽ được chia thêm 0,21% cổ phiếu/1 cổ phiếu đang sở hữu. Đây được xem như là cổ tức mà SHB được chia trong năm 2012. Đến năm 2013, kế hoạch kinh doanh của SHB sẽ có lãi và đảm bảo chi trả cổ tức cho các cổ đông sau sáp nhập tối thiểu bằng lãi suất huy động tại thời điểm đó. Chúng tôi tin tưởng, với những lợi ích và các giải pháp đồng bộ, cụ thể nêu trên, Ngân hàng SHB sau sáp nhập sẽ hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, minh bạch, đảm bảo tối đa lợi ích, quyền lợi của các cổ đông và nhà đầu tư.

    Như ông vừa nói, cổ đông SHB sẽ được chia cổ phiếu tỷ lệ 21% vốn điều lệ ngay trước khi sáp nhập và theo Đề án sáp nhập thì tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu là 1 cổ phiếu HBB được 0,75 cổ phiếu SHB. Cách thức và tỷ lệ chuyển đổi trên liệu có được NHNN và UBCK chấp thuận?
    Những nội dung này được thể hiện trong Đề án sáp nhập của hai ngân hàng và dự thảo hợp đồng sáp nhập đã được trình lên NHNN, UBCK. Về cơ bản, các cơ quan này đã đồng ý về mặt nguyên tắc.

Chia sẻ trang này