HHC và TNG sẽ tạo ra một sức mạnh riêng biệt!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buocnhay, 09/02/2008.

3883 người đang online, trong đó có 189 thành viên. 07:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1034 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    HHC và TNG sẽ tạo ra một sức mạnh riêng biệt!

    Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà được thành lập ngày 25/12/1960 đã trải qua quá trình phát triển gần nửa thế kỷ, từ một xưởng làm nước chấm và ma gi đã trở thành một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn sản phẩm/năm.

    Các thành tích trong những năm vừa qua của Công ty đã được nhà nước đánh giá cao thông qua việc được nhận huân chương Độc lập hạng Ba và các huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba.

    Trong thời kỳ sau năm 2000 trở lại đây đứng trước những thách thức mới nảy sinh trong quá trình hội nhập, Công ty đã chủ động đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như Kẹo chew, Bánh kem xốp, Bánh xốp có nhân Miniwaf, Bánh dinh dưỡng dành cho học sinh theo chương trình hợp tác với tổ chức quốc tế Gret và Viện dinh dưỡng Bộ Y tế, các sản phẩm bổ sung canxi, vitamin hợp tác sản xuất với hãng Tenamyd Canada.

    Hiện nay Công ty là một trong số các Nhà sản xuất Bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với sản lượng bình quân hàng năm trên 15.000 tấn. Công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và Hệ thống HACCP theo Tiêu chuẩn TCVN 5603:1998 và HACCP CODE:2003.
    Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam. Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của người tiêu dùng.

    Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.

    Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007.

    Thành phố/Tỉnh: Ha Noi

    Địa điểm : 25 Trương Định, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội


    Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ ?" UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.
    Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ ?" UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền. Năm 1981 doanh thu của Công ty tăng gấp đôi so với năm 1980.
    Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số 708/UB ?"QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái. Theo đó số vốn hoạt động của Công ty được nâng lên 577,2 triệu đồng.
    Năm 1992 Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động.
    Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 1997, Công ty Liên doanh với Công ty May Đức Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may.
    Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).
    Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.
    Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.
    Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007 và phê duyệt chiến lược phát triển Công ty đến năm 2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo
    Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
    Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.

    Thành phố/Tỉnh: Thai Nguyen

    Địa điểm : Số 160 ?" Ðýờng Minh Cầu ?" Phýờng Phan Ðình Phùng ?" Thành phố Thái Nguyên ?" Tỉnh Thái Nguyên

    Telephone: 0280 854 462

    Fax: 0280 852 060

    Email: info@tng.vn

    Website: www .tng.vn
    Cơ cấu vốn

    Vốn điều lệ (VNĐ ): 54,300,000,000 Mệnh giá: 10,000

    Vốn góp - thực góp: Đơn vị tiền tệ: VND
  2. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Công ty là một trong số các nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam với sản lượng bình quân hàng năm trên 15.000 tấn sản phẩm. Haihaco có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế là bình quân trên 10%/năm, đạt 17,472 tỷ đồng năm 2006 và 14,756 tỷ đồng năm 2005. Tỷ lệ cổ tức duy trì ổn định trên 12%.

    Về thị phần Haihaco chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu. Kinh đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%, Hải Châu chiếm khoảng 3%.

    Đặc biệt, nếu xét về dòng kẹo Chew, Haihaco giữ vị trí số 1 về công nghệ, uy tín trên thị trường. Trong tương lai gần sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Bibica, Perfectti Van Melle vẫn chưa phải là thách thức lớn nhất đối với Haihaco. Về kẹo mềm, với dây chuyền thiết bị hiện đại, các sản phẩm kẹo xốp mềm Hải Hà chiếm thị phần lớn vượt qua tất cả các công ty sản xuất kẹo mềm trong nước.

    Hơn nữa, các sản phẩm của Haihaco rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, mặt khác luôn có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dung đặc biệt là ở miền Bắc rất ưa chuộng. Đây là một nhân tố mang lại sự cạnh tranh lớn cho Công ty.
  3. anh_dau_chi_dep_trai

    anh_dau_chi_dep_trai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Đã được thích:
    20
    P/E thấp, lợi nhuận chủ yếu là hoạt động sản xuất bánh kẹo cực kỳ ổn định. Xét về quy mô và thị phan thi ngang voi BBC tuy nhien các chỉ số tài chính thì thằng BBC có gọi thằng này là cụ vậy mà các bác hãy xem giá của BBC đê
    Ngoài ra còn miếng đất to tướng ở Trương Định nữa, đang chờ chuyển đổi mục đích sử dụng để xây 1 dự án BĐS lớn ở đấy
    Đích 7x 8x sẽ sớm trở lại thôi
  4. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    điều đó là chắc rồi con đường đi đến thành công cần bản lĩnh pác nhỉ ?
  5. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế Mỹ suy giảm, xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể có lợi
    Thứ ba, 12.02.2008, 09:00am (GMT+7)

    Ngành dệt may châu Á đang gặp rất nhiều khó khăn bởi chi phí tăng cao và đồng tiền của nhiều nước châu Á tăng giá so với đồng USD.

    Nhu cầu hàng dệt may của thị trường Mỹ sụt giảm đang khiến nhà xuất khẩu châu Á lo lắng.

    Trung Quốc, nếu ba năm trước đây vướng vào tranh chấp thương mại với Mỹ và Liên minh châu Âu về hạn ngạch xuất khẩu, thì nay đang lo ngại về việc chi phí sản xuất tăng cao đang khiến hàng dệt may nước này mất đi thế mạnh cạnh tranh.

    Theo giám đốc điều hành một công ty dệt may Hồng Kông có nhiều hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, doanh số xuất khẩu sang thị trường châu Âu không tệ bởi đồng Euro mạnh, tuy nhiên điều ngược lại đang xảy ra tại thị trường Mỹ.

    Nhà sản xuất Trung Quốc đã rất khó khăn để duy trì kinh doanh và lợi nhuận khi họ phải tăng lương cho công nhân với tỷ lệ 2 con số trong những năm gần đây. Mối lo gần nhất của họ là sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ bởi chính phủ Trung Quốc đã để đồng Nhân dân tệ tăng giá nhằm làm giảm lạm phát.

    Nhà sản xuất hiện nay đang phải cạnh tranh nhiều hơn về thương hiệu hơn về số lượng hàng xuất.

    Ngành xuất khẩu dệt may Ấn Độ cũng gặp phải khó khăn tương tự khi đồng rupe tăng giá. Năm ngoái, 500 nghìn nhân công trong lĩnh vực dệt may, lĩnh vực với số lượng nhân công lớn chỉ sau nông nghiệp, đã bị cắt giảm.

    Kể từ tháng 9/2007 lượng hàng xuất khẩu của Ấn Độ vào thị trường Mỹ đã giảm khoảng 5 đến 6%. Như vậy theo thông tin từ Bộ Thương Mại Ấn Độ, nhiều khả năng nước này sẽ không hoàn thành được mục tiêu 160 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm 2008.

    Sự đi xuống này của ngành dệt may các nước kêu gọi hỗ trợ từ phía chính phủ các nước. Hiện nay chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc hoàn thuế cho công ty xuất khẩu và giảm lãi suất cho vay.

    Khó khăn này của chung toàn châu Á, trong đó có cả những nước nhỏ như Campuchia và Bangladet.

    Một chuyên gia kinh tế tại Campuchia nhận xét tại châu Á sự đóng cửa của một số nhà máy tại các nước xuất khẩu dệt may lớn sẽ gây ra thiệt hại trước mắt, tuy nhiên về lâu về dài nó tạo ra cơ hội cho các nước nhỏ vươn lên. Họ sẽ có thêm hạn ngạch dệt may bằng việc đưa ra giá thấp hơn để cạnh tranh.

    Xuất khẩu giảm cũng khiến mô hình làm việc thay đổi, ở Ấn Độ hiện nay, số ngày làm việc trong tuần đã giảm xuống 4 hoặc 5 ngày thay vì 6 ngày như trước đây.

    Số lượng đơn đặt hàng đã chuyển từ Ấn Độ sang các nước châu Á khác như Sri Lanka, Bawngladet, Việt Nam và Thái Lan. Nhà nhập khẩu Mỹ có thể đẩy nhanh việc chuyển đơn đặt hàng này bởi họ phải cân đối giữa cơ cấu chi phí và nhu cầu thị trường nội địa.

    Ông Barry Chan, một nhà kinh doanh người Mỹ, dự đoán chi phí tại Trung Quốc hiện đang tăng lên vì thế một số công ty Mỹ có thể sẽ chú ý nhiều hơn tới nước châu Á khác như Việt Nam và chuyển nguồn cung hàng của họ sang những nước này.

    Tuy nhiên đối với những công ty mà việc quản lý chất lượng quan trọng hơn chi phí thì việc chuyển nguồn cung hàng là không khả thi. Trong khi Wal-Mart và một số công ty bán lẻ lớn khác giảm lượng đơn đặt hàng từ Trung Quốc thì một số công ty may mặc khác không thể làm như vậy.

    Công ty xuất khẩu châu Á trong lúc đó đang cố gắng tránh ảnh hưởng từ sự sụt giảm đơn đặt hàng của thị trường Mỹ bằng việc xâm nhập các thị trường khác như Úc hay châu Âu.
  6. khanh39

    khanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Đã được thích:
    77
    Năm nay miền Bắc lạnh giá thế này, chăn, đệm, áo rét bán đắt như tôm tươi. TNG và 1 số công ty may mặc chắc làm ăn tốt
  7. hoanhtatrang

    hoanhtatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Còn chờ gì mà không múc TNG đi các bác
  8. ngn5k

    ngn5k Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    4
    Nói thật là em dị ứng với mấy chú đạt huân chương.
    Nhanh tèo lắm
    (Em còn nhớ chú Dệt Long An, năm trước đón AHLĐ, năm sau phá sản--> thế có chết bỏ mẹ không chứ)
  9. khanh39

    khanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Đã được thích:
    77
    Đó là mấy chú Công ty Nhà nước (chưa cổ phần). Còn sau khi đã cổ phần thì khác xa bác ạ.
  10. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này