Hiện có 15 nền kinh tế nặng nợ hơn Hy Lạp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ttvn2009, 08/05/2010.

3420 người đang online, trong đó có 334 thành viên. 09:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1437 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. ttvn2009

    ttvn2009 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    http://www.atpvietnam.com/vn/quocte/53791/index.aspx

    Hiện có 15 nền kinh tế nặng nợ hơn Hy Lạp

    Trong thời gian khủng hoảng tài chính vừa qua, nhiều quốc gia đã phải tăng cường vay nợ từ bên ngoài để trang trải các chương trình kích cầu và giải quyết khó khăn kinh tế trong nước. Thực tế này dẫn tới sự phình to của nợ quốc gia sau khủng hoảng.


    Theo hãng tin tài chính CNBC, thâm hụt ngân sách công, nợ chính phủ và nợ tư nhân đầm đìa là chuyện không hiếm ở các nước phương Tây. Nhưng một phần do khủng hoảng tài chính, một số quốc gia và vùng lãnh thổ có mức nợ tệ hại hơn so với các nước khác.
    CNBC đưa ra định nghĩa nợ nước ngoài của một quốc gia, bao gồm tiền vốn cộng tiền lãi mà chính phủ và các tổ chức trong biên giới quốc gia đó có nghĩa vụ phải trả. Con số này không chỉ bao gồm nợ chính phủ, mà còn cả nợ mà các doanh nghiệp và người dân nước đó phải trả cho các chủ nợ ở bên ngoài biên giới.
    CNBC đã đưa ra một danh sách 20 nền kinh tế có mức nợ nước ngoài so với GDP cao nhất thế giới, từ việc nghiên cứu tình trạng nợ nần của 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới trên cơ sở các số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB). Danh sách này có thể khiến không ít người phải ngạc nhiên, trong đó quốc gia đang chìm đắm trong khủng hoảng nợ Hy Lạp chưa phải là “chúa Chổm”.
    Dưới đây là 20 quốc gia và vùng lãnh thổ gánh mức nợ nước ngoài so với GDP cao nhất, xếp theo thứ tự từ dưới lên:
    20. Mỹ
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 96,5%
    Tổng nợ nước ngoài: 13,77 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009)
    GDP năm 2009 (ước tính): 14,26 nghìn tỷ USD
    19. Hungary
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 121,9%
    Tổng nợ nước ngoài: 225,56 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 184,9 tỷ USD
    18. Australia
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 124,3%
    Tổng nợ nước ngoài: 1,025 nghìn tỷ USD (tính đến quý 2/2009)
    GDP năm 2009 (ước tính): 824,3 tỷ USD
    17. Italy
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 147,4%
    Tổng nợ nước ngoài: 2, 594 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009)
    GDP năm 2009 (ước tính): 1,76 nghìn tỷ USD
    16. Hy Lạp
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 170,5%
    Tổng nợ nước ngoài: 581,68 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 341 tỷ USD
    15. Đức
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 182,5%
    Tổng nợ nước ngoài: 5,13 nghìn tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 2,81 nghìn tỷ USD
    14. Tây Ban Nha
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 186,1%
    Tổng nợ nước ngoài: 2,55 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009)
    GDP năm 2009 (ước tính): 1,37 nghìn tỷ USD
    13. Na Uy
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 202,6%
    Tổng nợ nước ngoài: 553,4 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 273,1 tỷ USD
    12. Phần Lan
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 220,2%
    Tổng nợ nước ngoài: 402,24 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 182,6 tỷ USD
    11. Hồng Kông
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 223,1%
    Tổng nợ nước ngoài: 672,9 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 301,6 tỷ USD
    10. Bồ Đào Nha
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 235,9%
    Tổng nợ nước ngoài: 548,45 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 232,4 tỷ USD
    9. Pháp
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 248%
    Tổng nợ nước ngoài: 5,23 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009)
    GDP năm 2009 (ước tính): 2,11 nghìn tỷ USD
    8. Áo
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 256,2%
    Tổng nợ nước ngoài: 827,9 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 323,1 tỷ USD
    7. Thụy Điển
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 264,3%
    Tổng nợ nước ngoài: 881,5 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 333,5 tỷ USD
    6. Đan Mạch
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 316%
    Tổng nợ nước ngoài: 627,6 tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 198,6 tỷ USD
    5. Bỉ
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 328,7%
    Tổng nợ nước ngoài: 1,25 nghìn tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 381 tỷ USD
    4. Hà Lan
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 376,6%
    Tổng nợ nước ngoài: 2,46 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009)
    GDP năm 2009 (ước tính): 654,9 tỷ USD
    3. Thụy Sỹ
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 382,2%
    Tổng nợ nước ngoài: 1,21 nghìn tỷ USD (tính đến quý 3/2009)
    GDP năm 2009 (ước tính): 317 tỷ USD
    2. Anh quốc
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 425,9%
    Tổng nợ nước ngoài: 9,15 nghìn tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 2,15 nghìn tỷ USD
    1. Ireland
    Nợ nước ngoài (tỷ lệ % so với GDP): 1,312%
    Tổng nợ nước ngoài: 2,32 nghìn tỷ USD
    GDP năm 2009 (ước tính): 176,9 tỷ USD
    (Nguồn: TBKT, 7/5)
  2. ttvn2009

    ttvn2009 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
  3. anh411

    anh411 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Vãi hàng rồi
    Thảm nào DJ đi gần 800 point (tích lũy trong 4 tháng) trong 4 ngày
    [r24)][r24)][r24)]
  4. dtck6688

    dtck6688 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ nhóm nền kinh tế lớn nhất châu Âu chính thức đồng ý cứu Hy Lạp

    Đức đóng góp 22,4 tỷ euro cho gói giải cứu Hy Lạp. Châu Âu ngoài ra còn lập một quỹ khẩn cấp để giám sát tình hình tại Hy Lạp.

    Hy Lạp đang bên bờ vực thẳm
    S&P cho rằng khủng hoảng Hy Lạp sẽ không lan sang châu Á
    Chính phủ Mỹ tuyên bố ủng hộ Hy Lạp

    Quốc hội Đức đã chính thức chấp thuận gói giải cứu khẩn cấp dành cho Hy Lạp. Gói giải cứu này được đưa ra bởi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu.

    Thủ tướng Đức nằm trong nhóm quan chức kinh tế hàng đầu châu Âu yêu cầu áp dụng điều kiện chặt chẽ đối với Hy Lạp

    Quyết định của Đức được đưa ra ở thời điểm nhiều nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu như Pháp, Ý đã chấp thuận gói giải cứu dành cho Hy Lạp.

    Lãnh đạo 16 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu nhóm họp tại Brussels vào tối ngày thứ Sáu để bàn về chi tiết cuối cùng của gói cứu trợ với tổng chi phí 110 tỷ euro tương đương khoảng 140 tỷ USD.

    Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính nhóm nước G7, trong đó bao gồm Mỹ, Anh, Nhật và Canada, ngoài ra là 3 nước thành viên thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu là Đức, Pháp, Ý sắp xếp buổi họp để bàn luận giải quyết những lo lắng về khả năng kiềm chế khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp, ngăn khủng hoảng không lan ra các nước châu Âu khác.

    Đức đóng góp 22,4 tỷ euro cho gói giải cứu Hy Lạp. Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Đức thời gian gần đây đã thể hiện sự ủng hộ với việc cứu Hy Lạp.

    Cả hai chính trị gia cho rằng cứu Hy Lạp không chỉ là giúp đảm bảo ổn định đồng euro mà còn tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực với liên minh kinh tế, chính trị tại châu Âu.

    Bộ trưởng Tài chính Đức tuyên bố: “Nếu mạo hiểm với Hy Lạp, sẽ hết sức mạo hiểm nếu một thành viên thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu phá sản. Chúng ta cần phải loại bỏ bất kỳ nỗ lực tự trả nợ nào của Hy Lạp nếu chúng ta còn muốn giữ ổn định đồng euro.”

    Ngọc Diệp
    Theo Dân Trí/MarketWatch
  5. ttvn2009

    ttvn2009 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý mà đêm qua rơi thảm vậy à
  6. dixuyenquamuaha

    dixuyenquamuaha Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2004
    Đã được thích:
    766
    Chuyện thường tình ở huyện thôi, chẳng có vấn đề gì cả! Việt Nam cũng nợ như chúa chổm đấy. Bác thử kiểm tra lại xem Việt Nam đã phát hành bao nhiêu lần trái phiếu chính phủ ra nước ngoài. Đấy là số tiền nợ đấy các bác ah.
    Bọn Mỹ thì nó phát hành rất nhiều và Trung Quốc là nước mua của nó nhiều nhất đấy!
  7. duongk1987

    duongk1987 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    0
    mie.Lúc DJ tăng lên 11200 thì thằng việt nam có nhúc nhích được tí gì đâu.Các chú cứ bày đặt chim lợn.Cẩn thận các chú thứ 2 cover hàng giá cao đấy.Lại đua trần rùi lại bị xả cho.haha
  8. ttvn2009

    ttvn2009 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Khó giữ lạm phát dưới 7%

    Trình bày tại Ủy ban Thường vụ sáng nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đánh giá tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế nhưng cũng nêu ra khó khăn của việc kiềm chế lạm phát dưới 7%.


    Trong 25 chỉ tiêu thông qua, có 17 chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là con số được Bộ trưởng Võ Hồng Phúc thay mặt Chính phủ đưa ra tại đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nghị quyết của về phát triển kinh tế xã hội năm 2009.
    Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,32% (chỉ tiêu báo cáo là 5,2%); chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,52%, số báo cáo là 7% và thấp hơn đáng kể so với kế hoạch (dưới 10%); tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ giảm 8,9% (trong khi con số báo cáo là -9,9%)… Ông Phúc nhận định, tăng trưởng GDP 5,32% năm 2009 khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
    Tuy nhiên, phần trình bày của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc có lưu ý tình hình giá cả đầu năm tăng khá cao so với năm trước, 4 tháng tăng 4,27% trong khi chỉ tiêu cả năm là dưới 7%. Ông Phúc nhận định các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng, việc tăng giá đầu vào trong nước tiếp tục gây áp lực lớn đến mặt bằng giá cả và lạm phát trong thời gian tới.
    Trong sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cũng thừa nhận có những khó khăn khi thực hiện chỉ số lạm phát mà đã phê duyệt. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giá là yếu tố tâm lý khi điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng và tăng tỷ giá USD.
    Tuy nhiên, ông Ninh lại cho rằng, chỉ số giá cả trong 4 tháng đầu năm có tăng cao hơn so với cùng kỳ một số năm gần đây nhưng không có đột biến. Thêm vào đó, chỉ số giá đang có chiều hướng tăng chậm lại: 1,36% cho tháng 1; 1,96% tháng 2; 0,75% tháng 3; và 0,14% tháng 4.
    Để kiểm soát giá cả trong những tháng cuối năm, Chính phủ dự kiến sẽ không tăng giá điện, giá than bán cho điện trong năm 2010. Bên cạnh đó, các sản phẩm thuộc diện bình ổn giá như xăng dầu, điện, than, sữa, thức ăn chăn nuôi cũng sẽ bị kiểm soát chặt các chi phí kinh doanh và giá thành…
    Trong các mục tiêu của năm 2010 mà Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc trình bày sáng nay, Chính phủ vẫn giữ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% nhưng không nói rõ mục tiêu về lạm phát, chỉ nêu “không để lạm phát cao”.
    Chiều nay, Ủy ban thường vụ sẽ thảo luận về các báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nghị quyết của về phát triển kinh tế xã hội năm 2009, và tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2010
  9. nguyenthanh0982

    nguyenthanh0982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    0

    [r2)][r2)][r2)]
  10. vuanhvanquynh

    vuanhvanquynh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    0
    trời, toàn là mấy nước nhà giàu, cuộc sống như ở thiên đường, thì ra nhảy múa trên nợ.

Chia sẻ trang này