Hệ lụy ngân hàng MỸ có ảnh hưởng tới ACB, STB trền sàn hay làn sóng LN suy giảm cực mạnh trong năm 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 31/01/2009.

3449 người đang online, trong đó có 260 thành viên. 23:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 956 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Hệ lụy ngân hàng MỸ có ảnh hưởng tới ACB, STB trền sàn hay làn sóng LN suy giảm cực mạnh trong năm 2009

    Thứ Bẩy, 31/01/2009 - 8:06 AM
    Thêm 3 ngân hàng Mỹ sụp đổ

    (Dân trí) - Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) đã đóng cửa thêm 3 ngân hàng tại Maryland, Florida và Utah nâng tổng số ngân hàng bị đóng cửa trong tháng 1/2009 lên con số 6.
    Nguyên nhân chính của việc đóng cửa là khủng hoảng tài chính tác động mạnh tới những ngân hàng nhỏ trên khắp nước Mỹ.

    Ngân hàng bị đóng cửa đầu tiên là Ocala National Bank có tổng tài sản 223,5 triệu USD và tổng lượng tiền gửi 205,2 triệu USD. Ngân hàng bị đóng cửa khác có tên Suburban Federal có tổng tài sản 306 triệu USD và tổng tiền gửi 302 triệu USD.

    Việc hai ngân hàng này sụp đổ tiêu tốn của FDIC 225 triệu USD.

    Trong một quyết định khác, FDIC cho biết họ không tìm được tổ chức tài chính nào muốn thâu tóm hoạt động của ngân hàng MagnetBank tại Salt Lake City. Ngân hàng này không có khoản tiền gửi nào được bảo hiểm.

    Ngân hàng có tổng tài sản 292,9 triệu USD và tổng tiền gửi 282,8 triệu USD. Đây là ngân hàng thứ 3 của FDIC nhưng là ngân hàng đầu tiên tại Utah sụp đổ tính từ năm 2004.

    Từ đầu năm đến nay, cứ một tuần nước Mỹ mất thêm hơn 1 ngân hàng. Năm 2008, số ngân hàng sụp đổ là 25 nhưng năm kỷ lục của các vụ sụp đổ ngân hàng gần nhất là năm 1993 với tổng số 42 ngân hàng bị đóng cửa.

    Ngọc Diệp (theo Bloomberg)
  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Bức tranh kinh tế thế giới 2009 ảm đạm Cập nhật: 9:57 AM, 31/01/2009

    Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, lãnh đạo các tổ chức kinh tế có cái nhìn đầy bi quan vào năm 2009.
    Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới có thể còn khó khăn hơn năm cũ. Nhiều dự báo đã được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
    Suy thoái đồng loạt...
    Hãy thử nhìn lại những gì đã xảy ra. Từ tình trạng phát triển bong bóng trong thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc đã nổ ra, rồi sau đó lan rộng thành khủng hoảng tài chính. Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ hồi trung tuần tháng 9.2008 như cú vỡ của một khối ung, kéo theo đó là hàng loạt vụ phá sản. Ngành tài chính Mỹ suy sụp, dẫn tới sự chao đảo của tài chính toàn cầu. Tình hình nghiêm trọng đến mức đảo quốc Iceland cũng trượt tới bờ vực phá sản.

    Từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng đã lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Sức mua giảm, đơn đặt hàng giảm, sản xuất công nghiệp đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng... Ngành công nghiệp ô tô của Mỹ là một ví dụ. Tưởng chừng bất khả chiến bại, nhưng rốt cuộc các đại gia ô tô Detroit đã lún vào thảm họa và phải nhờ tới tiền cứu trợ của chính phủ để cầm cự. Các tên tuổi lớn trong ngành ô tô thế giới như Toyota, Hyundai... cũng cắt giảm sản xuất, thậm chí Toyota còn tạm ngưng hoạt động tất cả 12 nhà máy ở Nhật Bản trong một thời gian.

    Và rồi, điều khủng khiếp nhất nhưng đã được dự báo trước đã xảy ra. Hàng loạt nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Đức, Mỹ... đều tăng trưởng âm, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm liên tục ở mức kỷ lục: 2,2% trong tháng 11 và 2,8% trong tháng 12.2008 so với cùng kỳ năm trước. Tình hình bết bát tới mức người ta đã gọi những gì đang xảy ra là "Đại suy thoái phiên bản 2.0" nhằm liên hệ tới cuộc Đại suy thoái thời thập niên 30 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế Mỹ suy thoái trung bình 14% năm và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%.

    Vào thời điểm cuối năm 2008, hầu hết các dự báo đều cho rằng các nền kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Nhật Bản sẽ tiếp tục suy thoái, nhưng có thể hồi phục vào cuối năm 2009. Trong bi quan, người ta vẫn giữ được chút lạc quan vì vào thời điểm đó vẫn còn một số cơ sở để niềm hy vọng bám víu, chẳng hạn như sự kiện ông Barack Obama - một nhân vật có sức truyền cảm hứng mãnh liệt - tiếp quản Nhà Trắng cũng như hàng loạt kế hoạch kích cầu - cứu trợ của Mỹ và nhiều nước khác. Tuy nhiên, khi bước vào năm mới được 1 tháng, sự lạc quan ít ỏi đó đã tan biến.

    ... và kéo dài

    Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra (từ 28.1 - 1.2) ở Davos, Thụy Sĩ, người ta đã nghe thấy những báo cáo hết sức bi quan. Hãng tin AP dẫn dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% năm 2009, giảm từ mức dự báo 2,2% vào tháng 11.2008. Cũng theo IMF, GDP Mỹ sẽ giảm 1,6%, 16 quốc gia sử dụng đồng euro giảm 2% và Nhật Bản giảm 2,6%. CNN dẫn nhận định của các lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng viễn cảnh phục hồi là "xa vời".

    Chủ tịch Tập đoàn Morgan Stanley châu Á - ông Stephen Roach - nói rằng khả năng phục hồi của kinh tế thế giới là "yếu ớt"; Giám đốc điều hành Craig Barrett của tập đoàn công nghệ Intel thì cho rằng "suy thoái kinh tế có thể kéo dài tới năm 2010". Trong bối cảnh khủng hoảng, Tổ chức Lao động Quốc tế dự báo năm 2009 thế giới có thể mất đi 51 triệu chỗ làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên mức 7,1% vào cuối năm, tăng từ con số 6,0% của năm 2008.

    Sở dĩ có nhiều dự báo bi quan như thế là do những báo cáo mới được đưa ra gần đây đều đầy những con số đáng buồn, kèm theo đó là sự suy giảm niềm tin vào kế hoạch phục hồi kinh tế của các chính phủ - trong đó có các gói kích cầu và cứu trợ. Báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố tuần này cho thấy kinh tế nước này giảm 5,4% trong giai đoạn tháng 10-12.2008. Tại Nhật Bản, báo cáo của chính phủ cho hay sản lượng công nghiệp tháng 12.2008 giảm 9,6%, số người thất nghiệp trong tháng này là 2,7 triệu, tăng 400.000 so với trước đó 1 năm.

    Khi các nền kinh tế lớn ì ạch, khi các kế hoạch cứu trợ và kích cầu chưa phát huy tác dụng đúng với sự kỳ vọng, sự bi quan đã nảy nở một cách tự nhiên. Joseph Stiglitz - cựu lãnh đạo Ngân hàng Thế giới và là chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2001 - nhà kinh tế học được trích dẫn nhiều nhất năm 2008, cho rằng việc đưa nền kinh tế trở lại ổn định là "không dễ dàng". Báo cáo của IMF cũng nêu rõ: "Sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế là không thể có chừng nào chưa tái lập được chức năng của khu vực tài chính".

    Theo Thanh Niên
  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Kinh tế thế giới tăng trưởng thấp nhất kể từ Thế chiến II
    Cập nhật: 12:47 PM, 30/01/2009


    Đó là dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố.
    Theo IMF, triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2009 từ 1,75% theo dự báo trước đó xuống còn 0,5%, mức thấp nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II.

    IMF khẳng định kinh tế thế giới đang đối mặt với một đợt suy thoái nghiêm trọng. Theo thể chế tài chính gồm 185 thành viên này, các nền kinh tế phát triển dự kiến đạt mức tăng trưởng 2%.

    Kinh tế Mỹ, trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ giảm 1,6% chứ không phải 0,9% như dự đoán trước đó. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ phục hồi nhanh hơn phần lớn các nền kinh tế phát triển khác.

    Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản sẽ giảm 2,6% trong năm 2009 thay vì 0,2%. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ chịu mức suy thoái trong năm thứ hai liên tiếp, sau mức giảm 0,3% trong năm 2008.

    Kinh tế khu vực sử dụng đồng euro sẽ giảm 2% trong năm 2009 sau mức tăng 1% trong năm 2008.

    Theo IMF, các nước đang phát triển sẽ đạt mức tăng trưởng 3,3% trong năm 2009, chỉ bằng một nửa so với mức 6,3% của năm 2008. Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới sẽ đạt mức tăng 6,7%, giảm so với 9% trong năm ngoái. Kinh tế Ấn Độ giảm từ 7,3% xuống còn 5,1%.

    Ở khu vực Đông Nam Á, tăng trưởng sẽ là 2,7%, thấp hơn so với dự đoán 4,2% trước đó.

    Tuy nhiên, IMF cho rằng quá trình phục hồi phụ thuộc phần lớn vào sức mạnh của các chính sách và hành động của chính phủ các nước. IMF hy vọng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào năm 2010 với mức tăng trưởng 3,0%.
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Thả nào IFC thoái vốn 25 triệu STB liệu STB có về 10 không ACB ra sao về 13 các pác nhỉ ! Buồn thay !
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Thứ Bảy, 31/01/2009, 09:19

    Lãi suất thấp - con dao hai lưỡi

    TP - Được hỗ trợ lãi suất vay và giảm lãi suất cơ bản khiến cả người đi vay (doanh nghiệp) lẫn kẻ cho vay (ngân hàng) vừa mừng vừa lo.


    DN sẽ dễ tiến cập vốn ngân hàng hơn
    Từ 1/2/2009, doanh nghiệp (DN) được hỗ trợ lãi suất 4%/năm, lãi suất cơ bản (LSCB) chỉ còn 7%/năm.

    Hoan hô

    Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội DN TPHCM cho rằng Nhà nước hỗ trợ DN lãi suất 4%/năm vào thời điểm này không chỉ giúp DN giảm gánh nặng về vốn mà còn có ý nghĩa động viên DN.

    Bà Trần Hoàng Oanh, Chủ tịch HĐQT Cty Dệt may Phú Oanh (Q. Tân Phú, TPHCM) tính toán: ?oNếu được hỗ trợ lãi suất thì thay vì phải trả lãi NH 10%/năm, chúng tôi chỉ còn trả 6%/năm. Với số tiền vay thường xuyên gần 10 tỷ đồng, hàng năm DN tiết kiệm được khoảng 400 triệu đồng.

    Phó GĐ một Cty nhựa tại Q. năm (TPHCM) cho biết với lãi suất vay khoảng 6-7% thì mỗi sản phẩm làm ra DN ông giảm được 300-500 đồng, dễ thuyết phục bạn hàng tại Lào và Campuchia hơn. Nhiều doanh nhân vui mừng kép vì không những được hỗ trợ lãi suất mà LSCB cũng giảm từ 8,5%/năm xuống còn 7%/năm.

    TS Lê Thẩm Dương (ĐH Ngân hàng TPHCM) phân tích: ?oVới các DN thuộc diện được hỗ trợ, từ ngày 1/2, họ được giảm tới 5,5% so với lãi suất hiện nay. Đây là mức giảm khá đáng kể khi cứ vay một tỷ nhiều DN chỉ phải trả lãi chưa đến 50% so với tháng 1/2009?.

    Nhiều NH cũng thở phào khi LSCB giảm, DN được hỗ trợ lãi suất. TS Nguyễn Đức Hưởng, Tổng GĐ NH Liên Việt nhận định nhiều NH sẽ có đầu ra cho nguồn vốn đang dư thừa bởi DN sẽ mạnh dạn vay hơn khi LS cho vay từ trên 10%/năm chỉ còn một nửa do LSCB và hỗ trợ lãi suất cùng có hiệu lực từ 1/2.

    Được NHNN chấp thuận cho vay lãi thỏa thuận đối với một số nhu cầu, ông Trần Phương Bình, Tổng GĐ NH Đông Á, cho hay đây là điều mà nhiều NH mong mỏi từ lâu, nhất là việc cho vay tiêu dùng và thẻ tín dụng.

    Ông Bình phân tích: ?oCho vay tiêu dùng và thẻ tín dụng có độ rủi ro cao hơn các nghiệp vụ khác, phí quản lý cao, khách hàng cũng có nhu cầu lớn nên họ chấp nhận vay với lãi suất cao. NHNN cởi trói thì các NH thương mại mới mở rộng các dịch vụ trên được?.

    Sau khi NHNN bật đèn xanh, nhiều NH thương mại lên kế hoạch đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng ngay từ tháng 2/2009 với nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn.

    Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định việc mở lại cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận là hướng tháo gỡ khó khăn cho các NH thương mại phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng vốn bị thắt chặt trong suốt thời gian qua.

    Vay rồi để làm gì?

    Theo quyết định của Thủ tướng, có 13 ngành, lĩnh vực không thuộc diện được hỗ trợ lãi suất. Đó là ngành công nghiệp khai thác mỏ; hoạt động tài chính; Ngành quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc; đầu tư và kinh doanh chứng khoán; kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất?
    GS TS Trần Ngọc Thơ (ĐH Kinh tế TPHCM) đánh giá: ?oChống suy thoái kinh tế đâu chỉ cần đến tiền?. Ông Thơ khẳng định điều cần thiết nhất lúc này là tạo dựng niềm tin để DN dám bỏ tiền ra làm ăn.

    Nhiều DN cũng phản ánh với chúng tôi: Điều họ lo ngại nhất hiện nay là không biết tình hình vài tháng nữa sẽ ra sao để lên kế hoạch kinh doanh, sản xuất.

    Ông Vũ Hoàng Minh, GĐ Cty Xây dựng Minh Hoàng (Q.3, TPHCM) e ngại với những thủ tục rắc rối, giá cả lên xuống thất thường, thời gian vay ưu đãi trong tám tháng? thì DN rất khó hoạch định kế hoạch làm ăn.

    Ông Minh dẫn chứng: ?oMỗi công trình ít nhất 2 ?" 3 năm mới hoàn thành nhưng chỉ được vay ưu đãi có tám tháng, chưa kể thời gian làm hồ sơ thì hơi ngắn?.

    Với các DN giày da, dệt may, cái họ cần nhất là đơn hàng chứ chưa phải là tiền. Ông Nguyễn Đức Hoan đang lo ngại, với tình hình hiện nay, nhiều DN chưa có đơn hàng mới thì dù lãi suất có hạ nữa họ cũng không dám vay vì vay để làm gì.

    Bên cạnh những e ngại của DN, ngành NH cũng có nỗi lo lãi suất hạ. Ông Nguyễn Đức Hưởng dự báo khó khăn của ngành NH sẽ lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2009. LSCB giảm sẽ khiến những NH từng huy động vốn với lãi suất cao nhất nhì thị trường sẽ hứng chịu nhiều khó khăn nhất, nợ xấu có khả năng gia tăng.

    TS kinh tế Đoàn Ngọc Long còn khuyến cáo: ?oLãi suất thấp sẽ là con dao hai lưỡi nếu DN lạm dụng, NH duyệt vay dễ dãi. Riêng việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng sẽ tăng các khoản nợ xấu, nguy cơ lạm phát, khuyến khích xài trước trả nợ sau dẫn đến khả năng mất thanh toán của nhiều khách hàng?.
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Chúc các pác sáng suốt !
  7. hqnam1981

    hqnam1981 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2008
    Đã được thích:
    56
    Tui noói thế này nhé: Dẫu Citi, HSBC, ANZ.... toi đặc thì ACB và STB hay.... vv ở Việt Nam vẫn sống nhăn răng!

    Tại sao ư??? ..... rất đơn giản:

    Nếu đơn giản xét về việc định giá cho vay của các Ông Ngân hàng này ở Việt Nam đã cho thấy họ chẳng bao giờ chết: Luôn định giá tài sản đảm bảo ở mức cực thấp và lại cho vay không đến 50%. Khách hàng chết... NH tóm được tài sản đảm bảo với giá bèo như BĐS vị trí cực đẹp...vv ... cứ nhìn lại BĐS của ACB, STB, AGB.... đi là biết liền à.

    Nói túm lại, còn nhiều thứ nữa chỉ làm cho NH bự ở VN ngày càng thêm bự. Tớ không biết nhiều nên cứ nói đại thế thôi, mọi người đừng cười nhé Tớ chỉ thích lướt sóng lớn thoai ... sóng ngân hàng phải chờ Mở Zoon thoai
  8. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    01/02/2009 Thông tin kinh tế VNN News

    -------------------------------------------
    Tháng 1/2009 thu hút vốn FDI giảm 8 lần





    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ đạt 200 triệu USD trong tháng 1/2009, giảm 8,5 lần so cùng kỳ và bằng 18% của tháng 12/2008.


    Ngày 31/1/2009, ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) cho biết, số vốn FDI đăng ký mới trong tháng đầu năm chỉ đạt 200 triệu USD.



    Lượng vốn này đã giảm tới 8,5 lần so với cùng kỳ năm 2008 và chỉ bằng 18% so với mức vốn FDI đổ vào Việt Nam tháng 12/2008. Tháng 1/2008, vốn cấp mới FDI đạt tới 1,7 tỷ USD, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2007.



    Hầu hết các dự án cấp phép tháng 1/2009 đều rất nhỏ, qui mô chỉ từ 3 đến 3,5 triệu USD/dự án, trong đó, dự án lớn nhất cũng chỉ có mức vốn đăng ký là 20 triệu USD, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp.



    Tỷ lệ giải ngân tháng đầu năm chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm trước.



    Ông Phan Hữu Thắng dự báo, tình hình thu hút FDI tháng 2/2009 có thể sẽ khởi sắc hơn. Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang xem xét, thương thảo với nhà đầu tư nước ngoài một dự án trong lĩnh vực dịch vụ du lịch với tổng vốn đăng ký là 200 triệu USD, dự kiến sẽ cấp phép trong vài ngày tới.



    Sự giảm sút trên là thể hiện xu thế chung của nền kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, ông Phan Hữu Thắng khẳng định, Cục Đầu tư nước ngoài đã có những giải pháp cụ thể để khắc phục khó khăn, đặt mối quan tâm hàng đầu tới các dự án khả thi, có thể cấp phép sớm.



    Đồng thời, năm 2009 cũng là năm tập trung làm tốt việc giải ngân. Năm 2008 đã thành công lớn của FDI với kỷ lục thu hút 64 tỷ USD, giải ngân 11,5 tỷ USD và quy mô vốn đạt tới 60 triệu USD/dự án.
  9. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    CPI quí 1 -2009 không tăng mạnh thì lạ quá !

    Thứ Bẩy, 31/01/2009 - 10:40 AM
    Dịch vụ sau tết tranh thủ "chém"
    (Dân trí) - Mùng 6 tết, giá cả hàng ăn và dịch vụ tại Hà Nội vẫn ngất ngưởng: 25.000 đồng một bát bún ốc bún riêu, 10.000 đồng/lượt gửi xe máy trong khi đó taxi thì luôn trong tình trạng ?ocháy hàng?.

    Thời tiết Hà Nội những ngày sau tết vẫn còn rét buốt, nhiều gia đình chọn taxi để đi lại chúc tết, lễ chùa nên dịch vụ taxi tương đối đắt hàng. Hầu hết các hãng taxi đều "mở hàng" ngày từ đầu năm, nhiều hãng còn tăng cường thêm xe nhưng tình trạng "cháy" xe vẫn diễn ra.

    Đắt hàng không kém là các hàng ăn uống đường phố phục vụ thực khách các món bình dân như bún riêu, bún ốc, bánh cuốn?

    Trong khi các hàng ăn uống đường phố mở hàng từ rất sớm, thậm chí từ mồng 1 tết thì nhiều nhà hàng tại Hà Nội lại nghỉ tết khá dài. Nhiều đấng mày râu tìm đỏ mắt cũng không thấy quán nhậu vì các địa điểm có tiếng với không gian rộng vẫn đóng cửa im ỉm.

    Phần vì nhu cầu của người dân tăng, phần vì ăn theo tết nên giá cả của các loại hình dịch vụ tăng chóng mặt. Bún ốc, bún riêu, những món ăn bình dân thường ngày chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng/bát thì dịp sau tết tăng gấp đôi, từ 20.000 - 25.000 đồng/bát?

    Nhưng "chặt chém" mạnh tay nhất là các điểm dịch vụ trông giữ xe tự phát. Giá gửi xe máy theo quy định của thành phố là 2.000 đồng/lần nhưng chẳng mấy điểm trông giữ xe thu tiền theo quy định.

    Giá gửi xe tại các đền, chùa, trung tâm thương mại, điểm vui chơi giải trí trung bình từ 5.000 đến 10.000 đồng, có những nơi còn "hét" giá tới 20.000 đồng cho một lần gửi xe máy?

    Anh Nguyễn Văn Mạnh bức xúc: Tôi gửi xe máy để đi lễ tại phủ Tây Hồ vào mùng 2 tết phải trả tiền 10.000 đồng, trong khi đó, giá ghi trên vé thì chỉ có 2.000 đồng.

    Đây không phải là năm đầu tiên xảy ra tình trạng này, mà năm nào cũng vậy, cứ sau tết là giá cả một số loại thực phẩm, dịch vụ đều có xu hướng tăng mạnh. Dự báo, có thể việc tăng giá thực phẩm trên địa bàn Hà Nội còn kéo dài qua rằm tháng Giêng.

    MT (tổng hợp)
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Ngân hàng Hongkong-Thượng Hải (HSBC) đánh giá chỉ số P/E trung bình của TTCK Việt Nam vào khoảng chín lần, chưa hấp dẫn so với các TTCK trong khu vực như Indonesia có P/E là 8 lần, Thái Lan là 7,2 lần.

Chia sẻ trang này