hệ lụy của việc tăng lương từ đầu tháng 5 kéo theo một loạt mặt hàng tăng giá...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giacmotrua26, 17/04/2012.

2983 người đang online, trong đó có 430 thành viên. 13:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 539 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Giữa tháng 4 rùi, chạy thôi, xuống tàu KLS, API, APS, KSD, SHS...

    Chúc các bác ở lại may mắn


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  2. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    tăng giá điện xong sẽ đến giá nước, các chú cứ ngồi mà xem nhé

    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  3. nguyenssss

    nguyenssss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2011
    Đã được thích:
    432
    Tăng lương kỳ này không ảnh hưởng lắm đến CPI
  4. conhuighe9

    conhuighe9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Đã được thích:
    1.679
    lo xa nhỉ, hẹn gặp lại kls 2x, api 1x, aps, ksd, shs 1x nhé\:D/
  5. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    tranh thủ rỗi rãi lên diễn đàn chém gió...
    từ năm 2009 đến nay trải qua bao mùa mưa bão nói thật với các bác e vẫn chưa hòa được vốn...nhưng con chim gãy cánh sợ cành cây ...ơ ...cong nên em xin cáo biệt...hẹn gặp lại vào đầu tháng 6.

    [:p][:p][:p][:p][:p][:p]
  6. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
  7. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Be bét cổ phiếu các DN của đại gia
    17/04/2012 10:22 (GMT +7)
    Nổi danh, quan hệ rộng và tiềm lực tài chính rất mạnh các đại gia luôn sở hữu rất nhiều DN trong tay. Tuy nhiên, điều đó cũng không giúp doanh nghiệp của nhiều đại gia thoát khỏi tình trạng báo động đỏ. Ranh giới giữa sự giàu có và nợ nần, thua lỗ là khá mong manh, nguy cơ sụp đổ, tất nhiên không loại trừ bất cứ một ai.

    [​IMG]Hàng loạt ""đại gia" Việt bị "sờ gáy"[​IMG]Hơn 10% doanh nghiệp rơi vào cảnh báo, kiểm soát[​IMG]"Danh sách đen cổ phiếu": "Quyết liệt" thanh lọc?[​IMG]Công ty của Cường "đô la" bị cảnh báo[​IMG]1+1= nhiều hơn 2[​IMG]Công ty chứng khoán nào sẽ bị knock-out?

    Đại gia gặp khó
    Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa cho biết, từ ngày 13/4 sẽ đưa vào diện cảnh báo một thêm một loạt các doanh nghiệp niêm yết, trong đó có CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigon Tel (SGT) của ông chủ nổi tiếng Đặng Thành Tâm và Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) của gia đình đại gia trẻ tuổi Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la).
    SGT bị đưa vào diện cảnh báo do lỗ gần 114 tỷ đồng trong năm 2011. Trong khi đó, QCG lỗ gần 40 tỷ đồng.
    Trường hợp SGT -Thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn của ông Đặng Thành Tâm làm cho biết lãi suất năm 2011 luôn duy trì ở mức rất cao làm cho chi phí tăng gần gấp 3 lần so với năm liền trước. Tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế khiến nhiều khách hàng tiềm năng của SGT tạm thời trì hoãn kế hoạch kinh doanh làm cho doanh thu về hoạt động cho thuê đất, bán và cho thuê nhà xưởng bị sụt giảm. Đây là những mảng hoạt động mang lại tỷ suất lợi nhuận cao nhất cho công ty.
    Mức lỗ trong năm 2011 của SGT trên thực tế là rất lớn, cao hơn tổng lợi nhuận của doanh nghiệp này trong hai năm liền trước là 2010 và 2009. Nó khiến cho VCSH của SGT sụt giảm xuống còn 659 tỷ đồng, so với vốn điều lệ 740 tỷ đồng.
    Không những thế,khó khăn của SGT khá "ổn định" trong cả năm 2011 khi mà doanh nghiệp này lỗtrong cả 4 quý. Riêng trong quý IV/2011, doanh thu thuần của SGT chỉ đạt 3,6 tỷ đồng, bằng 16% so mức 22 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước và lỗ hơn 40 tỷ đồng.
    Chưa biết đại hội cổ đông SGT sẽ thông qua kế hoạch cơ cấu lại tài sản, giảm mạnh dư nợtín dụng (để giảm chi phí lãi vay) và đẩy mạnh cho thuê đất và nhà xưởng nhưthế nào, nhưng một điều thấy rõ là giới đầu tư không mấy mặn mà với cổ phiếu của doanh nghiệp được chi phối bởi một trong những người giàu nhất Việt Nam này.
    [​IMG]SGT bị đưa vào diện cảnh báo do lỗ gần 114 tỷ đồng trong năm 2011
    Giao dịch cổphiếu SGT hiếm khi đạt được trên 20.000 đơn vị/ngày trong nhiều tuần gầnđây cho dù tổng cổ phiếu lưu hành lên tới trên 74 triệu đơn vị. Giá SGT hiện cũng chỉ bằng khoảng hơn 50% so với giá trị sổ sách và gần nhưkhông tăng trong hai phiên vừa qua khi mà TTCK bùng nổ sau động thái hạlãi suất và nới lỏng tín dụng bất động sản.
    Một cổ phiếu gây thất vọng khác của ông Đặng Thành Tâm là Khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn (SQC). Cổ phiếu này gần như không có giao dịch kể từ đầu năm 2010 tới nay. Giá vẫn giữ được ở mức rất cao, trên 80.000 đồng/cp nhưng dường như không thu hútđược sự quan tâm của nhà đầu tư nào.
    Trong trường hợp QCG của Quốc Cường Gia Lai, tình hình có vẻ khả quan hơn khi mà doanh nghiệp này đang là đối tượng được hưởng lợi chính trong đợt nới lỏng chính sách tiền tệ lần này của NHNN. Mặc dù vậy, việc phục hồi trong ngắn hạn không hềdễ dàng. QCG hiện vẫn có nợ ngắn hạn và tổng nợ rất cao. Lãi suất cho vay hiện vẫn chưa giảm được bao nhiêu, trong khi thị trường bất động sản chưa có tín hiệu sôi động trở lại.
    Riêng trong quý IV/2011, QCG lỗ hơn 100 tỷ đồng. Quý III lỗ hơn 26 tỷ đồng. Theo giải trình của QCG, năm 2011 doanh nghiệp thua lỗ là do hoạt động kinh doanh của công ty dựa vào hoạt động kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, kinh tế khó khăn đã khiến doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm làm ảnh hưởng đến doanh thu, trong khi đó vẫn phải trả lãi vay ngân hàng nên chi phí tài chính cao làmảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong kỳ. Chỉ tính riêng chi phí lãi vay, năm 2011 QCG phải bỏ ra tới 160 tỷ đồng, so với gần 27 tỷ đồng năm 2010.
    Đại gia to, vay vốn nhiều?
    Một điểm có thểnhìn thấy khá rõ ràng trong các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thua lỗ trong năm vừa qua là đa số các đơn vị này bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán giảm giá và lãi suất ngân hàng ở mức cao.
    Không chỉ có SGT và QCG, danh sách các công ty bị cảnh báo, kiểm soát và tạm ngừng giao dịch trên hai sàn chứng khoán Việt Nam cho tới thời điểm này đã lên tới khoảng 60đơn vị.
    Lý do chính giải thích cho thua lỗ trong năm vừa qua của đa số các doanh nghiệp là do chi phí lãi vay tăng mạnh. Tất nhiên, đây là lý giải tương đối hợp lý bởi doanh nghiệp nào làm ăn kinh doanh trong năm vừa qua cũng phải chứng kiến cảnh bịngân hàng áp lãi suất tăng vọt (20-25%).
    Trên thực tế,tại Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp muốn phát triển, đặc biệt những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực cần nhiều vốn như bất động sản, xây dựng... đều phải vay vốn ngân hàng rất nhiều. Nhiều đối tượng vay vốn gấp vài ba lần, thậm chí cả chục lần so với VCSH.
    Mặc dù vậy, điềuđáng nói là không chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp ít kinh nghiệm làm ăn gặp khó khăn, thua lỗ mà ngay cả những doanh nghiệp của những ông chủ lừng danh cũng bị mắc kẹt với bài toán phát triển nóng, vay vốn nhiều. Doanh nghiệp càng lớn thì các khoản vay càng khổng lồ, và một khi gặp trục trặc ở đầu ra thì nguy cơ thua lỗ là hiển hiện, chưa nói tới có thể phá sản dù đang nằm trên đống tài sản khổng lồ.
    Với trường hợpđại gia Diệu Hiền của Thủy sản Bianfisco, công ty này vốn nổi tiếng trong lĩnh vực thủy sản xuất khẩu, nuôi hàng ngàn công nhân, làm ăn phát đạt cảchục năm qua. Nhưng khá bất ngờ, doanh nghiệp này đã nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán chỉ... sau một đám cưới, với tổng các khoản nợ lên tới gần 1.600 tỷ đồng.
    Tài sản có thểrất nhiều, với nhà máy sản xuất thủy sản hoành tráng, nhà và bất động sản mà ngay cả những đại gia máu mặt khác cũng phải mơ ước, nhưng giờ đây doanh nghiệp đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa.
    Về nguyên nhân sâu xa, trong một báo cáo gần đây, tổ kiểm tra nợ Bianfishco khẳng định công ty của bà Hiền đã sử dụng vốn không hiệu quả. Việc đầu tư dàn trải, đầu tưkhông đúng trọng tâm và phát triển nóng vội theo quy mô và số lượng rất có thể sẽ dẫn đến mất cân đối về tài chính.
    Nguy cơ thua lỗ,nợ nần và phá sản có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào từ nhỏ tới lớn nếu vấn đề quản trị doanh nghiệp không được thực hiện nghiêm túc.
    TTCK đang hồi phục khá mạnh mẽ nhờ vĩ mô đang dần ổn định và hàng loạt các biện pháp giải cứu doanh nghiệp nói chung và bất động sản nói riêng. TTCK cũng ăn theo và nhiều khả năng sẽ không có quá nhiều doanh nghiệp phải chết trên đống tài sản.
    Mặc dù vậy, cũng cần nhìn nhận lại sự nguy hiểm của việc coi thường việc quản trị doanh nghiệp. Kinh doanh điều quan trọng hơn cả có lẽ là sự an toàn, liên quan tới sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có ổn định và sống qua được bão tố thì mới hy vọng phát triển. Đáng tiếc là điều này dường như đang khôngđược thực sự coi trọng, ngay cả ở những doanh nghiệp mà vốn chủ yếu thuộc vềmột ông chủ lớn.

  8. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    nếu tăng lương mà làm ăn nghiệm chỉnh thì OK ............ chứ lại phá hoại thì mệt lắm .............................
  9. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Hơn 10% doanh nghiệp rơi vào cảnh báo, kiểm soát
    16/04/2012 09:48 (GMT +7)
    Hầu hết doanh nghiệp rơi vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế năm gần nhất âm và rơi vào diện bị kiểm soát khi lỗ 2 năm gần nhất.
    Những ngày gầnđây, HSX và HNX liên tục có thông báo đưa cổ phiếu vào diện kiểm soát, cảnh báo.

    Tính sơ bộ đến ngày 13/4/2012, đã có 78 doanh nghiệp thuộc danh sách kiểm soát, cảnh báo giao dịch. Số lượng doanh nghiệp bị rơi vào diện kiểm soát, cảnh báo chiếm hơn 10% số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn.

    Nguyên nhân chủ yếu là do báo cáo tài chính năm 2011 đã qua kiểm toán âm, lỗlũy kế hoặc do lỗ 2 năm liên tiếp.

    Nhóm chứng khoán có nhiều mã thuộc "danh sách đen" gồm: APG, APS, AVS, BSI, BVS, HPC, PHS, PSI, SHS, SME, SVS, TAS, VDS, VND

    Nhóm thủy sản có: BAS hiện đang giao dịch dưới dạng bị kiểm soát và cổ phiếu này thuộc diện hủy niêm yết, CAD, FBT

    Nhóm xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản có: BHC, CYC, DRH, HHS, HTB, HT1, IDJ, ITC, MCV, NVT, PXA, QCG, S27, SCC, SDB, SDH, SDY, SHN, SJS, SSS, TKU, V11, VCH, VCV, VSP, YBC. Ngành vận tải biển, cảng biển có: DDM, MAC, MHC, VSG

    Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp khác như AME, AMV, ASP, DCL, DHI, DTT, GGG, HAX, HHG, HHL, IFS, MIC, MMC, NAG, PIV, QCC, SAM, SGT, TIG, TLC, TRI, TST, TYA, VES, VHG, VHH, VID, VIE, VKP, VMG, VTC.

    Hầu hết các doanh nghiệp bị rơi vào diện cảnh báo do Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất là số âm và rơi vào diện bị kiểm soát khi lỗ 2 năm gần nhất. Cá biệt có HHS không có đủ 100 cổ đông nắm giữtối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty nên bị rơi vào diện cảnh báo dù rằng EPS năm 2011 của doanh nghiệp này đạt trên 10.000 đồng.

    Một điều đáng buồn là danh sách hơn 10% số cổ phiếu đang niêm yết bị rơi vào diện cảnh báo/ kiểm soát chưa phải đã kết thúc khi còn rất nhiều doanh nghiệp chưa nộp báo cáo kiểm toán năm 2011.

  10. giacmotrua26

    giacmotrua26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Tắc đầu ra: DN phá sản theo dây chuyền

    Tác giả: Trần Thủy
    Bài đã được xuất bản.: 17/04/2012 05:00 GMT+7
    Red
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)



    (VEF.VN) - Tồn đọng tài sản lớn, các DN được chào mời vốn rẻ cũng không dám vay. Nếu không có một cách tháo gỡ đống bộ thì các DN chỉ còn nước ôm tài sản rồi chết dần.
    Khi bán không ai mua
    Trong một báo cáo "kêu cứu" gửi các cơ quan chức năng mới đây, Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (Horea) cho biết, tổng số nợ mà các DN BĐS đã niêm yết trên TTCK lên đến 200.000 tỉ đồng, trong khi quỹ tiền mặt mà các DN này đang nắm giữ chỉ khoảng 9.000 tỉ đồng. Với tình hình tài chính như vậy, các DN BĐS chỉ đủ khả năng cầm cự thêm được vài tháng nữa.
    Nguồn trông chờ lớn nhất của các DN BĐS chính là việc bán bớt tài sản mà cụ thể là số nhà đất đang xây dựng. Tuy nhiên, cũng theo thống kê của Horea, hiện nay 60 -70% DN BĐS tại tp Hồ Chí Minh đang trong tình trạng "đắp chiếu", sản phẩm làm ra không bán được.
    Không chỉ các DN BĐS tại TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn mà phần lớn các DN BĐS trên cả nước cũng chung tình cảnh này. Theo số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường BĐS, tổng quỹ căn hộ tồn đọng đã lên đến trên 10.000 căn.
    Thị trường BĐS trầm lắng ở tất cả mọi phân khúc, có nhiều DN cả năm nay không bán được gì. Nhà giá rẻ là điểm sáng duy nhất nhưng nay cũng khó tìm được đầu ra, các DN hầu hết đã dừng sản xuất, cho lao động nghỉ.

    [​IMG]Đầu ra không có, không vay được vốn, dự án đình trệ, nợ chồng chất... đang khiến nhiều DN BĐS ngập trong khó khăn.Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho hay, hiện nay tất cả các DN địa ốc đều khó khăn, có công ty phải trả hàng tỷ đồng tiền lãi mỗi ngày.
    Nhiều DN BĐS thời gian qua đã phải chuyển hướng kinh doanh. Công ty địa ốc Bình Dân ( tp Hồ Chí Minh) cho biết đã phải quay sang mở quán ăn để lấy tiền trang trải những chi phí hàng ngày.
    Công ty Phát triển BĐS Phát Đạt (tp Hồ Chí Minh), theo báo cáo tài chính đến cuối tháng 12/2011, tổng số hàng tồn kho (BĐS) tăng cao, nợ lớn, hiện đã phải bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh về nông nghiệp, trồng rừng, cao su... và xác định sẽ là nguồn thu ổn định để nuôi ngành kinh doanh BĐS đang gặp khó khăn.
    Nhiều dự án tại tp Hồ Chí Minh, Hà Nội hiện đất để không, cho thuê làm quán cà phê, trông giữ xe và rửa xe.
    Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp DN BĐS phải bán đổ bán tháo dự án, tháo chạy khỏi thị trường. Tập đoàn Dầu khí từ cuối năm 2011đã thoái vốn khỏi dự án PVN Tower (Hà Nội).
    Một dự án BĐS trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) có diện tích 4.000 m2, đã được phê duyệt gồm 2 tòa nhà 30 tầng với mật độ xây dựng 50%, đầy đủ pháp lý, đang chào bán với giá 470 tỷ đồng, nhưng rao bán cả mấy tháng nay vẫn chưa tìm được người mua.
    Trên đường Phạm Hùng, Khu đô thị Linh Đàm, một số dự án cỡ trung bình, có diện tích từ 2.700m2 - 3.600m2 , xây từ 20- 25 tầng, đang chào bán với giá 88- 92 tỷ đồng, nhưng cũng không có ai mua.
    Một dự án quy mô lớn tại quận Hà Đông rao bán dự án gần 6 héc-ta bao gồm biệt thự, liền kề và căn hộ, có phê duyệt quy hoạch 1/500, có quyết định giao đất, đã giải phóng mặt bằng và san nền mức giá chỉ bằng một nửa so với thời điểm đất lên cơn sốt hồi năm 2010...
    Chết theo dây chuyền
    Doanh nghiệp BĐS khó khăn kéo theo sự khó khăn của các DN sản xuất vật liệu xây dựng như thép, xi măng, gạch ốp lát sứ vệ sinh... các DN trong lĩnh vực này cũng đang bơi trong khó khăn.
    Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép VN cho biết, trong quý 1/2012 lượng thép tiêu thụ đạt 1.153.000 tấn giảm 10% so với cùng kỳ 2011. Trong đó tháng 1 tiêu thụ giảm mạnh chỉ đạt 233.000 tấn. Đến tháng 3 tăng lên 551.000 tấn nhưng không phải do đầu ra đã khơi thông, mà do tháng 1 và 2 tiêu thụ quá thấp và thấy giá cả đầu vào thép tăng lên nên nhiều khách hàng đã tăng mua vào để dự trữ.
    Tồn kho hiện đã giảm còn 288.000 tấn. Tuy nhiên giá đầu vào sản xuất thep như phôi thép vừa qua dã tăng thêm 500.000 đồng/tấn, điện tăng, xăng dầu tăng, lãi suất vay cao đã làm cho giá thành sản phẩm 1 tấn thép hiện đang ở mức 15,5 triệu đồng/tấn, nhưng giá bán thì không thể tăng được do cạnh tranh khốc liệt. Hiện gía bán thép của các DN ở mức 15,3-17 triệu đồng/tấn và phải khuyến mãi lớn cho khách hàng nên thua lỗ không phải là ít.
    Theo ông Cường hiện có 4 DN đã mấy tháng nay không có sản lượng. Chẳng hạn như DN Thép Nam Đô, Công ty cổ phần thép Thăng Long Kansai. Một số DN khác như Vinashin Cửu Long hiện đang gia công thuê, tức là khách hàng nào tìm được đầu ra, mua phôi đưa đến thì DN cho thuê dây chuyền sản xuất. Nhiều DN thép khác đã phải cắt giảm đến 50% công suất như Công ty Thép Việt. Hệ quả là hàng nghìn lao động đã phải nghỉ việc giãn việc, kéo theo thu nhập giảm sút.
    Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng cho biết, tiêu thụ xi măng đang ở mức thấp, chỉ bằng 70%- 80% so với cùng kỳ. Thị trường xi măng dư cung 8 - 10 triệu tấn, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn... khiến nhiều DN xi măng quay ra cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước. Hầu hết doanh nghiệp sản xuất đều tung ra mức chiết khấu cao, kèm theo khuyến mãi "khủng" như mua 100 bao tặng 9-13 bao từ nhiều tháng qua nhưng sức mua vẫn thấp.
    Một số nguồn tin cho biết, nhiều DN sản xuất xi măng lỗ hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là các DN mới đầu tư thêm dây chuyền sản xuất phải trả lãi vay lớn, thậm chí có DN đã phải tạm dừng 1 dây chuyền.
    Vấn đề quan trọng là đầu ra cho những sản phẩm này. Không có đầu ra thì DN cũng chẳng thể nào hoạt động nổi.
    Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn hiện nay DN BĐS cực kỳ khó khăn do thị trường đóng băng lâu quá. DN có cố gắng cũng chỉ chịu đựng được vài tháng nữa.
    Ông Hiệp phân tích, về chính sách, tiền sử dụng đất đối với các dự án đã khởi công, đến khi làm xong móng là phải trả hết. Nhưng nếu làm xong móng mà DN không bán được hàng có nghĩa DN vừa căng người lên trả tiền sử dụng đất và trả tiền móng. Những DN lâm vào tình cảnh này sẽ rất khốn đốn. Dù có vay được vốn ngân hàng để tiếp tục nhưng không có người mua thì nợ càng chồng chất.
    Việc hạ lãi suất và nới lỏng cho vay BĐS sẽ giúp cho các DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn, tuy nhiên các DN BĐS cho biết họ chưa thể vui mừng vì điều quan trọng nhất là đầu ra. Nếu khách hàng không mua thì DN cũng không có tiền trả ngân hàng. Nhiều DN sẽ bị ăn mòn hết tài sản vì đầu tư không sinh lợi và hàng đống tài sản sẽ bị chôn vùi trong núi nợ.
    http://vef.vn/2012-04-16-tac-dau-ra-dn-pha-san-theo-day-chuyen

Chia sẻ trang này