HID - Siêu phẩm năng lượng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Toni92, 18/07/2023.

3064 người đang online, trong đó có 465 thành viên. 09:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 16592 lượt đọc và 66 bài trả lời
  1. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    * Về cơ bản:
    - Chủ tịch Nguyễn Quang Huân là người duy nhất trên sàn chứng khoán là đại biểu Quốc hội, cho thấy sự uy tín và lợi thế giải quyết vấn đề của HID trong thời gian tới vì mối quan hệ với các Bộ, ngành Trung ương sẽ tăng vọt.
    - Hid có 2 nhà máy năng lượng tái tạo với tổng công suất hai nhà máy là 60 MW được hưởng giá FIT ưu đãi 20 năm. Hid được hương ưu đãi về giá FIT là một ưu thế lớn, các dự án năng lượng tái tạo ra sau sẽ bị giảm giá mua điện 30% so vơi giá FIT ưu đãi.
    - Với quy hoạch điện 8 được thông qua và cam kết Net Zero vào năm 2050 thì câu chuyện về cổ phiếu năng lượng tái tạo thời gian tới sẽ rất đang quan tâm trong thời gian tới.
    - Giá trị sổ sách hiện là 8.15 (giá trên sàn chưa đến 1/2).
    * Về kỹ thuật:
    - HID đang tạo tích lũy vững chắc tại vùng giá 3.5 đến 3.8 sau khi thoát khỏi vùng đáy 2.x trong khoản thời gian khá dài, và đây là cổ phiếu rẻ nhất ngành năng lượng tái tạo đến thời điểm hiện tại.
    - Tích lũy đủ, HID có khả năng sớm quay về vùng giá 6 khi ngành điện tái tạo là ngành hot trong thời gian gần đây do thiếu điện diện rộng, do đó sản lượng điện năng lượng tái tạo luôn xác lập kỷ lục mới trong quý 1 và quý 2/2023, dự kiến năm nay và các năm sau sẽ là năm bội thu của ngành này.
    Trietlydautu thích bài này.
  2. khigiacodoc

    khigiacodoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    35.676
    :drm:drm:drm
  3. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    Trong năm 2022, theo giải trình, công ty đang dành toàn bộ nguồn lực đầu tư dài hạn cho năng lượng tái tạo, nước sạch, bất động sản có nhiều tiềm năng như: Dự án nước Nhơn Hội, dự án điện rác tại Đà Nẵng, Long An, dự án điện gió tại Phú Yên, Quảng Bình, dự án Resort Phương Mai 3, dự án Hậu Giang 1,2 và một số dự án khác.

    Toàn các dự án hot, dự sẽ mang lại biên lợi nhuận cực lớn!
    Toni92 đã loan bài này
  4. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam: Tâm huyết từ những dự án năng lượng
    [​IMG]
    X.H
    DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN 12/12/2022 18:53 Theo dõi Congthuong.vn trên

    Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Horasis 2022: Xây dựng quy tắc ESG mới cho khu vực châu Á
    Khởi tạo kinh doanh vào năm 2001 từ lĩnh vực tư vấn trong các dự án nước và môi trường, đến nay Halcom Việt Nam đã bước vào “sân chơi lớn” với nhiều dự án về cải tạo nâng cấp và phát triển đô thị, bao gồm cấp thoát nước, giao thông, môi trường và tái định cư. Hiện Halcom đã vươn tới vị trí công ty tư vấn hạ tầng hàng đầu, đặc biệt trong phát triển bền vững, được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Ngoại giao Phần Lan (MFA)… đánh giá cao.

    Năm 2016 là dấu mốc quan trọng khi Công ty chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE và bắt đầu triển khai dự án đầu tư trong ngành năng lượng tái tạo. Dự án điện gió Phương Mai 3 tại Bình Định và điện mặt trời Hậu Giang được đầu tư bài bản, xây dựng theo đúng tiến độ cam kết, đã vận hành thương mại vào năm 2020.

    Nhà máy Phong Điện Phương Mai 3 là dự án điện gió đầu tiên đi vào hoạt động tại Bình Định. Với tổng công suất 21 MW, mỗi năm nhà máy cung cấp lên lưới điện quốc gia khoảng 52 triệu kwh, giảm phát thải khoảng 30.000 tấn CO2, doanh thu khoảng 120 tỷ đồng, nộp thuế ngân sách khoảng 7 tỷ đồng. Nhà thầu cung cấp tua bin gió và dịch vụ vận hành, bảo trì cho dự án là Siemens Gamesa RE, công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu đã mang lại hiệu suất tuabin cao với thời gian thiết bị sẵn sàng đạt 98,83%. Đây cũng là dự án thứ hai tại Việt Nam tiếp cận được vốn tín dụng xuất khẩu, điều này giúp nâng cao hiệu quả tài chính của dự án và tăng cường hợp tác quốc tế.

    Nhà máy cũng là một điển hình tốt của việc tuân thủ chỉ đạo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Điện lực… (Luật số 03/2022/QH15) về việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng truyền tải điện, khi mới đây đã ký kết thoả thuận với hai nhà máy điện gió khác trên địa bàn về đấu nối hạ tầng và thuê sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tuyến đường dây 110kV được chủ đầu tư Phương Mai 3 triển khai xây dựng.

    [​IMG]
    Nhà máy Phong Điện Phương Mai 3 (Bình Định) được bình chọn là Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020.
    Tại Hậu Giang, Halcom Việt Nam cũng là nhà đầu tư đi tiên phong trong phát triển năng lượng tái tạo với nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang 35MWp được xây dựng trên diện tích 33 ha tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp. Sản lượng điện hàng năm của nhà máy đạt khoảng 50.800 MWh, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng bức xạ mặt trời ở Hậu Giang và phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam cũng như quy hoạch chung về điện mặt trời tại Hậu Giang.

    Với tâm huyết, nguồn lực dành cho dự án, nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang hoàn thành đúng tiến độ cam kết, tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng quốc tế, qua đó tạo động lực cho các dự án khác đầu tư vào tỉnh. Dự án đem lại doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm, đóng góp một phần vào nguồn ngân sách cho tỉnh đã tạo sinh kế cho người dân địa phương. Hiện Công ty đang tiếp tục kế hoạch triển khai mở rộng sang giai đoạn II của dự án.

    Đến năm 2025, Halcom Việt Nam cam kết đạt tối thiểu 300-500MW công suất năng lượng tái tạo, đồng thời tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư về điện rác và cấp thoát nước. Các dự án đầu tư trọng điểm trong thời gian tới bao gồm: nhà máy nước Nhơn Hội, khu nghỉ dưỡng Phương Mai 3 resort, điện gió Mỹ Chánh, các dự án điện rác tại 1 số địa phương.

    Với tinh thần hợp tác cởi mở, nỗ lực vươn tầm hoạt động ra thị trường quốc tế và kiên trì đi theo hướng phát triển bền vững, Halcom Việt Nam ngày càng có nhiều đối tác tin cậy trong và ngoài nước. Trong các dự án đầu tư, Halcom Việt Nam đã và đang hợp tác với các tổ chức, tập đoàn lớn của nước ngoài, hướng tới đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tối ưu hóa hiệu quả kinh tế và tài chính, qua đó cũng nâng cao năng lực quản trị và vận hành dự án chuyên nghiệp, viết tiếp những câu chuyện thành công về phát triển xanh, nhanh và bền vững.
  5. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    Sản lượng năng lượng tái tạo tăng kỷ lục trong năm 2023
    Ban Thời sự/TTXVN-Chủ nhật, ngày 18/06/2023 18:04 GMT+7

    Mỹ: Tiêu chuẩn khí thải ô tô mới giảm ô nhiễm, đáp ứng các mục tiêu năng lượng tái tạo
    Cụ thể, sản lượng năng lượng tái tạo tăng thêm của cả thế giới năm 2023 dự kiến sẽ cao hơn 30% so với năm trước đó trong bối cảnh có nhiều quan ngại về an ninh năng lượng liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

    Trong báo cáo mới công bố, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, sản lượng năng lượng tái tạo mới sẽ tăng 107 gigawatt so với năm 2022, mức tăng kỷ lục, lên hơn 440 gigawatt trong năm 2023.

    Đóng góp phần lớn vào mức tăng này là việc nhiều nước đang phát triển mạnh mẽ các hệ thống điện mặt trời và điện gió triển, phản ánh nhu cầu tìm những giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh có nhiều quan ngại về an ninh năng lượng liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Tổng sản lượng năng lượng tái tạo trong năm tới dự kiến sẽ tăng lên 4.500 gigawat.

    Mức tăng này sẽ đưa tổng công suất điện tái tạo trên thế giới trong năm nay dự kiến đạt khoảng 3.800 gigawat và sẽ tiếp tục tăng lên 4.500 gigawat vào năm sau.

    [​IMG]
    (Ảnh: Climate Group)

    Châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng nhanh do cuộc khủng hoảng năng lượng liên quan đến xung đột Ukraine, trong khi các biện pháp chính sách mới được cho là sẽ giúp sản lượng của Mỹ và Ấn Độ tăng đáng kể trong 2 năm tới.

    Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, đóng góp tới 55% tổng sản lượng năng lượng tái tạo tăng thêm trong năm 2023 và 2024.

    Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã cho thấy, năng lượng tái tạo không chỉ là giải pháp giúp nguồn cung điện sạch hơn mà còn an toàn hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

    Xét về các nguồn năng lượng, trong năm 2023, năng lượng mặt trời chiếm 2/3 mức tăng sản lượng, trong khi năng lượng gió cũng được dự báo tăng mạnh gần 70% so với năm 2022, sau 2 năm đình trệ.

    Theo IEA, nguyên nhân thúc đẩy năng lượng gió tăng trưởng mạnh là việc hoàn thành các dự án bị trì hoãn do các quy định phòng dịch COVID-19 ở Trung Quốc và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Âu và Mỹ.

    Trong một báo cáo được công bố hồi tháng 5, IEA cho biết, đầu tư toàn cầu vào công nghệ năng lượng sạch trong năm 2023 dự kiến sẽ vượt xa đáng kể mức chi tiêu cho nhiên liệu hóa thạch.

    Trong số 2.800 tỷ USD dự kiến đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong năm 2023, hơn 1.700 tỷ USD là vào các lĩnh vực năng lượng sạch như năng lượng tái tạo và điện hạt nhân. Chỉ có hơn 1.000 tỷ USD dự kiến sẽ được chi cho ngành than, khí đốt và dầu mỏ.


    Một giai đoạn cực kỳ đáng nhớ, một giai đoạn bức phá mạnh của cổ phiếu năng lượng tái tạo. Các Doanh nghiệp đầu tư bài bản sẽ hái quả ngọt ngay trong năm!
  6. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    Đầu tư bài bản ngay từ đầu, uy tín tăng cao khi trở thành ĐBQH của Chủ tịch Nguyễn Quang Huân sẽ giúp Halcom đón đúng sóng năng lượng tái tạo khi Quy hoạch điện 8 vừa được thông qua.

    Ông Nguyễn Quang Huân, đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam
    trao đổi về những nội dung quan trọng của tăng trưởng xanh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

    Cái khó nhất là hiện nay nhiều doanh nghiệp lâu năm có sử dụng một số công nghệ lạc hậu, không chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là lĩnh vực ngành nghề chế biến thức ăn, thực phẩm, khai khoáng... Những doanh nghiệp ra đời sau thì có thể lựa chọn công nghệ tân tiến nhưng vốn lại là bài toán đặt ra cho việc đầu tư ban đầu của doanh nghiệp.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam.
    Không phải cứ nhiều tiền là có tăng trưởng xanh
    Tôi cho rằng, việc thu hút tư nhân tham gia các hoạt động hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ kép. Tăng trưởng xanh, có thể thấy nói thì dễ và làm thì khó. Vì nó không phải chỉ câu chuyện nguồn lực, không phải cứ nhiều tiền là có thể tăng trưởng xanh, mà do người đứng đầu lập chiến lược. Do đó, vấn đề không nằm ở việc doanh nghiệp nhỏ hay vừa mà nằm ở hướng đi. Còn những doanh nghiệp đã phát triển trước đó, sau này mới tái cơ cấu để phát triển xanh thì nguồn vốn cũng là một vấn đề với những doanh nghiệp nhỏ.
    Do đó, họ cần hỗ trợ từ nhà nước, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ phát triển xanh. Bên cạnh đó, các cấp quản lý cần phải có sự thống nhất quan điểm xây dựng, hoàn thiện một hành lang pháp lý, cơ chế chính sách theo hướng vừa bắt buộc, vừa khuyến khích doanh nghiệp tư nhân vì tăng trưởng và gắn liền với thực thi trách nhiệm xã hội với môi trường.
    Chúng ta muốn đạt được chỉ tiêu tăng trưởng xanh thì chúng ta phải làm từng lĩnh vực và không chỉ cấp Bộ, cấp TW mà còn xuống tới địa phương, doanh nghiệp và người dân, hướng dẫn và truyền thông hỗ trợ đưa công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Như vậy, ý, tưởng, mục tiêu, chỉ tiêu và định hướng của Đảng thì rất đúng. Tuy nhiên, để hiện thực hóa từ mục tiêu thì cần nỗ lực rất lớn của cả một hệ thống chính trị xã hội, các cơ quan nhà nước, các ban ngành, doanh nghiệp và người dân cùng vào cuộc.
    [​IMG]
    Điều kiện cần và đủ
    Điều kiện cần của phát triển xanh thì tôi nghĩ chúng ta phải bám vào Chiến lược kinh tế của cả nước giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2045. Chúng ta cần cơ cấu lại và cần có những bước cụ thể trong việc cụ thể hóa mục tiêu đạt được trong chiến lược tổng thể. Điều kiện đủ là các vấn đề về chính sách vừa mang tính bao hàm nhưng cũng cần cụ thể để doanh nghiệp và người dân thực hiện. Chiến lược phải đưa được vào đời sống thực chứ không dừng ở việc đưa ra các chỉ tiêu, thông số chung chung. Và đằng sau các chiến lược phát triển không có sự tham gia hướng dẫn của các bộ, ban ngành liên quan thì khó có thể đạt được kết quả.
    Ví dụ, ngay việc ô nhiễm trong sản xuất nông – công nghiệp, thì việc sản xuất sẽ có nhiều bộ ngành tham gia như: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên& Môi trường và Bộ Kế hoach & Đầu tư. Thế nhưng, nếu các Bộ không chung tay cùng giải quyết hoặc thiếu cơ chế kiểm soát thì khó có thể đạt được mục tiêu chung.
    Hướng tới lớn nhất là chúng ta phát triển nhanh và bền vững. Kỳ vọng là chúng ta phải đạt được GDP 7%/ năm. Vì chiến lược xanh phải nằm trong chiến lược tổng thể, chiến lược tổng thể đưa ra là đến năm 2030 chúng ta sẽ trở thành nước trung bình có thu nhập trung bình cao, GDP đạt khoảng 7500 USD/ người/ năm. Hiện nay chúng ta mới dừng ở mức 3.300 USD/người/năm, nên sau 10 năm tới chúng ta hướng tới thu nhập bình quân đầu người phải tăng gấp đôi.
    Đó chính là mục tiêu phát triển nhanh. Tuy nhiên, nhanh phải bền vững, mà bền vững cần phát triển xanh, do đó những ngành thân thiện môi trường phải đặc biệt khuyến khích như năng lượng tái tạo là một ví dụ chậm cho phát triển xanh. Còn ngành công nghiệp ít tiêu tốn về năng lượng phải được khuyến khích, đặc biệt khuyến khích công nghệ số... Điều này sẽ tạo nên năng suất lao động lớn và vừa thân thiện với môi trường nên cần được khuyến khích.
    Trong quá trình tái cơ cấu thì việc chúng ta dựa vào các thế mạnh của từng địa phương để xây dựng các đô thị đầu tầu để tạo nên kinh tế vùng và liên vùng. Đó chính là chiến lược, kế hoạch được vạch ra từ kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch tái cơ cấu và kế hoạch phát triển năm 2022. Phần còn lại là bộ ban ngành phải phân khúc được nguồn lực và cách thức thực hiện như thế nào. Không còn độ trễ như trước đây, từ nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ... rồi đến hướng dẫn của các bộ ban ngành rất đồng bộ, nhanh chóng và kịp thời nhằm tạo sự thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động hỗ trợ thực tế đi vào đời sống.
    Tôi cho rằng, với cách thức làm như hiện nay thì các mục tiêu đề ra đều có khả thi cao dù không đơn giản. Bởi phát triển nhanh đã khó, mà phát triển nhanh bền vững trong bối cảnh dịch bệnh thì còn khó hơn gấp nhiều lần. Nhưng tôi tin tưởng và các chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước, và Chiến lược phát triển xanh bền vững của chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được.
    --- Gộp bài viết, 19/07/2023, Bài cũ: 19/07/2023 ---
    theo đánh giá, đặc biệt là các app phân tích, cổ phiếu HID đang được thị trường định giá rất rẻ so với tiềm năng. Dưới 5 mua không phải nghĩ ạ!
    --- Gộp bài viết, 19/07/2023 ---
    HID cần hích nhẹ vượt mốc 3.8 sẽ hướng về đỉnh cũ 4.2, vượt mốc này sẽ hướng tới mốc 7-11-15 là nhưng vùng kháng cự cũ ạ!
  7. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    Năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam
    (Chinhphu.vn) - Tính riêng đối với chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời, tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105.000 việc làm trực tiếp.

    19/04/2023 10:40
    [​IMG]
    Tiềm năng đóng góp vào GDP của năng lượng tái tạo rất lớn

    Theo Báo cáo thuyết minh xây dựng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Ủy ban châu Âu, quy mô thị trường toàn cầu hiện nay cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5.000 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống.

    Dự báo đến năm 2030, nền kinh tế xanh sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu.

    Tại Mỹ, kinh tế xanh tạo việc làm cho khoảng 9,5 triệu lao động, đóng góp tương đương 1.300 tỷ USD/năm.

    Với các nước OECD, con số này là 17,5 triệu lao động, tương đương 2.900 tỷ USD/năm.

    Kinh tế xanh còn tạo cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị - công trình xanh, tài chính xanh…

    Kinh tế xanh còn tạo cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị - công trình xanh, tài chính xanh…

    Còn theo đại diện của Boston Consulting Group (BCG), xu hướng xanh cũng đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc - nền kinh tế có lượng phát thải cao nhất thế giới hiện nay, với sự chuyển đổi mạnh mẽ sang sử dụng các phương tiện giao thông xanh.

    Để đạt được kế hoạch đề ra, Trung Quốc đã tập trung áp dụng chính sách tăng trưởng xanh; trong đó tập trung vào ban hành các tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ phát triển các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh thông qua loạt giải pháp như miễn giảm thuế, hỗ trợ hạ tầng, thủ tục…

    Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ ban đầu của BCG, để tăng tốc tăng trưởng xanh, tính riêng đối với chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời, tiềm năng đóng góp vào GDP của Việt Nam lên tới 70 - 80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90 - 105.000 việc làm trực tiếp.

    Đối với hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40 - 45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40 - 50.000 việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.

    Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Việt Nam với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
  8. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    GDP có thêm 110-130 tỷ USD từ đầu tư vào năng lượng tái tạo và hydrogen
    Anh Nhi -
    Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Boston Consulting Group cho thấy tiềm năng chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có thể đóng góp vào GDP lên tới 70-80 tỷ USD và hệ sinh thái hydro đóng góp khoảng 40-45 tỷ USD…
    [​IMG]
    Nhiều quốc gia đẩy mạnh tăng trưởng xanh.
    Chia sẻ tại Hội nghị “Thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Lộ trình đến thành công” ngày 18/4, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng kinh tế thế giới 2023 đang đối diện với tình trạng “đa khủng hoảng”, từ gia tăng nợ công, lạm phát giá năng lượng và thực phẩm, đến ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine và diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.

    “Tình trạng “đa khủng hoảng” hiện nay đòi hỏi tất cả các quốc gia phải đổi mới mô hình tăng trưởng để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm, trong đó tăng trưởng xanh đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của các nền kinh tế trước những biến động phức tạp, khó lường và nhiều thách thức đan xen”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    CÁC QUỐC GIA THAM GIA “LIÊN MINH XANH”
    Trên thực tế, ngày càng nhiều quốc gia đã, đang và sẽ tham gia vào các “liên minh xanh” nhằm chuyển dịch sang nền kinh tế xanh thông qua các cam kết khu vực và toàn cầu.

    Điển hình là Liên minh châu Âu với Thỏa thuận Xanh 2030 tập trung vào việc giảm thiểu khí thải carbon, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tăng cường vận chuyển xanh và khuyến khích các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các chính phủ và doanh nghiệp khác trên thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, cũng đang đầu tư vào các dự án phát triển xanh để đạt được các mục tiêu tương tự.

    Theo đánh giá gần đây của Ủy ban châu Âu , quy mô thị trường toàn cầu hiện nay cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5 nghìn tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các thị trường truyền thống. Dự báo đến năm 2030, nền kinh tế xanh sẽ tạo ra khoảng 24 triệu việc làm mới trên toàn cầu.

    Tại Mỹ, kinh tế xanh tạo việc làm cho khoảng 9,5 triệu lao động, đóng góp tương đương 1.300 tỷ USD/năm; với các nước OECD con số này là 17,5 triệu lao động, tương đương 2.900 tỷ USD/năm.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng kinh tế xanh đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
    Kinh tế xanh còn tạo cơ hội thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, đô thị - công trình xanh, tài chính xanh…

    Còn theo đại diện của Boston Consulting Group (BCG), xu hướng xanh cũng đang diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc - nền kinh tế có lượng phát thải cao nhất thế giới hiện nay, với sự chuyển đổi mạnh mẽ sang sử dụng các phương tiện giao thông xanh.

    Để đạt được kế hoạch đề ra, Trung Quốc đã tập trung áp dụng chính sách tăng trưởng xanh; trong đó tập trung vào ban hành các tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ phát triển các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh thông qua loạt giải pháp như miễn giảm thuế, hỗ trợ hạ tầng, thủ tục…

    “Việc các quốc gia chủ động trong việc hướng tới nền kinh tế carbon thấp là một hướng đi mang tính đón đầu, góp phần giảm thiểu các nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra cũng như đem đến những lợi ích kinh tế trong tương lai”, đại diện BCG khẳng định.

    TẬP TRUNG VÀO NGÀNH, LĨNH VỰC KÍCH HOẠT LỢI THẾ TỰ NHIÊN
    Với Việt Nam, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tăng trưởng xanh hướng tới sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, hướng tới mục tiêu hiện thực hóa cam kết lịch sử mang tính bước ngoặt của Việt Nam về đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

    [​IMG]
    Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

    Theo ông Nguyễn Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiến lược đã xác định rõ tăng trưởng xanh là giải pháp quan trọng để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thải khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn.

    Theo đó, chiến lược tăng trưởng xanh tập trung vào 10 chủ đề ngành ưu tiên và 8 chủ đề tổng thể như dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững…

    “Với ý nghĩa đó, Việt Nam xác định tăng trưởng xanh là lựa chọn dài hạn để đảm bảo cân đối, hài hòa mục tiêu giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính với sự phát triển và quy mô ngày càng tăng của nền kinh tế”, Bộ trưởng cho biết.

    Kết quả nghiên cứu sơ bộ của BCG với sự hỗ trợ của Tập đoàn SK cho thấy sự chuyển dịch 2 ngành điện gió và điện mặt trời có tiềm năng đóng góp vào GDP lên tới 70-80 tỷ USD, tạo ra khoảng 90-105 nghìn việc làm trực tiếp. Ngoài ra, hệ sinh thái Hydro sạch dựa trên nền tảng năng lượng tái tạo có tiềm năng đóng góp 40-45 tỷ USD vào GDP hàng năm, tạo ra khoảng 40-50 nghìn việc làm, mang lại lợi ích cho cả thị trường nội địa lẫn tiềm năng xuất khẩu đến các nước phát triển trên thế giới.

    [​IMG]
    Toàn cảnh hội nghị.
    Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu như đặt ra tại Chiến lược, Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD đóng góp mỗi năm vào tổng GDP quốc gia vào năm 2050.

    “Trong đó, Việt Nam cần tập trung vào các ngành, lĩnh vực thiết yếu nhất giúp Việt Nam kích hoạt các lợi thế tự nhiên và vươn lên trở thành nước phát triển trên cả ba yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội vào năm 2045”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
  9. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    Nước ta chủ yếu điện than, Quy hoạch điện 8 yêu cầu cắt giảm, có nghĩa là tập trung vào phong điện, thủy điện và điện mặt trời. Thủy điện thì phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, theo mùa, thiếu ổn định. Phong điện và điện mặt trời dự kiến sẽ lên ngôi. HID đang được định giá bèo có đủ lợi thế và bài bản về mảng này ạ.

    Quy hoạch điện 8: Đẩy mạnh cắt giảm điện than

    [​IMG]
    Nguyên Nga
    - ngngathanhnien@gmail.com

    05/05/2023 10:09 GMT+7

    Thông tin từ Bộ Công thương, ngày 4.5, cơ quan này đã tổ chức Hội nghị tham vấn quốc tế về Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) với sự tham gia của hơn 60 đại biểu trong và ngoài nước.


    Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An, Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan lập Quy hoạch điện 8. Trong thời gian qua, Bộ Công thương đã khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự thảo và nhiều lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương phê duyệt Quy hoạch điện 8. Được xem là một quy hoạch ngành rất quan trọng, đặc biệt, sau khi Việt Nam cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26) và tham gia Chương trình Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), việc hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện 8 càng trở nên thách thức nhiều hơn.

    [​IMG]
    Quy hoạch điện 8 tập trung gia tăng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như thuỷ điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời...

    TN

    Về cơ cấu nguồn điện, theo Bộ Công thương, quy hoạch đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện là 158,244 MW (không bao gồm xuất khẩu). Trong đó, thủy điện chiếm 18,5%, nhiệt điện than 19%, nhiệt điện khí trong nước 9,4%, nhiệt điện 14,2%, nhiệt điện gió trên bờ 13,8%, điện mặt trời 13% (được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất)…

    Định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 490,005 - 573.000 MW, thủy điện chiếm 6,3 - 7,3%, không còn sử dụng than để phát điện, nhiệt điện sử dụng sinh khối 4,5 - 6,6%, điện gió ngoài khơi 14,3 - 16%...

    Như vậy, Quy hoạch điện 8 đã có lộ trình cắt giảm mạnh mẽ điện than, đưa mục tiêu phát triển trong vòng 20 năm (từ 2030 - 2050) xóa bỏ hoàn toàn điện than để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí. Đặc biệt, từ nay đến 2030, điện mặt trời được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất...

    Tại hội nghị tham vấn ý kiến các tổ chức quốc tế, Bộ Công thương cũng đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch liên quan đến đảm bảo an ninh cung cấp điện; pháp luật và chính sách; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai; khoa học và công nghệ; sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; hợp tác quốc tế; tăng cường năng lượng trong nước, nội địa hóa thiết bị ngành điện, xây dựng phát triển ngành cơ khí điện; giá điện; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch…

    Các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao tư duy đổi mới trong Quy hoạch điện 8 về phát triển các dự án năng lượng tái tạo, ưu tiên sử dụng tại chỗ để giảm áp lực lên hệ thống truyền tải. Tuy nhiên, một số ý kiến lưu ý quy hoạch cần tập trung thúc đẩy các dự án chậm tiến độ nhiều năm, sớm thực hiện quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi mà Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn so với các nước trong khu vực.

    Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng khẳng định sẽ hoàn thiện nội dung Quy hoạch điện 8 theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hoá thạch, tập trung gia tăng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như thuỷ điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời và sinh khối…. giảm phát thải khí nhà kính.
    Toni92 đã loan bài này
  10. Toni92

    Toni92 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2014
    Đã được thích:
    1.953
    Điện, nước là ngành không thể thay thế được ạ hihi!


    Cổ phiếu điện nước liên tục tăng trần, lướt sóng lời ngay cả chục phần trăm

    ĐỨC MẠNH - Thứ ba, 20/06/2023 07:00 (GMT+7)
    [​IMG]
    Cổ phiếu ngành điện, nước vốn được biết đến thuộc nhóm phòng thủ. Trong những phiên thị trường chứng khoán điều chỉnh gần đây, một số mã đã ngược dòng bứt phá.

    [​IMG]
    Nhiều cổ phiếu diễn biến ngược chiều với nhịp điều chỉnh chung. Đồ hoạ: Đức Mạnh
    Bất chấp nhịp điều chỉnh của thị trường chung, nhiều mã cổ phiếu ngành điện và nước lại ghi nhận nhiều phiên tăng trần liên tiếp. Tiêu biểu là cổ phiếu BTW của CTCP Cấp nước Bến Thành đã bứt phá gần 21% chỉ trong 3 phiên gần nhất lên 37.600 đồng/cổ phiếu.

    Tuy nhiên, khối lượng giao dịch rất nhỏ giọt, hầu hết chỉ vài trăm đơn vị/phiên.

    Nhờ biên độ dao động lớn trên sàn UPCOM mà cổ phiếu TNW đã tăng trưởng 28% sau 4 phiên giao dịch lên 12.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên cũng giống như BTW, giao dịch tại TNW cũng rất hạn chế khi chỉ quanh vài trăm đơn vị mỗi phiên. Nguyên nhân là lượng cổ phiếu tự do ngoài thị trường rất ít. Cơ cấu cổ đông cô đặc với 93% thuộc về 2 tổ chức và 1 lãnh đạo.

    [​IMG]



















    Diễn biến của cổ phiếu TNW. Ảnh: fireant
    Trong 3 phiên gần đây, một số cổ phiếu ngành nước như TDW, CTW cũng có thêm lần lượt 11% và 5%.

    Phía ngành điện, cổ phiếu GLT của CTCP Kỹ thuật Điện Toàn Cầu nhảy vọt hơn 18% chỉ trong 3 phiên giao dịch lên 22.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, nhìn chung nhóm điện đang điều chỉnh mạnh cùng nhịp với thị trường với hàng loạt mã giảm liên tiếp như PC1, HDG, BCG... Một số mã sau khi chạm đỉnh đã đi vào giai đoạn phân phối như NT2, QTP.

    Cổ phiếu điện, nước trước từ trước đến nay vẫn được biến đến là nhóm cổ phiếu phòng thủ. Đây là những nhóm ngành thuộc nhu cầu thiết yếu, được ưa thích bởi những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp.

    Riêng với ngành nước, hoạt động kinh doanh đang được điều chỉnh bởi Nghị định 117/2007/NĐ-CP. Theo đó, mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị đảm trách khiến cho nhiều đơn vị hưởng lợi (như BTW) vì thế độc quyền cao.

    Bên cạnh đó, giá nước dù do chính quyền cấp tỉnh quyết định, nhưng về cơ bản vẫn giúp doanh nghiệp dễ có lãi, thậm chí lãi cao nếu kiểm soát tốt thất thoát. Đây là điểm rất khác so với giá điện do Chính phủ thống nhất quản lý trên cả nước.

    Với ngành điện, ngoài tăng giá điện và phê duyệt Quy hoạch Điện VIII, tình hình thuỷ văn bất lợi dẫn tới tình trạng thiếu điện khiến các doanh nghiệp điện khí, nhiệt điện, năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ tăng sản lượng, qua đó làm tăng kỳ vọng lợi nhuận.

    Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhóm cổ phiếu ngành điện không phù hợp cho đầu tư ngắn hạn vì đây là nhóm ngành phòng thủ khá đặc trưng.

    Ngoài ra, nhóm cổ phiếu này còn có lịch sử chia cổ tức "đều như vắt chanh". Như BTW chia cổ tức bằng tiền mặt 10 năm liên tiếp với tỉ lệ dao động trên 1.000 đồng/cổ phiếu. GLT có tỉ lệ chia cổ tức cao hơn với năm 2022 là 3.000 đồng/cổ phiếu.

Chia sẻ trang này